Ổn định và hiện đại hóa nghề khai thác, tập trung phát triển những nghề

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 107 - 109)

có khả năng khai thác xa bờ

a. Căn cứ để đƣa ra giải pháp:

Trong phần thực trạng ta thấy số lƣợng tàu thuyền và tổng công suất tàu thuyền toàn tỉnh Khánh Hòa tăng lên đáng kể nhƣng công suất bình quân của một tàu lại giảm xuống điều này là do số lƣợng tàu thuyền có công suất từ 20 CV trở xuống tăng quá nhanh. Số tàu này chủ yếu là hoạt động khai thác trong vùng ven bờ gây áp lực rất lớn lên trữ lƣợng nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Tuy nhiên ta không thể cắt giảm số tàu thuyền này xuống trong ngày một ngày hai mà phải trong thời gian dài vì đây là sinh kế của những hộ ngƣ dân nghèo sống dọc theo bờ biển do đó trƣớc mắt cần phải ổn định nghề cá ven bờ, tập trung phát triển nghề có khả năng khai thác xa bờ và từng bƣớc hiện đại hóa nghề cá.

b. Nội dung của giải pháp:

- Tiến hành ổn định nghề cá ven bờ, những việc cần phải làm đó là:

+ Căn cứ vào công tác điều tra nguồn lợi xác định mức độ khai thác trên tƣ tƣởng nhất quán hạn chế việc khai thác gần bờ.

+ Chấm dứt triệt để tình trạng khai thác hải sản bằng các phƣơng tiện nghề mang tính chất hủy diệt nhƣ chất nổ, xung điện, chất độc, các dụng cụ, ngƣ cụ có kích thƣớc không đúng quy định.

+ Không cho phép các loại nghề không nằm trong danh mục hoạt động khai thác.

+ Sắp xếp loại tàu cá dƣới 45CV hoạt động bằng nghề lƣới kéo rê cƣớc 1-3 lớp đánh bắt tầng mặt và tầng đáy, áp dụng cơ khí trong quá trình thu lƣới. Khu vực khai thác chủ yếu vùng biển Nam Trung Bộ. Chuyển dần các thuyền nghề máng đèn, giã đơn có công suất dƣới 33 CV sang các nghề khác phù hợp với từng địa phƣơng.

+ Hạn chế nghề vó ánh sáng.

+ Sắp xếp lại đội tàu thuyền giã đôi dƣới 150 CV theo hƣớng: tăng công suất tàu lƣới kéo đôi lên tới 300 CV để có thể vƣơn xa ra ngƣ trƣờng cả nƣớc trong đó chú trọng ngƣ trƣờng Đông – Tây Nam Bộ; đối với loại dƣới 150 CV đã phát triển chuyển dần sang nghề rê đáy hoặc vàng rút chì, câu khơi, cản khơi.

- Tập trung phát triển các nghề có khả năng khai thác xa bờ.

+ Phát triển nghề vây rút chì với công suất 90 – 600 CV với vàn lƣới đáy múc, cơ giới hóa quá trình khai thác, thu sản phẩm, trang bị các phƣơng tiện bảo quản sau thu hoạch, trang bị các thết bị máy đo sâu, dò cá, ra đa, thông tin liên lạc tầm trung, tầm xa, định vị vệ tinh, đài bán dẫn… Chú trọng xây dựng các làng cá chuyên nghề. Hƣớng dẫn đầy đủ về kỹ thuật khai thác kỹ năng sử dụng các máy móc thiết bị đã trang bị, phƣơng pháp bảo quản sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tổ chức đánh bắt trên ngƣ trƣờng cả nƣớc với kỹ thuật kết hợp nhƣ sử dụng ánh sáng, chà rạo cố định di động để tập trung cá.

+ Chú trọng đầu tƣ và kích thích phát triển nghề câu vàng, câu cá ngừ đại dƣơng, câu tay. Tàu công suất từ 60 – 400 CV cần đƣợc cơ giới hóa trong quá trình khai thác, trang bị các loại thiết bị định vị vệ tinh, ra đa, máy đo sâu, dò cá, máy vô tuyến điện, đầu tƣ các phƣơng tiện bảo quản đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các loại hải sản xuất khẩu tƣơi sống.

+ Củng cố và phát triển nghề khai thác bằng lồng, bóng, bẫy theo kiểu truyền thống nhƣng cần áp dụng cá tiến bộ kỹ thuật trong thiết kế lồng, bẫy và cách bố trí lồng bẫy, sử dụng mồi nhử…

Từ năm 1995 Liên Hợp Quốc đã có có lệnh cấm khai thác bằng nghề lƣới rê đại dƣơng trên toàn thế giới vì vậy đội tàu có sử dụng lƣới cản đối với các tàu đã đóng chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh hải Việt Nam

c. Hiệu quả giải pháp mang lại:

- Góp phần làm cho trữ lƣợng nguồn lợi ven bờ đƣợc phục hồi, sản lƣợng khai thác gần bờ giảm dần và sản lƣợng khai thác xa bờ tăng lên, đời sống ngƣ dân ngày càng đƣợc cải thiện.

- Cơ cấu nghề nghiệp khai thác trở nên hợp lý hơn, hiêu quả đánh bắt sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Phương hướng và một số giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh khánh hòa đến năm 2020 (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)