cho việc nuôi đại trà.
3.2.2.4. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản thủy sản
a. Căn cứ để đƣa ra giải pháp
Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy nuôi trồng phát triển, trƣớc thực trạng diện tích nuôi trồng đang ngày càng thu hẹp do các dự án công nghiệp và du lịch thì việc đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng thủy sản là điều cần thiết nhằm góp phần làm tăng sản lƣợng nuôi trồng.
b. Nội dung của giải pháp
- Tiếp tục phối hợp với các cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình sản xuất các loại giống thủy sản nƣớc lợ, đặc biệt là giống tôm sú sạch bệnh không sử dụng các loại kháng sinh bị cấm.
- Tiếp thu công nghệ sản xuất tôm sú bố mẹ sạch bệnh để góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm tôm bố mẹ. Đây là vấn đề kỹ thuật lớn kể cả về trình độ khoa học cũng nhƣ kinh phí nên cần khuyến khích việc liên kết với các công ty nƣớc ngoài đã có thành tựu trong việc sản xuất tôm bố mẹ (hiện nay Viện nghiên cứu thủy sản I đã liên kết với công ty Moena – USA để sản xuất tôm bố mẹ sạch bệnh tại Ninh Thuận rất có triển vọng).
- Khuyến khích mô hình nuôi thủy sản nƣớc lợ sử dụng vi sinh ít thay nƣớc.
- Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dƣỡng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên nuôi trồng thủy sản.
- Khuyến khích nuôi tôm 1 vụ/năm kết hợp với các loại thủy sản khác.
c. Hiệu quả giải pháp mang lại