Vùng nguồn Sông Hồng, Mmax.qs= 5.5;

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 112 - 116)

4) Vùng nguồn Sông Đà, Mmax.qs= 5.4;

5) Vùng nguồn Sông Mã, Mmax.qs.= 6.8;

6) Vùng nguồn Sông Cả, Mmax.qs= 6.3;

3.2.1.4. Mi tương quan gia biu hin động đất và các yếu t kiến to

Trên bản đồ phân bố chấn tâm động đất ở khu vực miền bắc Việt Nam thời kỳ 1903-1993 (Hình 3.11) và các động đất ghi nhận được trong lịch sử cho thấy mối liên quan chắt chẽ giữa động đất với các đứt gãy sâu. Dưới đây sẽ trình bày những nét chính về mối tương quan giữa biểu hiện động đất và các yếu tố kiến tạo.

Miền Bắc là nơi có hoạt động động đất mạnh nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phần lớn động đất đã xảy ra ở đây, với 3 trận động đất mạnh với magnitude

đạt tới 6,6 - 6,7 độ richter đã quan sát thấy trong thế kỷ 20. Tất cả các chấn tiêu

động đất đều nằm trong lớp vỏ Trái đất, ởđộ sâu không quá 35 km.

Hình 3.11: Sơđồ phân bố chấn tâm động đất miền Bắc Việt Nam và lân cận

Có nhiều cơ sở để cho rằng sự va chạm của mảng Ấn Độ và Âu Á đã gây ra sự biến dạng và kéo dài của các cấu trúc trên phần tây nam Trung Quốc, và chính sự

va chạm này là nguồn gốc của phần lớn hoạt động kiến tạo cũng nhưđịa chấn của phần phía bắc lãnh thổ Việt Nam .

Theo Nguyễn Đình Xuyên và nnk (1985) [163], chấn tâm các trận động đất có magnitude lớn hơn 4,5 xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam không phân bố rải rác, mà tập trung thành từng đới hẹp trùng với một sốđới phá huỷ kiến tạo. Các đới phá huỷ

và đứt gẫy này đều có lịch sử phát triển lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn địa chất khác nhau và đều hoạt động trong giai đoạn Tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại. Nhiều

đứt gãy trong số này đóng vai trò ngăn cách các cấu trúc địa chất chính trên lãnh thổ.

ĐGSH từng là đứt gẫy sâu phân đới trong nhiều giai đoạn phát triển kiến tạo của lãnh thổ và được tái hoạt động trong giai đoạn Tân kiến tạo và kiến tạo trẻ. Có

thể tin rằng những chuyển động trượt bằng phải dọc theo các đứt gãy này đã gây ra những trận động đất lịch sử tại Hà Nội vào những năm (1278, 1283) và các trận

động đất ở Lục Yên năm (1953) (M=4,7) và năm (1954) (M=5,4).

Tại đông bắc Bắc Bộ, động đất tập trung chủ yếu trong hai đứt gẫy sâu Cao Bằng-Tiên Yên và Đông Triều ngăn cách trũng Hà Nội với vùng uốn nếp duyên hải Bắc Bộ. Trận động đất Bắc Giang (năm 1961) có magnitude 5,3-5,9 có cơ cấu chấn tiêu dạng dịch chuyển trượt bằng trái đồng nhất với đứt gẫy Đông Triều.

Ở khu vực Tây Bắc là nơi đã từng xảy ra các trận động đất mạnh nhất trên lãnh thổ nước ta và phân bố chủ yếu trên các hệđứt gãy sâu phân đới như các đứt gãy Mường La-Bắc Yên, Phong Thổ, Sông Đà, Sơn La, Sông Mã, Pu Mây Tun, cũng như hệ đứt gãy phương kinh tuyến Lai Châu - Điên Biên và một số đứt gãy sâu chia cắt phức nếp lồi Sông Mã, đới Mường Tè.

Một đặc điểm đáng chú ý nữa của hoạt động động đất trên lãnh thổ miền Bắc Việt Nam là sự thay đổi độ sâu chấn tiêu từ đới này sang đới khác, nhưng trong phạm vi từng đới thì độ sâu chấn tiêu ít thay đổi.

Như vậy, có thể kết luận rằng biểu hiện động đất ở Việt Nam nói chung và trong khu vực nghiên cứu nói riêng có tính phân đới và liên quan khá chặt chẽ với các đới phá huỷ và các đứt gãy sâu hoạt động. Mối liên quan phát sinh động đất và

đứt gãy là một quy luật chung của hoạt động động đất, đã được chứng minh rõ ràng trong các công trình nghiên cứu động đất Việt Nam và trên thế giới. Sự tồn tại đứt gãy sâu hoạt động là điều kiện cần của khả năng phát sinh động đất. Điều kiện này

đã được chứng minh cho khu vực nghiên cứu và được sử dụng để xác định vùng phát sinh động đất trong khu vực này.

3.2.2. Chuyển động kiến tạo hiện đại dọc đới ĐGSH

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, hầu hết các ngành khoa học đã và đang hướng tới việc định lượng hoá các hiện tượng hay các quá trình của tự nhiên. Đối với các chuyển động kiến tạo hiện đại, có nhiều phương pháp và công cụ nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, để tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của và đưa ra được các con số định lượng chính xác về chuyển động hiện đại của vỏ Trái đất, cho đến nay việc ứng dụng công nghệ GPS được cho là tối

ưu nhất. Bằng việc sử dụng các máy thu 2 tần số với các phần mềm xử lý số liệu có kết hợp ngày một nhiều các lớp thông tin như mô hình tầng điện ly, mô hình tầng

đối lưu, mô hình thuỷ triều,…, đã giúp việc xác định (vị trí và vận tốc chuyển dịch)

chuyển dịch (nếu có) của lớp vỏ bề mặt Trái đất trong khoảng thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, trong nghiên cứu này, NCS đã ứng dụng công nghệ GPS để đo đạc, tính toán các chuyển dịch kiến tạo hiện đại dọc đới ĐGSH.

Số liệu đo GPS tại mỗi chu kỳ cho phép xác định các thành phần toạ độ của

điểm đo cùng với sai số trung phương toạđộứng với thời gian đo. Từđó, trên cơ sở

chuỗi số liệu đo các chu kỳ, có thể tính được biên độ dịch chuyển của điểm trong khoảng thời gian giữa các chu kỳ đo và tiếp theo khái quát được vận tốc chuyển dịch trung bình hàng năm của điểm, của khối cấu trúc và vận tốc biến dạng tại một

địa phương cụ thể. Tuỳ thuộc việc đối sánh tốc độ của mạng lưới các điểm đo trong các khung tham chiếu mà đấy có thể là chuyển dịch tuyệt đối (trong “Khung tọa độ

mặt đất quốc tế -ITRF”) hay chuyển dịch tương đối giữa các khối hay các mảng kiến tạo với nhau (Khung tọa độđịa phương).

3.2.2.1. Chuyn động kiến to hin đại theo tài liu GPS xung quanh khu vc nghiên cu nghiên cu

Trên phạm vi toàn cầu, thông qua mạng lưới quan trắc liên tục, IGS (Intemational GPS Service - Tổ chức dịch vụ GPS Quốc tế phục vụ Địa động lực)

đã thu được hệ thống các số liệu và được xử lý tại trường Đại học Công nghệ

California (California Institute of Technology) với sự hợp tác chặt chẽ với cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ, đã xác định được vận tốc và xây dựng được sơ đồ

chuyển dịch trên quy mô toàn cầu và của nhiều khu vực (mảng) khác nhau. Ở khu vực Đông Nam Á, kết quả của Đề án GEODYSSEA đã xây dựng được trường vận tốc chuyển động ngang của các điểm đo trong ITRF-94, ở đó mảng INDO- AUSTRALIA đang chuyển động về phía bắc và chui dưới SUNDA theo hướng

đông bắc với vận tốc khoảng 7cm/năm, dọc theo địa hào Java; trong khi đó, từ phía

đông nam, mảng Philipin đang trượt chui xuống dưới Sunda theo hướng tây bắc với vận tốc 7cm/năm ở phía bắc và 9cm/năm ở phần phía nam. Trong phạm vi quốc gia, hàng loạt các nước xung quanh nước ta cũng đã và đang xây dựng mạng lưới các trạm đo GPS nhằm mục đích tính toán các chuyển dịch kiến tạo hiện đại, dự báo

động đất và sóng thần cũng như các mục đích nghiên cứu khác. Đi tiên phong là các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Indonesia, Thái Lan, ...

Đặc biệt trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc, công bố gần đây của Zheng- Kang Shen và nnk (2005) [115], bằng việc tổng hợp các dữ liệu GPS của mạng lưới CMONOC và các dự án khác từ 1998-2004, đã tính toán tốc độ chuyển dịch hiện

dạng phức tạp của lớp vỏ khu vực. Đáng kể nhất là biến dạng trượt trái dọc đứt gãy Xianshuihe với tốc độ 10-11mm/năm, dọc đới đứt gãy Anninghe-Zemuhe- Xiaojiang là 7mm/năm, chuyển động trượt phải 2mm/năm dọc theo đới đứt gãy tây bắc gần phía nam chấn đoạn đứt gãy sông Lancang và trượt trái 3mm/năm dọc đứt gãy Lijiang. Kết quả cũng thể hiện sự biến dạng không đáng kểở hiện tại dọc chấn

đoạn phía nam của ĐGSH.

3.2.2.2. Chuyn động kiến to hin đại dc đới ĐGSH theo tài liu GPS

Một phần của tài liệu đặc điểm phát triển địa hình trong mối liên quan với địa động lực hiện đại đới đứt gãy sông hồng (Trang 112 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)