Thực trạng cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 96 - 134)

2.2.4.1. Hệ thống cảng cá, bến cá và dịch vụ hậu cần nghề cá

a. Hệ thống các cảng cá, bến cá trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Bảng 2.24: Bảng thống kê các cảng cá, bến cá tỉnh Khánh Hòa năm 2009. Huyện, Thị xã, Thành phố Cảng cá bến cá Số tàu có thể tiếp nhận Hình thức quản lý Nha Trang 1.Cù Lao 150 Nhà nƣớc quản lý 2.Vĩnh Trƣờng 200 Nhà nƣớc quản lý 3.Hòn Rớ 300 Nhà nƣớc quản lý Cam Ranh 1.Đá Bạc 120 Nhà nƣớc quản lý 2.Lăng Ông 130 Hình thành tự phát

3.Cầu Bà Thủy 20 Bến cá tƣ nhân

4. Cầu Ông Hƣởng 20 Bến cá tƣ nhân

5.Bến cá Ông Rạng 20 Bến cá tƣ nhân

1.Đại Lãnh 150 Hình thức tự phát

2.Vạn Giã 100 Hình thức tự phát

Vạn Ninh 4.Vạn Thắng (thôn Quản Lợi) 40 Bến cá tƣ nhân 5.Vạn Hƣng (thôn Xuân Tự) 20 Hình thức tự phát 6.Vạn Hƣng (thôn Xuân Hà) 20 Hình thức tự phát

7.Đầm Môn 100 Hình thức tự phát

8.Khải Lƣơng 100 Hình thức tự phát

Ninh Hòa 1.Lƣơng Sơn 150 Hình thức tự phát

2.Ninh Thủy 20 Hình thức tự phát

Nguồn: Sở NN & PTNT Khánh Hòa.

Trong những năm qua bằng nguồn vốn từ ngân sách trung ƣơng và địa phƣơng ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã chú trọng đầu tƣ xây dựng và nâng cấp các cảng cá, bến cá để phục vụ ngành khai thác thủy sản ngày một tốt hơn. Hiện tại toàn tỉnh có tất cả 18 cảng cá, bến cá trong đó tại thành phố Nha Trang có 2 cảng cá và 1 bến cá tất cả đều do nhà nƣớc quản lý, 2 cảng cá là Hòn Rớ và Vĩnh Trƣờng đƣợc đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách trung ƣơng; tại thị xã Cam Ranh có 1 cảng cá là cảng cá Đá Bạc và 4 bến cá trong đó có 1 bến cá hình thành tự phát và 3 bến cá tƣ nhân; tại huyện Vạn Ninh có 1 cảng cá là Đại Lãnh và 7 bến cá tất cả đều hình thành tự phát chỉ có 1 bến cá Vạn Thắng là của tƣ nhân; huyện Ninh Hòa có 2 bến cá nhung đều hình thành tự phát.

b. Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá

Trong những năm qua tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng đầu tƣ, xây dựng hoàn thiện hệ thống các cảng cá, bến cá, khu tránh trú bão, nạo vét luồng lạch trên cơ sở nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Đã hoàn thiện hệ thống các cửa hàng bán ngƣ lƣới cụ trên địa bàn tỉnh và củng cố các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Cụ thể trong 8 năm qua (2002-2009) tỉnh đã đầu tƣ 135 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy sản. Đã lập và triển khai 9 dự án nhƣ: Dự án đóng mới tàu khai thác Xa bờ; Dự án Chợ thủy sản nam trung bộ; Dự án nâng cấp Cảng cá Hòn Rớ; Dự án xây dựng CSHT khu dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc Hòn Ông; Dự án Nạo vét dòng sông Tắc Nha Trang; Dự án nâng cấp bến cá Đá Bạc Cam Ranh; Dự án Khu neo đậu tránh trú bão Đại Lãnh

– Đầm Môn – Vạn Ninh; Dự án xây dựng đƣờng cơ động và bến cập tàu tại xã Cam Bình; Dự án Cảng cá Đại lãnh – Vạn Ninh.

2.2.4.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản

Cơ sở hạ tầng NTTS trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có những bƣớc phát triển vƣợt bậc hàng loạt dự án nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi, vùng sản xuất và kiểm định giống thủy sản đã đƣợc triển khai thực hiện trong thực tế với tổng nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc tính từ năm 2002 đến năm 2009 lên đến 114,834 tỷ đồng. Tính đến năm 2009, từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc ngành thủy sản tỉnh Khành Hòa đã lập và triển khai đƣợc 7 dự án về nuôi trồng thủy sản nhƣ: dự án Khu nuôi tôm công nghiệp Cam Thịnh Đông – Cam Ranh; dự án Khu nuôi tôm công nghiệp Dốc Đá Trắng – Vạn Ninh; dự án xây dựng trại thực nghiệm NTTS Ninh Lộc – Ninh Hòa; dự án Quy hoạch vùng mặt nƣớc Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh và Vịnh Vân Phong; Đề án quy hoạch Phát triển tổng thể phát triển ngành Thủy sản Khánh Hòa đến 2015, có tính đến 2020; dự án Thủy lợi hóa vùng nuôi tôm sú thịt Ninh Lộc – Ninh Hòa; dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi tôm hùm lồng Cam Bình. Trong lĩnh vực sản xuất giống trong những năm qua tỉnh đã triển khai đƣợc 4 dự án đó là: dự án Trại giống quốc gia ở Dốc Đá Trắng – Vạn Ninh; dự án Khu trại giống hải sản Sông Lô – Nha Trang; dự án Vùng sản xuất và kiểm định tôm sú giống Cam Lập – Cam Ranh; dự án Vùng sản Xuất và kiểm định tôm sú giống Ninh Vân – Ninh Hòa.

2.2.4.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến và thƣơng mại thủy sản

Trong những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chế biến thủy sản trong các khu công nghiệp nhƣ khu công nghiệp Suối Dầu ở Diên Khánh, khu công nghiệp Bình Tân… đã thu hút nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, ngoài tỉnh và nƣớc ngoài vào đầu tƣ. Tỉnh đã có chủ trƣơng và đƣa ra nhiều chính sách hỗ trợ để di dời các cơ sở chế biến thủy sản lớn đang sản xuất trên nội thị thành phố Nha trang, thị xã Cam Ranh ra các khu công nghiệp có quy hoạch cho chế biến thủy sản. Ngành thủy sản đã lập quy hoạch các cụm công nghiệp chế biến và thƣơng mại thủy sản tập trung đang trình UBND tỉnh phê duyệt.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc của ngành thủy sản Khánh Hòa trong những năm qua năm qua

Trong 5 năm qua, dƣới sự lãnh đạo của tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh, ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã từng bƣớc phát triển và gặt hái đƣợc các thành tựu nhất định, cụ thể nhƣ sau:

Về khai thác thủy sản:

Trong những năm qua khai thác thủy sản đã có nhiều tiến bộ, sản lƣợng khai thác tăng đều qua các năm, nhất là sản phẩm nguyên liêu xuất khẩu. Sản lƣợng khai thác hàng năm tăng bình quân 2,23%. Năng lực sản xuất ngày một phát triển mạnh theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tàu thuyền công suất lớn trang bị hiện đại có tăng lên, trình độ khai thác của ngƣ dân không ngừng đƣợc nâng cao. Nghề nghiệp khai thác không ngừng đƣợc cải tiến, đa dạng. Khai thác thủy sản xa bờ bƣớc đầu đem lại kết quả tốt, đời sống của ngƣ dân ngày một khá lên.

Về nuôi trồng thủy sản:

Trong 5 năm qua ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh đã gặt hái đƣợc những thành tựu nhất định tổng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng lên với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,04%. Đối tƣợng nuôi ngày càng đa dạng, tình hình nuôi nƣớc lợ và nuôi biển có nhiều chuyển biến tích cực, các đối tƣợng nuôi chính nhƣ tôm sú, tôm hùm sau một thời gian chững lại vì bị dịch bệnh thì nay đã dần phát triển trở lại.

Về chế biến thủy sản:

Sản lƣợng và giá trị kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, cơ cấu mặt hàng ngày càng đa dạng, tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàng cấp siêu thị, hàng ăn liền ngày càng tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về dịch vụ hậu cần nghề cá:

Cơ sở hạ tầng nghề cá trong những năm qua đã đƣợc quan tâm xây dựng và hoàn thiện hơn, nhiều dự án đã đƣợc lập và triển khai thực hiện đã tạo điều kiện cho khai thác, nuôi trồng và chế biến phát triển.

2.4.2. Những tồn tại của ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua

Nghề cá tỉnh Khánh Hòa có trình độ phát triển cao hơn các tỉnh lân cận nhƣ Phú Yên, Ninh Thuận nhƣng có thể nhận định là trình độ sản xuất kinh doanh vẫn ở trình độ thấp về phát triển khai thác cũng nhƣ cơ sở chế biến thủy sản. Trong 5 năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì ngành thủy sản Khánh Hòa vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần phải tìm các biện pháp để khắc phục, cụ thể nhƣ sau:

2.4.2.1. Khai thác thủy sản

Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì ngành khai thác thủy sản vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần phải có giải pháp khắc phục. Những vấn đề tồn tại trong ngành khai thác thủy sản của tỉnh Khánh Hòa là:

- Cơ cấu tàu thuyền khai thác chƣa hợp lý, số tàu thuyền công suất nhỏ hơn 20CV tăng quá nhanh gây áp lực lớn lên trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản ven bờ do đó cần có chính sách xắp xếp lại cơ cấu tàu thuyền khai thác trong tỉnh cho phù hợp.

- Cƣờng độ đánh bắt thủy sản ở vùng vịnh, gần bờ quá lớn dẫn tới cạn kiệt nguồn lợi trong khi việc đầu tƣ đánh bắt xa bờ còn chƣa đáp ứng đƣợc tiềm năng do nguồn vốn từ nhà nƣớc ít, nguồn vốn trong dân hạn hẹp mà việc vay vốn tín dụng lại gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế cũng nhƣ tín chấp không đảm bảo.

- Các nghề có khả năng khai thác xa bờ của tỉnh Khánh Hòa phát triển còn chậm, trang thiết bị trên tàu còn thô sơ chƣa đáp ứng đƣợc việc khai thác thủy sản xa bờ, số tàu thuyền khai thác thủy sản xa bờ so với các tỉnh khác là không nhiều trong khi đó ngƣ trƣờng tại Khánh Hòa thuận lợi để phát triển nghề khai thác xa bờ do đó cần phải có giải pháp để thúc đẩy ngành khai thác xa bờ phát triển hơn nữa.

- Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản còn chậm; chất lƣợng nguồn lao động tham gia khai thác thủy sản không cao, ngƣ dân ít đƣợc học hành, trình độ văn hóa có tới 90% chƣa phổ cập chƣơng trình giáo dục cơ sở.

2.4.2.2. Nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh trong 5 năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, cụ thể nhƣ sau:

- Nuôi trồng thủy sản tập trung phát triển mạnh ở các vùng nƣớc lợ (tôm sú) nhƣng tiềm năng về diện tích không thể tăng thêm và còn có khả năng bị thu hẹp do

việc đầu tƣ các ngành nghề khác có sử dụng nguồn tài nguyên biển đặc biệt là ngành du lịch. Nuôi trồng thủy sản nhìn chung vẫn ở trình độ quảng canh, bán thâm canh không bền vững do quản lý môi trƣờng yếu kém thƣờng xuyên xẩy ra dịch bệnh.

- Trong những năm qua để thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế biển Khánh Hòa đã mạnh dạn đầu tƣ phát triển nuôi biển (cá, tôm hùm, rong sụn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ…) nhƣng việc phát triển nóng vội không theo quy hoạch đã dần gây ra những bức xúc về môi trƣờng nuôi trồng cũng nhƣ dịch bệnh điển hình là dịch tôm hùm sữa trong năm 2007.

2.4.2.3. Về chế biến thủy sản

- Chế biến thủy sản xuất khẩu trong 5 năm qua đã có những cố gắng vƣợt bậc tạo ra sự đột biến về giá trị xuất khẩu nhƣng nhìn chung các cơ sở chế biến sản xuất đều đã và đang sử dụng dây chuyền cũ, lạc hậu, chắp vá, quản lý yếu kém dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Đa số các cơ sở chế biến nhỏ lại nằm trong khu vực dân cƣ nên gây ô nhiễm môi trƣờng và khả năng phải di dời ra ngoại thành là tất yếu.

- Tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất vẫn thƣờng xuyên xảy ra.

2.4.2.4. Về cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá

- Hệ thống cơ sở hậu cần nghề cá (cảng cá, chợ cá,…) tuy đã đƣợc đầu tƣ của nhà nƣớc nhƣng chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng 40% nhu cầu.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản tuy đã đƣợc đầu tƣ của nhà nƣớc nhƣng vẫn còn thiếu đồng bộ nhất là khu vực nuôi trồng thủy sản mặn lợ (tôm sú) nên dễ xẩy ra ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh hạn chế hiệu quả sản xuất.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA

3.1. Phƣơng hƣớng phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa

3.1.1. Quan điểm phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2020

Khánh Hòa là tỉnh trung tâm của Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện về nguồn lợi, tiềm năng để phát triển kinh tế thủy sản. Là một trong các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh thủy sản Khánh Hòa phải phát triển năng động, bền vững để góp phần tích cực vào GDP của tỉnh, việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 đã đƣợc Thủ Tƣớng chính phủ phê duyệt và chiến lƣợc kinh tế biển đã đƣợc UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt trên cơ sở quán triệt chủ trƣơng Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV trong 10 năm tới thủy sản vẫn đƣợc xác định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Quan điểm phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2020 đƣợc xác định nhƣ sau:

i) Xây dựng ngành thủy sản phát triển ổn định, bền vững cho hiện tại và tƣơng lai trên cơ sở đẩy mạnh tốc độ phát triển nghề cá nhân dân theo các định hƣớng hiệu quả gắn liền với bảo vệ môi trƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo lập đƣợc hệ thống kinh tế sản xuất hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

ii) Bố trí, định vị phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành phù hợp với kinh tế thị trƣờng, thị hiếu tiêu dùng trên cơ sở khai thác tốt các lợi thế về tiềm năng nguồn lợi thủy sản, vị trí địa lý, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất đã đƣợc đầu tƣ, nguồn lực của các thành phần kinh tế đã và đang tham gia sản xuất kinh doanh thủy sản; đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ từ các chƣơng trình phát triển kinh tế thủy sản của chính phủ, Bộ NN&PTNT, các nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) nƣớc ngoài.

iii) Quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế thủy sản phải kết hợp chặt chẽ với các yếu tố kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, phối hợp với các ngành kinh tế khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong tỉnh cùng phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống và trình độ dân trí, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng ven biển.

iv) Tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc trên cơ sở nhất quán phát triển nghề cá nhân dân (nhiều thành phần kinh tế) ở tất cả các lĩnh vực thuộc ngành thủy sản. Có chính sách tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, hỗ trợ khoa học công nghệ, thông tin ngƣ trƣờng, thị trƣờng đào tạo nguồn nhân lực, vốn ƣu đãi. Vận động mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh trong ngành thủy sản nhận thức đúng vai trò, quyền lợi, trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trƣờng sinh thái để ngành phát triển bền vững và đúng theo định hƣớng quy hoạch.

3.1.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển ngành thủy sản Khánh Hòa đến năm 2020 2020

3.1.2.1. Phƣơng hƣớng phát triển

Về khai thác thủy sản:

- Chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền:

+ Cấm đóng mới các tàu cá nghề lƣới kéo có công suất dƣới 90 CV

+ Cấm đóng mới các tàu cá nghề khác có công suất dƣới 30 CV

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế đóng mới tàu khai thác công suất lớn trên 90 CV để vƣơn ra xa bờ, đại dƣơng.

- Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề:

+ Cấm khai thác đối với các phƣơng tiện đánh bắt mang tính hủy diệt tận thu nhƣ: sử dụng điện, chất độc, thuốc nổ, các nghề sử dụng lƣới có kích thƣớc nhỏ hơn quy định, nghề lƣới kéo hoạt động ven.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 96 - 134)