a. Vị trí địa lý
Khánh Hoà là tỉnh ven biển có điểm cực đông của Việt Nam, là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở phần cong vƣơn ra biển xa nhất về phía đông, Khánh Hoà có phạm vi lãnh thổ từ 11041’53” đến 12052’35” vĩ độ Bắc và từ 108040’ đến 109023’24” kinh độ Đông. Khánh Hoà giáp với tỉnh Phú Yên ở phía bắc, Ninh Thuận ở phía nam, Đăk lăk và Lâm Đồng ở phía tây. Phía đông của Khánh Hoà là biển Đông với đƣờng bờ biển dài 200 km (kể cả chu vi các đảo là 385 km). Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.197 km2 với dân số 1.110 nghìn ngƣời, chiếm 1,58% về diện tích và 1,35% về dân số của cả nƣớc; đứng thứ 24 về diện tích và thứ 32 về dân số trong 64 tỉnh, thành phố nƣớc ta.
Nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nƣớc, quốc lộ 1A và đƣờng sắt chạy từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh, nối liền Khánh Hoà với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Quốc lộ 26 nối Khánh Hoà với Đăk Lăk, quốc lộ 27 và tuyến quốc lộ nối vùng du lịch núi Đà Lạt. Tỉnh có cảng biển Nha Trang và tƣơng lai có cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; có sân bay quốc tế Cam Ranh, có thể đón các máy bay Boeing và Airbus tải trọng lớn cất và hạ cánh. Phần lãnh hải có hệ thống đảo, đặc biệt là huyện đảo Trƣờng Sa.
Khánh Hoà nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Hồ CHí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nƣớc, Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km. Điều này vừa là lợi thế trong giao lƣu kinh tế, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tƣ, song nó cũng là một thách thức lớn của Khánh Hoà trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, thu hút chất xám chiếm lĩnh thị trƣờng trong vùng.
Vị trí địa lý nhƣ trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lƣu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nƣớc và quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng.
b. Địa hình
Địa hình có nhiều dạng khác nhau tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú đa dạng tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho việc xây dựng các công trình kinh tế phát triển du lịch mà còn có tác động rất lớn tới phát triển ngành thuỷ sản.
Khánh Hoà có bờ biển rất khúc khuỷu tạo ra nhiều vũng, vịnh sâu, ngoài việc thuận lợi cho xây dựng cảng biển nƣớc sâu còn là nơi rất lý tƣởng cho việc sinh sản, sinh trƣởng của nhiều loại thuỷ sinh. Với hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ, trong 72 đảo gần bờ có 19 đảo ốc diện tích lớn hơn 0,05 km2 là nơi cƣ trú của cộng đồng dân cƣ nghề cá ven biển. Có 10 bán đảo với diện tích 400 km2 rất thuận lợi cho phân bố dân cƣ sản xuất thuỷ sản. Dọc bờ biển có những vũng,vịnh, bãi triều rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản; trong đó phải kể đến 3 vịnh lớn là Cam Ranh, Nha Trang, Vân Phong rất thuận tiện cho xây dựng cảng biển nƣớc sâu và nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Ngoài ra trên biển Khánh Hoà còn có các đầm nhỏ độ sâu không lớn nhƣ Thuỷ Triều – Cam Ranh, Nha Phu – Ninh Hòa rất thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản.
Khánh Hoà có vùng đất ngập mặn với diện tích khoảng 1.660 km2 là nơi phát sinh chủ yếu nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh và đƣợc chia làm 3 dạng:
+ Các thuỷ vực tự nhiên của đới bờ biển Khánh Hoà phân bố rộng với tầm nhìn khác nhau bao gồm các vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông, lạch triều là nơi thuận lợi cho sinh trƣởng của rất nhiều loại thuỷ sản.
+ Đất ngập triều có phủ thực vật tập trung ở các thuỷ vực nhƣ cửa sông, đầm phá, vịnh. Bao gồm các vùng đất bãi triều cao phát triển rừng ngập mặn, bãi triều thấp có cỏ biển và các bãi bồi ven vùng cửa sông có phủ các dạng thực vật khác nhau.
+ Đất ngập triều không phủ thực vật phân bố rộng ở toàn vùng biển bao gồm các vùng đất không phủ thực vật và các ám tiêu san hô.
Tóm lại: Với chiều dài đƣờng biển 335 km (bờ biển + chu vi các đảo), diện tích vùng vịnh, đất ngập triều lên tới 1.660 km2 Khánh Hoà là tỉnh thực sự đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về điều kiện phát triển nguồn lợi thuỷ sản cả trong lĩnh vực khai thác tự nhiên cũng nhƣ nuôi trồng thuỷ sản.
c. Khí hậu, thuỷ văn
Về khí hậu: Khánh Hoà có đặc điểm là không có mùa lạnh ít khi nhiệt độ xuống dƣới 230C, và cũng không quá nóng. Nhiệt độ tuyệt đối cao không vƣợt quá 400C, trung bình khoảng 250C, đặc biệt nhiệt độ chênh lệch ngày không quá lớn từ 5 – 80C rất phù hợp cho nuôi trồng thuỷ sản và ra khơi khai thác thuỷ sản. Thời tiết đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mƣa kéo dài từ tháng 9 – 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 – 8, vào mùa mƣa thƣờng có gió mùa đông bắc thổi, nhƣng cũng ảnh hƣởng ít.
Về thuỷ văn: Chế độ thuỷ triều của Khánh Hoà ảnh hƣởng sâu sắc của đại dƣơng do ở vị trí cực đông của Việt Nam, nƣớc biển có độ mặn cao, độ trong lớn nên thƣờng có những đàn cá lớn di cƣ vào sát bờ rất thuận tiện cho lĩnh vực khai thác. Chế độ thuỷ văn còn chịu ảnh hƣởng của dòng nƣớc tầng mặt biển theo mùa, mùa đông chảy theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam, mùa hè theo hƣớng ngƣợc lại với tốc độ 50 – 70 cm/s tạo ra dòng nƣớc trồi thu hút nhiều loài cá từ phía Bắc cũng nhƣ phía Nam tới các khu vực khai thác của tỉnh Khánh Hoà. Nƣớc biển có độ mặn cao, trong xanh tạo điều kiện rất tốt cho nuôi trên biển cũng nhƣ sản xuất giống các loài thuỷ sản đặc biệt là giống tôm sú.
d. Đặc điểm nguồn lợi thuỷ sản
- Sinh vật nổi:
+ Thực vật nổi: Vùng biển Khánh Hoà có lƣợng sinh vật và thực vật phù du từ 2,5 – 5 ml/m3 phân bố giàu hơn ở các vịnh lớn và thƣờng phân bố ở phía Nam với thành phần loài tƣơng đối phong phú nhất là trong các vũng, vịnh nơi kín gió, ít sóng. Theo thống kê có 154 loài tảo chủ yếu là tảo Silu ( 115 loài) và trong đó có khoảng 23 loài có thể gây độc.
+ Động vật nổi: Vùng biển Khánh Hoà có lƣợng sinh vật, lƣợng động thực vật phù du trung bình 25 – 50 mg/m3 phân bố tƣơng đối rộng khắp và xa bờ. Tập trung ở phía Bắc giảm dần ở phía Nam. Theo thống kê có khoảng 150 loài trong đó chủ yếu là lớp chân phụ mái chèo Coppepoda ( 86 loài ~ 57%). Đặc biệt là loài sứa thuỷ mẫu với đƣờng kính lên tới 20 – 30 cm cung cấp cho xuất khẩu sứa muối phèn và loài ruốc Accter cho sản xuất mắm ruốc đặc sản.
+ Trứng cá và cá bột: Theo nghiên cứu sinh vật, lƣợng trứng cá – cá bột tại vùng biển Khánh Hoà thấp khoảng 3 – 10 trứng cá/ 100m3 và 10 – 30 cá bột/100m3. Thành phần loài theo thống kê có rất nhiều loài khoảng trên dƣới 30 loài cá ( nhiều nhất là loài cá bống trắng 12%, sau đó là cá cơm, cá trích, thu ngừ, chuồn, măng…)
- Sinh vật đáy: Có trên 2.000 loài động vật đáy cỡ lớn ở vùng biển Khánh Hoà chủ yếu là thân mềm, giáp xác.
+ Thân mềm chủ yếu là các loài Sò Lông lớn, Vẹm Xanh, Ngao Giá, Sút, Sò Huyết, Sò Lông nhỏ, Phi, Ốc Nhảy, Móng tay, Mực Ống, Mực Lá, Mực Vây, Bào Ngƣ, Bàn Mài, ốc Đụn, ốc Xà Cừ, ốc Kim Khôi…
+ Giáp sát chủ yếu gồm các loài: Tôm Bạc, Tôm Sú, Tôm Gân, Tôm Đất, Tôm Hùm, Tôm Rằn, Tôm Rảo, Ghẹ Nhàn, Ghẹ Xanh, Ghẹ 3 Chấm, Cua Xanh…
+ Da gai: Hải Sâm Cát, Nhum Sọ, Hải Sâm Đen, Hải Sâm Mít, Hải Sâm Lựu…
- Thực vật đáy: Góp phần tạo nên năng lƣợng cơ sở khu vực biển Khánh Hoà là nhóm thực vật đáy bao gồm rừng ngập mặn, cỏ biển, rong biển.
+ Rừng ngập mặn: Trƣớc đây có trên 2.000 ha nhƣng hiện nay chỉ còn vài ba trăm ha rừng thứ sinh. Phân bố tại khu vực ven bờ, cửa sông.
+ Cỏ biển: có 6 loài cơ bản diện tích không lớn chủ yếu phân bố ở khu vực Sông Lô, Cửa Bé hoặc trên nền san hô chết quanh các đảo.
+ Rong biển: Nƣớc biển và nhiệt độ nền đáy tại khu vực biển Khánh Hoà rất thuận lợi phát triển rong biển. Khánh Hoà có 4 ngành rong ( rong lam, đỏ, nâu, lục) với gần 400 phân loài, nhiều phân loại rong có giá trị kinh tế cao nhƣ Rong Mơ, rong Đông, rong Xà lách, rong Câu rễ tre, rong Chân vịt…
- Cá biển: Khu vực biển Khánh Hoà có 600 loài cá trong đó có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế.
+ Cá nổi: Chiếm tỷ lệ trọng lƣợng cao gồm các loài cá lớn nhƣ Nhám, Thu, Ngừ, Bạc Má… cá nhỏ nhƣ cá Cơm, Trích, Nục, Chuồn, Chỉ Vàng…
+ Cá đáy: chiếm tỷ trọng không lớn nhƣng có giá trị kinh tế cao nhƣ cá Mú, Đổng, Mối, Đỏ Da…
+ Phân bố cá theo một số ngƣ trƣờng trong khu vực biển Khánh Hoà nhƣng sản lƣợng khai thác hàng năm chủ yếu từ nguồn cá di cƣ tuỳ theo mùa. Cá nổi thƣờng tập trung gần bờ từ tháng 3 -9.