Hiện trạng về nuôi thủy sản nƣớc lợ

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 71 - 75)

a. Nuôi tôm sú

Tôm sú là vật nuôi chủ lực trên các diện tích nuôi nƣớc lợ vì đây là con nuôi có giá trị kinh tế cao chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu thủy sản. Tại Khánh Hòa nghề nuôi tôm sú đã có từ khá lâu với hình thức nuôi quảng canh với giống từ thiên nhiên. Nuôi tôm theo phƣơng thức bán thâm canh, thâm canh mới bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ 20.

 Hiện trạng về nuôi tôm sú thƣơng phẩm của tỉnh Khánh Hòa.

Bảng 2.11: Diện tích và sản lƣợng nuôi tôm sú Khánh Hòa giai đoạn 2005- 2009. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ PTbq(%) 1.Diện tích nuôi ha 4.100 3.917 3.778 960 832 67,117 -Thâm canh ha 205 628 1.164 310 283 108,39 -Bán thâm canh ha 3.280 2.742 2.398 595 507 62,702 -Quảng canh cải tiến ha 615 548 216 55 42 51,12 2.Sản lƣợng tấn 4.234 4.276 4.875 950 823 66,399

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Sở NN&PTNT Khánh Hòa.

Nhận xét: Qua bảng 2.11 ta thấy trong 5 năm qua, cả diện tích và sản lƣợng tôm sú của tỉnh Khánh Hòa đều giảm với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 32,883% về diện tích và 33,601% về sản lƣợng nguyên nhân là do dịch bệnh xẩy ra trong các năm trƣớc làm cho ngƣời nông dân thiếu vốn và do tâm lý nên ngƣời dân chƣa yên tâm thả lại, đa số ngƣời dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi cá.

 Những lợi thế và nhƣợc điểm của nghề nuôi tôm sú thƣơng phẩm Khánh Hòa.

- Lợi thế:

+ Là một tỉnh có bờ biển kéo dài 385 km nhiều vũng, vịnh, bãi triều, cửa sông với chất lƣợng nƣớc biển sạch, độ mặn và thời tiết ổn định quanh năm Khánh Hòa có lợi thế rất lớn trong nghề nuôi tôm sú thƣơng phẩm ( có thể nuôi 2 vụ/năm).

+ Nhận thức đƣợc việc khai thác hải sản sẽ ngày càng khó khăn do nguồn lợi cạn kiệt, thời tiết bấp bênh nên UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở NN&PTNT Khánh Hòa đã chú trọng công tác đầu tƣ cho việc nuôi tôm sú thƣơng phẩm.

+ Công tác quy hoạch vùng nuôi tôm sú thƣơng phẩm tập trung cũng đã đƣợc chú trọng từ đó đầu tƣ trọng điểm cho cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống đê bao, cấp thoát nƣớc mặn ngọt, điện, giao thông, phòng ngừa dịch bệnh cho các vùng sản xuất tập trung giảm thiểu đáng kể các nguy cơ gây thất thu nhƣ lũ lụt, dịch bệnh tôm. Mặt khác cũng tăng cƣờng đƣợc biện pháp bảo vệ môi trƣờng tiến tới nuôi trồng ổn định, bền vững.

+ Công tác khuyến ngƣ đặc biệt trong nuôi tôm sú cũng đƣợc đặc biệt chú trọng thông qua các mô hình nuôi tôm tiên tiến đã đƣợc thực nghiệm để có cơ sở nhân rộng phổ biến rộng rãi cho ngƣời tham gia nuôi tôm sú. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về nuôi tôm tiên tiến, phòng bệnh, trị bệnh cho tôm sú đã đƣợc triển khai và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

+ Hàng năm ngành thủy sản đã xác định đƣợc thời vụ nuôi của tỉnh phù hợp với thời tiết, điều kiện nuôi trồng của từng vùng nuôi, tổ chức tuyên truyền tập huấn, hƣớng dẫn ngƣời nuôi về chọn giống, thức ăn, thuốc phòng trừ bệnh tôm.

+ Đã hình thành và tổ chức kiểm tra chất lƣợng tôm sú giống để cung cấp cho ngƣời nuôi đồng thời tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các loại thức ăn, thuốc thú y sản xuất, lƣu thông trong tỉnh.

+ Là tỉnh sản xuất tôm sú giống nên tỉnh đã chủ động đƣợc 100% giống tôm sú nên nghề nuôi tôm sú thƣơng phẩm của tỉnh rất thuận lợi trong việc chọn giống sạch khỏe đƣa vào nuôi thƣơng phẩm.

+ Là trung tâm của Nam Trung Bộ nên các đại lý cung cấp các trang thiết bị, thức ăn, thuốc thú y có tên tuổi, uy tín trong và ngoài nƣớc có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh.

+ Các cơ sở chế biến thủy sản đặc biệt là mặt hàng tôm sú đã phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi thiết bị nhà xƣởng theo hƣớng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo các tiêu chuẩn cao nhất và có các đại lý thu mua sản phẩm tới tận các vùng nuôi tôm nên việc tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch là rất thuận lợi.

- Nhƣợc điểm tồn tại:

+ Mặc dù đã có các biện pháp ngừa, kiểm soát nhƣng vẫn chƣa đủ mạnh một phần do có chế quản lý còn yếu kể cả về con ngƣời đến trang thiết bị. Mặt khác ý thức của ngƣời nuôi tôm vẫn chƣa tốt vẫn còn chạy theo lợi nhuận nên tình hình dịch bệnh vẫn còn xẩy ra ở một số vùng nuôi trọng điểm gây thiệt hại cho ngƣời nuôi và nảh hƣởng đến môi trƣờng.

+ Việc sử dụng các loại thức ăn, thuốc thú y thủy sản còn tùy tiện cộng với hạ tầng cơ sở phục vụ vùng nuôi nhƣ nguồn nƣớc biển, nƣớc ngọt, ao xử lý thải còn chƣa đƣợc kiện toàn nên khi xẩy ra dịch bệnh sẽ khó có khả năng ngăn chặn.

+ Ý thức cộng đồng của ngƣời nuôi mặc dù đã đƣợc tuyên truyền, tập huấn nhƣng việc thải nƣớc sau thu hoạch hoặc khi có dịch bệnh không qua xử lý thải ra hệ thống thoát chung vẫn còn phổ biến làm ảnh hƣởng đến phong trào nuôi tôm.

 Hiệu quả của nghề nuôi tôm sú Khánh Hòa.

- Hiện nay mô hình nuôi tôm sú ở Khánh Hòa đang phổ biến theo mô hình bán thâm canh ít thay nƣớc với quy mô 1 ao nhỏ hơn 1 ha.

- Thời gian thả: + Vụ I (vụ chính) từ tháng 5 đến tháng 8 ( nuôi tôm sú). + Vụ II (vụ phụ) từ tháng 8 đến tháng 11. - Mật độ thả giống 20-25 P15/m2 . - Hệ số sử dụng thức ăn: 1,4-1,8 kg/ 1 kg tôm sú.

- Năng suất bình quân:1,4 tấn/ha vụ I; 1,2 tấn/ha vụ II.

- Đầu tƣ xây dựng cơ bản ( không kể cơ sở hạ tầng đã đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ): 400-500 triệu đồng/ha.

- Vốn lƣu động ( giống, thức ăn, điện, nƣớc, thuốc thú y): 200-205 triệu đồng/ha.

+ Giống khoảng 15% vốn lƣu động.

+ Thức ăn khoảng 50-55% vốn lƣu động.

- Lợi nhuận sau thuế trung bình: 100-150 triệu đồng/ha/năm.

- Thời gian hoàn vốn lý thuyết: 4-5 năm.

b. Nuôi tôm thẻ chân trắng

Bảng 2.12: Diện tích và sản lƣợng tôm thẻ và tôm sú Khánh Hòa (2005-2009) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ PTbq(%) I. Tổng Diện tích nuôi tôm ha 4.100 4.000 4.168 4.592 4.808 104,06 - tôm chân trắng ha 0 83 390 3.632 3.976 363,18 -Tôm sú ha 4.100 3.917 3.778 960 832 67,117 II.Tổng sản lƣợng nuôi tôm tấn 4.234 4.608 6.436 6.500 4.300 100,39 -Tôm chân tắng tấn 0 332 1.561 5.550 3.477 218,79 -Tôm sú tấn 4.234 4.276 4.875 950 823 66,399

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Sở NN & PTNT Khánh Hòa.

Nhận xét: Bắt đầu từ năm 2006 tình hình nuôi tôm sú trở nên khó khăn nên ngƣời dân đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Chỉ trong 4 năm (2006-2009) nhƣng sản lƣợng và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã tăng lên rất nhanh, về diện tích tăng từ 83 ha lên 3.976 ha với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 263,18% làm cho tổng diện tích nuôi tôm thịt toàn tỉnh tăng từ 4.100 lên 4.808 ha, về sản lƣợng tôm thẻ chân trắng trong năm 2009 có giảm đi so với năm 2008 nhƣng sản lƣợng vẫn đạt rất cao 3.477 tấn và tốc độ tăng trƣởng bình quân trong 4 năm qua là 118,79%. Vấn đề đáng quan tâm là theo cảnh báo của Bộ NN & PTNT thì tôm chân trắng có nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm là hội chứng Taura đã gây thiệt hại nhiều ở các nƣớc trên thế giới nhƣ Thái Lan, Eecuado…do đó khi nuôi nông dân nên lựa chọn giống tốt ở nơi đáng tin cậy và xử lý môi trƣờng ao nuôi cho kỹ trƣớc khi thả giống.

c. Nuôi cá nƣớc lợ

Khả năng phát triển diện tích chuyên nuôi cá nƣớc lợ của tỉnh Khánh Hòa là không lớn, chủ yếu là tận dụng các ao nuôi tôm khi kết thúc vụ I. Trong những năm qua đã tiến hành nuôi các loại cá nhƣ cá chẽm, rô phi đơn tính, cá măng, cá dìa, …Đặc biệt là nghề nuôi cá Chẽm hiện đang phát triển mạnh, một số ao nuôi tôm do bị ô nhiễm đã chuyển sang nuôi cá chẽm và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 71 - 75)