Hiện trạng về nuôi trồng thủy sản trên biển

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 75 - 82)

a. Nuôi tôm hùm

 Diện tích và sản lƣợng nuôi qua các năm.

Bảng 2.13: Diện tích và sản lƣợng tôm hùm ở Khành Hòa giai đoạn 2005-2009. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ PTbq(%) Số lồng lồng 24.700 24.700 26.926 28.000 19.489 94,248 Sản lƣợng tấn 1.100 1.142 863 400 600 85,939

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Sở NN & PTNT Khánh Hòa.

Nhận xét: Qua bảng 2.13 ta thấy số lồng nuôi và sản lƣợng tôm hùm ở tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2005-2009 giảm xuống rõ rệt đặc biệt là về sản lƣợng với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 14,061% (100%-85,939%) và số lồng nuôi giảm 5,752%. Nguyên nhân là nông dân chạy theo lợi nhuận và phát triển tự phát nên dẫn tới việc ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh xẩy ra ở nhiều vùng nuôi, điển hình là trong năm 2007 dịch bệnh tôm hùm sữa làm cho tôm hùm chết ở tất cả các địa phƣơng trong toàn tỉnh gây thiệt hại nặng nề cho ngƣời nuôi và dẫn dến sản lƣợng trong năm 2007 giảm đi rất nhiều, sản lƣợng trong năm này chỉ bằng 75,57% (863/1142) so với năm 2006. Trong năm 2008 do đã khống chế đƣợc dịch bệnh nên ngƣời dân yên tâm đầu tƣ nuôi trở lại, trong năm này số lồng nuôi là nhiều nhất với 28.000 lồng bằng 103,99% so với năm 2007, tuy số lồng nuôi trong năm 2008 là nhiều nhất nhƣng sản lƣợng lại đạt thấp nhất chỉ bằng 46,35% so với năm 2007. Trong năm 2009, cơn bão số 11 đã làm thiệt hại về kinh tế và sản lƣợng tôm hùm tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh dẫn đến số lồng nuôi và sản lƣợng đều giảm đi rất nhiều so với các năm trƣớc.

Vùng nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa chủ yếu ở trong 3 vịnh lớn là vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang và vịnh Vân Phong.

- Vịnh Cam Ranh: theo số liệu thu thập đến năm 2005, số hộ nuôi tôm hùm tại vịnh là 3.268 hộ, 11.822 lồng/274 bè, diện tích vùng nuôi là 337 ha. Diện tích nuôi tôm hùm gần đạt mức quy hoạch 2010 (337/340ha). Theo quy hoạch đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 sẽ di dời toàn bộ diện tích nuôi lồng bè hiện có trong vịnh (dọc bờ tây) ra khu vực cửa vịnh (khu vực Cam Bình, Bình Hƣng) và xây dựng khu nuôi chuyên canh tại cửa vịnh trong đó khu I (Cam Bình) khoảng 160 ha, khu II (Bình Hƣng) khoảng 30 ha.

- Vịnh Nha trang: số hộ nuôi tôm hùm là 221 hộ; 3743 lồng/234 bè, diện tích sử dụng 5,6 ha; diện tích vùng nuôi là 78,3 ha. Diện tích nuôi tôm hùm đã vƣợt xa so với quy hoạch 2010 (78,3/73ha). Khu vực nuôi tôm hùm tại vịnh Nha Trang tập trung tại 5 khu vực Hòn Miếu, Vũng Ngán, Bích Đầm, Đầm Báy, Hòn Một.

+ Hòn Miếu: 486 lồng/79 bè; số hộ nuôi 59 hộ/2 phƣờng; diện tích sử dụng là 0,7123 ha; diện tích vùng nuôi: 13,5 ha. Hiện trạng nuôi tôm hùm ở đây còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ mật độ phân bố không hợp lý vài chõ còn đặt lồng quá sát bờ, gần bến neo đậu tàu thuyền, nơi thoát nƣớc sinh hoạt; năng suất bấp bênh, nhiều dịch bệnh nhất là vào mùa mƣa tỷ lệ tôm hùm sống thấp hơn các nơi khác, môi trƣờng nƣớc và đáy ô nhiễm nhẹ nhất là vào mùa mƣa.

+ Vũng Ngán: 1191 lồng/50 bè; số hộ nuôi 50 hộ (17 đảo + 15 phƣờng); diện tích sử dụng: 1,7486 ha; diện tích vùng nuôi: 20,5 ha. Hiện trạng nuôi tôm hùm ở đây nhiều chỗ cũng chƣa hợp lý nhƣ mật độ lồng phân bố không hợp lý, bố trí tản mạn gây ách tắc giao thông có nhiều chỗ gần các bến đậu tàu thuyền và nguồn thải sinh hoạt; nhƣng năng suất ổn định hơn các nơi khác do môi trƣờng ít ô nhiễm hơn.

+ Bích Đầm: 502 lồng/51 bè; số hộ nuôi 51 hộ ( 5 đảo + 1 phƣờng); diện tích sử dụng: 0,6836 ha; diện tích vùng nuôi: 8 ha. Hiện trạng nuôi tôm hùm ở đây cũng có nhiều vấn đề nhƣ mật độ lồng phân bố không hợp lý tản mạn gay ách tắc giao thông, môi trƣờng đáy đầm đã bị ô nhiễm tƣơng đối thiếu ôxy do đó năng suất không cao hay sẩy ra dịch bệnh nhất là các lồng ở sâu trong đầm.

+ Đầm Báy: 1073 lồng/ 52 bè; số hộ nuôi 34 hộ ( 12 đảo + 3 phƣờng + nơi khác); diện tích sử dụng: 1,8047 ha; diện tích vùng nuôi: 27 ha. Hiện trạng nuôi tôm hùm ở đây cũng có nhiều vấn đề bất cập nhƣ mật độ lồng phân bố chƣa hợp lý, tản mạn gây ách tắc giao thông, năng suất không cao do môi trƣờng đáy đầm đã bị ô nhiễm nhất là các lồng phía sâu trong đầm, không còn khả năng mở rộng cả trong và ngoài cửa đầm.

+ Hòn một: 491 lồng. Hiện trạng nuôi tôm hùm ở đây cũng có nhiều vấn đề bất cập nhƣ mật độ lồng phân bốp không hợp lý, tản mạn gây ách tắc giao thông; không còn khả năng tăng diện tích do vƣớng đƣờng giao thông du lịch và điều kiện tự nhiên không cho phép (gió, sóng mạnh).

- Vịnh Vân Phong: Nghề nuôi tôm hùm lồng thƣơng phẩm đã hình thành tại đây từ năm 1993 và đến nay đã phát triển khá tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn vịnh có 7512 lồng/387 bè; số hộ nuôi 2.100 hộ; diện tích sử dụng 11,172 ha; diện tích bao chiếm 893,88 ha. Các hộ dân nuôi tập trung tại 4 khu vực Cổ Cò; ven đảo giữa vịnh (Hòn Dung, Hòn Bịp, Hòn Mao, Hòn Dút); ven bờ Xuân Tự; Đầm Môn, cửa Bé. Hiện trạng nuôi tôm hùm lồng ở Vịnh Vân Phong còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ mật độ hiện tại đặt rải rác nên chiếm rất nhiều diện tích;môi trƣờng bắt đầu bị ô nhiễm nhẹ chất hữu cơ và vi sinh ( Lạch Cổ Cò, ven các đảo giữa Vịnh Xuân Tự);khu vực Xuân Tự nuôi bằng các lồng chìm đặt trên nền đáy còn san hô sống và cỏ biển đã gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và đa dạng sinh học; khu vực Đầm Môn, cửa Bé nằm trong quy hoạch phát triển cảng biển, dịch vụ, thƣơng mại đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2020 nên sẽ dần bị giải tỏa.

+ Khu vực Cổ Cò: gồm 5 vị trí nuôi 2433 lồng/127 bè; số hộ nuôi 592 hộ; diện tích sử dụng 3,698 ha; diện tích khu vực nuôi 441,93 ha.

+ Khu vực ven đảo giữa Vịnh ( Hòn Dung, Hòn Bịp, Hòn Mao, Hòn Dút) gồm 4 vị trí ven các đảo: 2.101 lồng/100 bè; số hộ nuôi 504 hộ; diện tích sử dụng 3,297 ha; diện tích nuôi khoảng 150 ha.

+ Khu vực ven bờ Xuân Tự ( phía bờ Đông nuôi kiểu bè chìm): 724 lồng/42 bè; số hộ nuôi 167 hộ; diện tích sử dụng 0,872 ha; diện tích nuôi 185 ha.

+ Khu vực Đầm Môn, cửa Bé: đây là khu vực nuôi bao gồm các vị trí nuôi còn lại trong vịnh Vân Phong gồm các vị trí nuôi chủ yếu trong Đầm Môn ( Vũng Ké, Bãi Lách), Lạch cửa Bé (Bãi Búa, Nhàn, Sạn, Nanh, Lác) gồm: 2.264 lồng/118 bè; số hộ nuôi 248 hộ; diện tích sử dụng 3,305 ha; diện tích bao chiếm 163,25 ha.

 Những lợi thế và nhƣợc điểm của nuôi tôm hùm lồng ở Khánh Hòa.

- Lợi thế:

+ Tỉnh Khánh Hòa có 3 vịnh với diện tích đủ rộng trên 100.000 ha có điều kiện tự nhiên, khí tƣợng thủy văn rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm hùm.

+ Nuôi tôm hùm đã phát triển từ năm 2000 đến nay đã qua nhiều vụ sản xuất nên ngƣời nuôi đã phần nào tích lũy đƣợc kinh nghiệm trong việc chọn giống, thức ăn, quản lý dịch bệnh.

+ Tỉnh Khánh Hòa đã có chiến lƣợc phát triển kinh tế biển trong đó có phát triển nuôi lồng bè trên biển. Ngành thủy sản đã có quy hoạch chi tiết cho nuôi biển trong đó có quy hoạch chi tiết cho nuôi lồng bè.

+ Khánh Hòa là nơi có nguồn giống thiên nhiên dồi dào phục vụ cho nuôi tôm hùm.

- Nhƣợc điểm:

+ Hiện nay quy hoạch nuôi biển đã đƣợc phê duyệt nhƣng còn phải có thời gian nhất định mới thực hiện đƣợc di dời các khu nuôi đã hình thành tự phát trong giai đoạn 2000-2005.

+ Do chạy theo lợi nhuận và phát triển tự phát nên việc để xẩy ra việc ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh làm hại tới sản xuất vẫn thƣờng xẩy ra.

+ Các khu nuôi đều nằm trong khu vực có hoạt động du lịch, giao thông vận tải nên việc phát triển sẽ không thể tăng thêm diện tích mà theo quy hoạch mới phải di dời ra cửa các vịnh điều kiện về thủy văn sẽ gây khó khăn cho sản xuất.

 Hiệu quả của nuôi tôm lồng biển Khánh Hòa.

Nghề nuôi tôm hùm lồng có truyền thống lâu đời tại tỉnh Khánh Hòa, là kế sinh nhai của nhiều gia đình ngƣ dân nghèo trong tỉnh. Hiệu quả của nghề nuôi tôm hùm lồng biển Khánh Hòa là rất lớn, nhờ nuôi tôm hùm mà nhiều gia đình đã vƣơn lên thoát nghèo. Theo số liệu sở cung cấp thì tại vịnh Nha Trang sau khi trừ đi tất cả chi

phí một vụ mỗi lồng lãi từ 3-4 triệu đồng, còn tại vịnh Cam Ranh mỗi lồng lãi từ 4-6 triệu đồng (xem phụ lục 3).

b. Trồng rong sụn

Tại vùng biển Khánh Hòa có trên 136 loại, 38 bộ, 19 giống thuộc 4 ngành rong (Cyanophyta, Cholorophyta, Phacopyta, Roodphyta) và 1 ngành thực vật bậc cao (Anglospermas) phân bố khắp các sinh cảnh vùng triều và giới hạn trên vùng triều trong khu vực có độ sâu 15m. Rong biển là loài thực vật có giá trị kinh tế cao, là nguyên liệu để sản xuất Caragan dùng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm. Ngoài việc khai thác tự nhiên thì loại đƣợc trồng chủ yếu tại Khánh Hòa là Rong Sụn.

 Hiện trạng trồng rong sụn.

Bảng 2.14: Diện tích và sản lƣợng trồng rong sụn tại Khánh Hòa 2005 – 2009. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ PTbq(%) Diện tích ha 350 280 185 185 215 88,53 Sản lƣợng rong tƣơi Tấn 12.800 11.500 5.360 8.860 8.700 90,798

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Sở NN & PTNT Khánh Hòa.

Nhận xét: Qua bảng 2.14 ta thấy cả diện tích và sản lƣợng trồng rong sụn của Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2009 đều giảm với tốc độ giảm bình quân hàng năm là 11,47% đối với diện tích và 9,202% đối với sản lƣợng.

 Cơ cấu vùng trồng rong sụn:

- Vịnh Cam Ranh: theo số liệu đến năm 2005 thì có 435 hộ trồng với diện tích 180 ha gần đạt mức quy hoạch 2010 (180/200ha), theo quy hoạch đến năm 2015 sẽ xây dựng 3 vùng chuyên canh rong sụn với diện tích 275 ha tại khu vực đầm Thủy Triều - xã Cam Thành Bắc(64ha), đầm thủy triều – xã Cam Hải Đông(31ha) và Phƣờng Cam Lập(180ha).

- Vịnh Nha Trang: không trồng rong sụn.

- Vịnh Vân Phong: tính đến tháng 11/2006 có 100 hộ đang nuôi 100 ha tại khu vực ven bờ Tuần Lễ. Quy hoạch đến năm 2015 sẽ xây dựng 2 vùng chuyên canh với tổng diện tích 300 ha tại vùng Bắc Tuần Lễ (150 ha) và vùng nuôi ven bờ(150 ha).

- Lợi thế:

+ Là loại thực vật đã đƣợc kiểm chứng là phát triển tốt trong môi trƣờng nƣớc biển sạch, độ mặn ổn định và ít sóng gió thích hợp với các vùng biển ven bờ nhƣ Vịnh Cam Ranh.

+ Trồng rong sụn thì vốn đầu tƣ ít không mất công chăm sóc ít dịch bệnh.

+ Thị trƣờng đang rất mở rộng cho việc tiêu thụ sản phẩm.

- Nhƣợc điểm: Diện tích trồng hạn chế theo tính toán của quy hoạch chi tiết nuôi trồng biển đến năm 2015 chỉ có thể phát triển tại vùng bờ Vịnh Cam Ranh, Vịnh Vân Phong còn khu vực Vịnh Nha Trang không thể phát triển do ảnh hƣởng đến cảnh quan du lịch.

 Hiệu quả kinh tế của trồng rong sụn: Rong sụn là loại dễ trồng đầu tƣ vốn ít, hiệu quả mang lại từ việc đầu tƣ rong sụn là khá lớn, theo số liệu Sở cung cấp thì tại vịnh Cam Ranh thì một vụ sau khi trừ đi các chi phí ngƣời dân còn lãi từ 0,25 – 0,35 triệu đ/khung (xem phụ lục 4).

c. Nuôi cá biển

Hiện nay cá hộ dân đang nuôi một số loài cá biển (xen kẽ với các lông nuôi tôm Hùm) cả ở Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh và Vịnh Vân Phong với một số loài cá nhƣ cá Mú, Măng, Dìa, Hồng, Chẽm tuy nhiên việc phát triển nuôi lồng bè cá biển còn rất hạn chế do các nguyên nhân chƣa chủ động đƣợc nguồn giống (vẫn chủ yếu từ thiên nhiên – trừ cá Chẽm). Khu vực nuôi chƣa chủ động đƣợc độ mặn vào mùa mƣa, giá cả thị trƣờng tiêu thụ không ổn định.

Bảng 2.15: Diện tích và sản lƣợng nuôi cá biển Khánh Hòa 2005 – 2009. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ PTbq(%) Số lồng lồng 200 200 800 1.000 1.971 177,18 Sản lƣợng tấn 900 1.200 5.198 4.130 4.000 145,2

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Sở NN & PTNT Khánh Hòa.

Nhận xét : Qua bảng 2.15 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2005 – 2009 diện tích và sản lƣợng nuôi cá biển không ngừng tăng lên vơi tốc độ phát triển rất nhanh, số

lồng nuôi hàng năm tăng bình quân là 77,18% và sản lƣợng tăng bình quân hàng năm là 45,2%.

d. Nuôi trai ngọc

Ngoài tôm hùm thì ngọc trai là đối tƣợng nuôi chủ yếu tại Vịnh Nha Trang. Nuôi ngọc trai không phải là để giải quyết vấn đề thực phẩm mà chủ yếu là lấy ngọc trai. Ngoài giá trị kinh tế cao từ ngọc trai thì với đặc điểm kiếm ăn bằng cách lọc nƣợc biển để lấy phù du nên ngọc trai đƣợc coi là đối tƣợng nuôi có giá trị về mặt bảo vệ môi trƣờng. Hiện nay các loài ngọc trai đƣợc nuôi gồm Trai Môi Vàng (Dinetadamaxima), Trai môi đen (P.margaritifera), Trai sò giống (P.martenri). Tuy nhiên do chi phí đầu tƣ cao nên hiện tại nuôi ngọc trai vẫn do các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ. Tại vịnh Nha Trang có 1 Doanh Nghiệp nuôi với diện tích 28 ha, Vịnh Vân Phong nuôi với diện tích 445 ha.

e. Nuôi nhuyễn thể

Bảng 2.16: Diện tích và sản lƣợng nhuyễn thể ở Khánh Hòa giai đoạn 2005-2009. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ PTbq(%) Diện tích ha 100 100 200 200 213,7 120,91 Sản lƣợng tấn 3.100 3.500 2.708 2.610 2.600 95,698

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Sở NN & PTNT Khánh Hòa.

Nhận xét: Qua bảng 2.16 ta thấy tình hình nuôi nhuyến thể trong 5 năm qua tại Khánh Hòa có tăng lên về diện tích nhƣng sản lƣợng lại giảm với mức giảm bình quân hàng năm là 4,302%. Các đối tƣợng nuôi đó là :

- Nuôi ốc Hƣơng thƣơng phẩm: mới hình thành việc nuôi trong một vài năm gần đây. Hiện tại nuôi ốc Hƣơng đƣợc một số hộ dân xã Cam Phúc Nam, Cam Lập nuôi. Cho đến nay việc sản xuất đƣợc giống nhân tạo và giá cả thị trƣờng ổn định sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc nuôi ốc Hƣơng thƣơng phẩm vì ngoài việc nuôi lồng bè ốc Hƣơng có thể nuôi trong bể xi măng và ao đất nhất là khu vực các xã thuộc thị xã Cam Ranh.

- Nuôi ốc nhảy (strombus): Đang đƣợc một vài hộ dân ở xã Cam nghĩa – Cam Ranh nuôi thử nghiệm kết quả kinh tế đạt khá cao. Với điều kiện tự nhiên và sinh thái

của vịnh Cam Ranh thì việc đẩy mạnh nuôi ốc nhảy trong lồng trên các giá thể, đăng với thức ăn tự nhiên là có thể thực hiện đƣợc trong các năm tới.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)