Kiểu kiến trúc hình thái kiến tạo

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 56 - 57)

Kiểu KTHT này bao gồm các kiểu “1” và “2” trên bản đồ Hình 2.7. Biên độ

nâng từ yếu tới mạnh, mạnh nhất là khu vực dãy núi Pò Sen bên bờ phải Sông Hồng. Chiếm ưu thế phải kể tới các kiểu kiến tạo địa lũy dạng bậc (phụ kiểu 2a, 2b và 2c trên bản đồ KTHT Hình 2.7). Kiểu KTHT này đặc trưng là dải núi sườn phía

đông của dãy Fansipan, được xác định phía đông bắc là hệ thống ĐGSH, phía tây nam là đứt gãy Sa Pa và phía ĐN - thung lũng Nậm Chăn. Đây là bậc địa hình thấp, phần sườn bên ngoài của dãy Fansipan. Kiểu KTHT này bao gồm các khối được nâng lên với cự ly khác nhau, tạo 3 bậc chính (500m, 1.000m và 2.000m). Đây là

địa hình núi trung bình (loại cao - độ cao tuyệt đối 1000-1.600m) sườn núi dốc.

Đường chia nước khá rõ, mật độ chia cắt ngang từ 1-1,5km/km2, độ chia cắt sâu 200-500m. Lớp phong hóa trên mặt dày khoảng 3-5m. Quá trình ngoại sinh chủ yếu có nguồn gốc bóc mòn xâm thực. Trong khu vực đá trầm tích địa hình có bề mặt tương đối bằng phẳng. Ở vùng xung quanh Sa Pa địa hình cấu tạo trên đá có tuổi Cambri, thường tạo thành các đồi tròn, hai bên sườn thoai thoải, lớp phong hóa kiểu bóc vỏ khá đồng đều. Nhưng hai bên thì hầu hết đã bị rãnh xâm thực nông chia cắt, có nơi rãnh chia cắt chạy sát đường chia nước. Mặt sườn lồi có độ dốc khoảng 15- 200. Độ cắt sâu khoảng 300-500m. Mặt sườn gập ghềnh mấp mô, phát triển các rãnh xâm thực nhỏ, quanh co. Mật độ chia cắt 1,5-2km2. Độ chia cắt sâu 300-600m có nơi đến 700m. Tầng tàn tích trên mặt ở khu vực km32 quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Sa Pa dày đến 3-6m, màu đỏ, còn những nơi khác mỏng hơn [79].

Có biên độ nâng yếu hơn là kiểu KTHT kiến tạo địa lũy phân bố dọc bờ trái sông Hồng, điển hình là DNCV. Dãy núi này được giới hạn bởi nhánh ĐGSH và

ĐGSC. Hệ thống núi dạng tuyến tây bắc đông nam kéo dài trên 40km và rộng khoảng 30km cao nhất là ở phía tây làng Khay (1.450m) và thấp dần về phía tây bắc xuống 750-400m. Địa hình nhô cao chênh lệch so với hai bên lên tới 700-1.000m,

đường chia nước liên tục kéo dài, trên đó tồn tại các bề mặt tương đối bằng phẳng (vết tích của bề mặt san bằng còn sót lại). Sườn bị phá hủy mạnh, độ dốc từ 35-450, có nhiều vách đổ lởở các độ cao khác nhau.

Mạng lưới sông suối phát triển dạng lông chim với độ CCN từ 2-2,4km/km2, các suối chuyển bậc nhanh và thẳng có trắc diện dọc dốc, nhiều thác, trắc diện ngang có dạng chữ “V” hẹp. Dãy núi hình thành trên đá biến chất tuổi Proterozoi đã trải qua quá trình phát triển lục địa lâu dài. Vì vậy cấu trúc địa chất không được phản ánh rõ nét trên địa hình. Trong khi đó, hình thái của địa hình bộc lộ nhiều hơn mối quan hệ phụ thuộc vào tính chất nâng địa lũy TKT.

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)