Tăng cƣờng phòng chống dịch bệnh

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 116 - 117)

a. Căn cứ để đƣa ra giải pháp

Qua phần thực trạng cho thấy tình hình ô nhiễm môi trƣờng diễn ra ở nhiều vùng nuôi thủy sản trong tỉnh, nhất là tại các vùng nuôi tôm hùm và nuôi tôm sú. Nhiều vùng nuôi tôm sú hiện nay ngƣời dân vẫn bỏ đìa không chƣa dám thả lại, quanh khu vực các lồng nuôi tôm hùm ở vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm. Do đó, cần thiết phải tiến hành cải tạo môi trƣờng vùng nuôi, tăng cƣờng phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

b. Nội dung của giải pháp

- Thông qua quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản trên biển kiên quyết sắp xếp số lƣợng lồng nuôi theo quy hoạch cách xa các nguồn ô nhiễm để đề phòng dịch bệnh.

- Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát môi trƣờng nuôi để cảnh báo sớm xu hƣớng biến đổi bất lợi cho ngƣời nuôi.

- Thực hiện công tác kiểm định chất lƣợng con giống, thuốc thú y thủy sản, thức ăn công nghiệp đặc biệt kiểm tra dƣ lƣợng thuốc kháng sinh.

- Đầu tƣ, hoàn thiện tổ chức kiểm định, kiểm dịch cho khuyến ngƣ các địa phƣơng.

- Khuyến khích các hộ đầu tƣ tự trang bị các trang thiết bị kiểm tra chất lƣợng nƣớc nuôi tại chỗ.

- Đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ nuôi trồng thủy sản trên biển.

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao tính cộng đồng cho ngƣời tham gia đầu tƣ nuôi trồng thủy sản trên biển.

c. Hiệu quả giải pháp mang lại

Nếu giải pháp này đƣợc thực hiện tốt sẽ giảm thiểu rủi ro rất lớn trong nuôi trồng thủy sản cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 116 - 117)