Điều tra chi tiết nguồn lợi thủy sản và dự báo ngƣ trƣờng

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 106 - 107)

a. Căn cứ để đƣa ra giải pháp:

Qua tìm hiểu thực trạng ngành khai thác thủy sản ta nhận thấy trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản của tỉnh Khánh Hòa là 150.000 tấn, khả năng khai thác là 70.000 tấn trong đó trữ lƣợng thủy sản ven bờ là 38.000 tấn. Việc điều tra nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa đã thực hiện từ 10 năm về trƣớc, trong khi đó với số lƣợng tàu thuyền ngày càng tăng nhƣ hiện nay, với mức độ khai thác tận thu trong những năm vừa qua đã làm cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt và trữ lƣợng trên đã không còn chính xác trong thời điểm hiện nay nữa do đó cần thiết phải tiến hành điều tra lại trữ lƣợng nguồn lợi. Hơn nữa cần thiết phải dự báo đƣợc ngƣ trƣờng khai thác để thúc đẩy ngành khai thác xa bờ phát triển.

b. Nội dung của giải pháp:

- Tiến hành điều tra nguồn lợi thủy sản ven bờ tại các vịnh Cam Ranh, Nha Trang, Vân phong và các vùng ven bờ khác. Trên cơ sở đó quy hoạch phân bố số tàu thuyền, loại nghề, thời gian đƣợc phép khai thác. Những việc cần phải làm là:

+ Điều tra khảo sát, xây dựng bản đồ chi tiết về các bãi cá, các vùng cƣ trú sinh sản của các hải sản có giá trị kinh tế cao, bãi đẻ. Từ đó đƣa ra sản lƣợng, số lƣợng tàu thuyền, loại nghề, mùa vụ đƣợc phép khai thác nhằm tới mục tiêu khai thác gắn liền với tái tạo và bảo vệ nguồn lợi.

+ Đề xuất khoanh vùng bảo vệ, vùng khai thác có thời hạn, vùng cấm khai thác.

- Điều tra nguồn lợi thủy sản xa bờ. Căn cứ vào các thông báo của cơ quan quản lý nhà nƣớc (Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản – Bộ NN&PTNT) về trữ

lƣợng nguồn lợi tại các điểm khai thác, hạn ngạch khai thác và số lƣợng tàu thuyền các địa phƣơng khác tham gia khai thác xa bờ trên cùng ngƣ trƣờng (đặc biệt lƣu ý ngƣ trƣờng quần đảo Trƣờng Sa) để đƣa ra định hƣớng số tàu khai thác hiệu quả và bảo vệ đƣợc nguồn lợi thủy sản lâu dài.

c. Hiệu quả giải pháp mang lại:

- Đối với cơ quan quản lý: Một khi trữ lƣợng nguồn lợi đƣợc xác định một cách chính xác sẽ làm cho công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi đƣợc tốt hơn.

- Đối với ngƣ dân: Khi ngƣ trƣờng đã đƣợc xác định là khu vực nào có cá, khu vực nào không có cá, nơi nào cấm đánh bắt, nơi nào đƣợc phép đánh bắt, mùa vụ đánh bắt, nghề nào đƣợc phép khai thác…đƣợc quy định một cách cụ thể, rõ ràng thì ngƣ dân sẽ yên tâm hơn khi ra khơi đánh bắt và hiệu quả đánh bắt sẽ tăng lên.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 106 - 107)