Rà soát lại quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản nƣớc lợ

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 111 - 113)

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản thì cần phải tập trung mọi nguồn vốn, không ngừng mở rộng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đội tàu khai thác thủy sản xa bờ, mua máy móc trang thiết bị hiện đại để trang bị cho các đội tàu khai thác. Để làm đƣợc điều này cần một lƣợng vốn đầu tƣ rất lớn do đó ngành thủy sản Khánh Hòa cần có các giải pháp khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào lĩnh vự khai thác thủy sản, cụ thể giải pháp này nhƣ sau:

b. Nội dung của giải pháp

- Gắn công trình đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá với các công trình kinh tế của chính phủ, Bộ NN&PTNT và tỉnh Khánh Hòa để tranh thủ tối đa nguồn vốn ngân sách.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá và phƣơng tiện khai thác xa bờ. Hạn chế và tiến tới loại bỏ các loại tàu khai thác gần bờ (< 23CV).

c. Hiệu quả giải pháp mang lại

Sẽ thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ từ mọi thành phần kinh tế đầu tƣ vào lĩnh vực khai thác thủy sản từ đó làm cho ngành công nghiệp khai thác thủy sản ngày càng phát triển.

3.2.2. Giải pháp về nuôi trồng thủy sản

3.2.2.1. Rà soát lại quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản nƣớc lợ a. Căn cứ để đƣa ra giải pháp a. Căn cứ để đƣa ra giải pháp

Qua phần thực trạng ta thấy tình trạng nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ trong những năm qua bị ảnh hƣởng rất nhiều bởi các dự án công nghiệp, du lịch của tỉnh làm cho

diện tích nuôi trồng bị thu hẹp lại; có nhiều dự án thực hiện dây dƣa, kéo dài hoặc chỉ quy hoạch treo làm ảnh hƣởng đến tình hình nuôi trồng của bà con nông dân. Do đó, cần thiết phải tiến hành rà soát lại quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản nƣớc lợ để làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020 đƣợc tốt hơn.

b. Nội dung của giải pháp

- Trên cơ sở quy hoạch phát triển thủy sản giai đoạn 2015 có tính đến 2020 tiến hành rà soát lại quy hoạch chi tiết các vùng nuôi thủy sản nƣớc lợ ở các vùng Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh, Cam Lâm, Nha Trang để phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế đến 2015 của từng địa phƣơng, với phƣơng châm “cùng phát triển có lợi” tránh tình trạng các dự án quy hoạch cho các ngành kinh tế khác nhƣ du lịch, đóng tàu, cảng biển chiếm đất nuôi trồng của dân nhƣng lại treo quy hoạch không thực hiện hoặc thực hiện với tiến độ chậm ảnh hƣởng đến nuôi trồng thủy sản.

- Các cán bộ quản lý thủy sản nhất là các vùng nuôi trọng điểm cần phải có thái độ dứt khoát trong phản biện các dự án của các ngành kinh tế khác xây dựng liền kề với vùng nuôi có khả năng gây ô nhiễm ảnh hƣởng đến nuôi thủy sản.

- Trên cơ sở phân tích khoa học diện tích nuôi thủy sản nƣớc lợ của Khánh Hòa nên giữ ở mức ổn định từ 4500 – 5000 ha nhƣ hiện nay việc tăng diện tích nuôi trồng từ các diện tích sản xuất nông nghiệp năng suất thấp trong giai đoạn đến 2015 nên cân nhắc kỹ tránh việc chạy theo chỉ tiêu phát triển diện tích gây ra hậu quả phá vỡ cân bằng an ninh lƣơng thực. Đồng thời việc lấy đất nuôi thủy sản sang phát triển ngành kinh tế khác cũng phải hạn chế tối đa. Việc chuyển đổi phải đƣợc thông qua dự án có tính khả thi cao và đƣợc UBND tỉnh phê duyệt với sự đồng tình của các cấp chính quyền và nhân dân địa phƣơng.

c. Hiệu quả giải pháp mang lại

Góp phần làm cho việc quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ trong những năm tới đƣợc tốt hơn; đảm bảo cho nuôi trồng phát triển hài hòa với các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 111 - 113)