Thực trạng tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 117 - 143)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

4.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông

4.2.3.1. Huy động các nguồn tài chính cho ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

Trong giai đoạn 2010- 2020, nguồn vốn dành cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tại các tỉnh, thành phố trên cả nước chủ yếu vẫn xuất phát từ NSNN, tỷ trọng của vốn xã hội hóa không cao mặc dù chính quyền các địa phương đã có các biện pháp tăng cường vận động các nguồn hỗ trợ, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân cho đầu tư và ứng dụng CNTT trong các CQHCNN. Tuy nhiên, không nhiều nhà đầu tư tư nhân quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này, dẫn đến tỷ trọng nguồn vốn xã hội hóa trong tổng nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tại các tỉnh, thành phố trên cả nước còn tương đối thấp.

Thứ nhất, đối với nguồn vốn từ NSNN các cấp:

Các địa phương đã bảo đảm nguồn kinh phí cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh, thành phố.Theo đó, các tỉnh, thành phố dành tối thiểu 1- 2% tổng chi thường xuyên ngân sách địa phương hằng năm

cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN.

Thứ hai, đối với nguồn vốn xã hội hóa:

Để thu hút được lượng vốn bên ngoài NSNN cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN, cùng với sự định hướng, hỗ trợ của các Bộ, Ngành cấp Trung ương, các tỉnh, thành phố đã có những hành động thiết thực:

- Sở TT&TT các tỉnh, thành đã tư vấn cho UBND tỉnh, thành đề xuất các dự án yêu cầu hỗ trợ tài chính từ nguồn vốn xã hội hóa, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ KH&ĐT để tiếp xúc, vận động các nhà tài trợ. Khi được phê duyệt là một bộ phân của chương trình, dự án, các tỉnh, thành đã phối hợp tổ chức triển khai, quản lý giám sát theo quy định chung. Nhìn chung, quy trình thu hút nguồn vốn xã hội hóa tại các tỉnh, thành bước đầu được thực hiện khá tốt. Sở TT&TT đã phối hợp các Sở, ngành địa phương đề xuất ý tưởng, xây dựng đề cương dự án chủ động tiếp cận nhà tài trợ, nhằm vận động các dự án có quy mô lớn theo định hướng ưu tiên của tỉnh, thành đã được xác định trong danh mục ưu tiên vận động nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN và phù hợp với tiêu chí tài trợ của nhà tài trợ.

- Một số địa phương đã đứng ra tổ chức các Hội nghị vận động viện trợ tại địa phương mình để giới thiệu, quảng bá tiềm năng của tỉnh, thành phố và nhu cầu viện trợ cho công cuộc ứng dụng CNTT trong các CQHCNN.

- Nhiều tỉnh, thành trong đã chú trọng tạo môi trường để thu hút nguồn vốn xã hội hóa cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN ở địa phương mình, cụ thể là đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực thể chế, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy theo hướng thật minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao. Nhận thức đúng đắn về vốn xã hội hóa trong ứng dụng CNTT trong các CQHCNN, lãnh đạo các tỉnh, thành đã có sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao nhằm đảm bảo việc thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng CNTT có hiệu quả, phòng và chống thất thoát, lãng phí.

Thông qua đó, đã tạo dựng được niềm tin của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chính quyền các tỉnh, thành cũng đã chú trọng củng cố đội ngũ thực hiện dự án ứng dụng CNTT, đảm bảo có đầy đủ năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt mục tiêu dự án; xây dựng các chương trình, dự án có hiệu quả.

- Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện lồng ghép các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN và vốn xã hội hóa vào kế hoạch ứng dụng CNTT trong các CQHCNN; thường

xuyên cập nhật, bổ sung danh mục dự án cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo tính hợp lý, khả thi trong thực hiện.

Bảng 4.8 phía dưới cho thấy:

- Tỷ trọng nguồn vốn NSNN trong tổng vốn đầu tư cho các dự án ứng dụng CNTT trong các CQHCNN ở các tỉnh, thành duy trì ở mức cao qua các năm giai đoạn 2010- 2020. Cùng với đó là tỷ trọng nguồn vốn xã hội hóa duy trì ở mức thấp.

- Tỷ lệ các dự án sử dụng nguồn vốn xã hội hóa và các dự án sử dụng kết hợp nguồn vốn NSNN với nguồn vốn xã hội hóa mặc dù còn thấp, nhưng đã có thấy xu hướng gia tăng qua các năm. Điều đó phần nào cho thấy các hành động của UBND các tỉnh, thành phố trong thu hút vốn xã hội hóa cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN đã có hiệu quả. Tuy nhiên mức độ hiệu quả còn chưa thật sự cao, do đó đây vẫn là vấn đề đặt ra đối với UBND các tỉnh trong việc huy động các nguồn tài chính cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN ở địa phương mình trong thời gian tới.

Bảng 4.8: Nguồn vốn cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tại 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010- 2022

Stt Nội dung ĐVT 2010 2015 2020 2021 2022

1 Tổng số dự án ứng dụng CNTT trong các CQHCNN (Đang triển khai + Có quyết định đầu tư mới trong năm). Trong đó:

Dự án

665 1.520 3.178 3.340 2.809

- Dự án sử dụng nguồn vốn NSNN 504 1.134 2.016 2.117 1.693

- Dự án sử dụng nguồn vốn xã hội hóa 126 274 980 1.078 970

- Dự án sử dụng kết hợp nguồn vốn NSNN và nguồn vốn xã hội hóa 35 112 182 145,6 145,6 2 Tổng nguồn vốn (Tổng mức đầu tư dự án) của các dự án ứng dụng CNTT trong

các CQHCNN. Trong đó: Tỷ

đồng

10.622 16.764 28.574 30.794 24.368

- Nguồn vốn NSNN 9.484 13.970 21.980 23.430 18.744

- Nguồn vốn xã hội hóa 1.138 2.794 6.594 7.364 5.623

3 Tỷ lệ vốn huy động so với kế hoạch

- Nguồn vốn NSNN % 92 95 98 98 97

- Nguồn vốn xã hội hóa 95 96 99 99 98,5

4 Tỷ trọng nguồn vốn xã hội hóa trong tổng nguồn vốn của các dự án ứng dụng

CNTT trong các CQHCNN của một số tỉnh, thành phố lấy ví dụ: % 10,7 16,7 23,1 23,9 23,1 - Nhóm tỉnh có trình

độ KT- XH cao

Hà Nội % 19,3 30,0 41,5 38,5 23,1

Đà Nẵng % 16,1 25,0 34,6 34,6 30,0

TP Hồ Chí Minh % 21,4 33,3 46,2 36,2 36,9

- Nhóm tỉnh có trình độ KT- XH thấp

Cao Bằng % 3,2 8,3 16,2 14,2 13,8

Kon Tum % 2,1 3,3 4,6 4,6 6,9

Sóc Trăng % 3,4 5,3 7,4 7,4 8,1

Nguồn: UBND các tỉnh, thành phố

Xem xét đến các nguyên nhân khiến cho việc huy động nguồn vốn xã hội hóa cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN của các địa phương chưa thật sự hiệu quả, luận án cho rằng có một số nguyên nhân cơ bản sau:

+ Tầm nhìn trong quy hoạch ứng dụng CNTT trong các CQHCNN của các địa phương còn kém, dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch thường xuyên. Và một khi đã có quy hoạch thì công bố không rõ ràng và còn mang tính cục bộ địa phương. Điều này khiến cho việc tiếp cận thông tin quy hoạch, đầu tư ứng dụng CNTT trong các CQHCNN đối với các nhà đầu tư bị hạn chế.

+ Các địa phương đều thiếu chính sách đặc thù, đột phát trong thu hút đầu tư cho các dự án ứng dụng CNTT. Mặc dù các địa phương một mặt đã áp dụng khá triệt để các chính sách hiện hành về khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện đầu tư các dự án ứng dụng CNTT trong các CQHCNN; mặt khác đã tích cực thực hiện công tác xúc tiến thu hút đầu tư thông qua nhiều hình thức ngày càng đa dạng, đặc biệt là xúc tiến tại chỗ tổ chức các chương trình hội thảo xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, chưa có nhiều địa phương xây dựng cho mình được những chính sách riêng, đặc thù, đột phá trong vấn đề này.

+ Những hạn chế trong công tác quản lý dự án đầu tư ứng dụng CNTT trong các CQHCNN từ khâu xác định và chuẩn bị dự án, đến công tác thẩm định, phê duyệt dự án. Vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn ở nội dung phía sau.

Bảng 4.9 phía dưới cho thấy, trong số 04 nội dung đánh giá thì chỉ có nội dung về “khả năng bố trí nguồn lực NSNN các cấp cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN” nhận được phản hồi tốt từ phía những người tham gia khảo sát; 03 nội dung còn lại bao gồm những đánh giá về chất lượng của các chính sách thu hút đầu tư tư nhân, về các hoạt động xúc tiến đầu tư tư nhân và hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN đều chỉ nhận được đánh giá ở mức trung bình. Tuy nhiên điểm bình quân đạt được của các nội dung này không quá thấp, điều này cho thấy các nội dung này có thể thực hiện tốt hơn trong tương lai khi mà chính quyền các tỉnh, thành có được những giải pháp trọng tâm, hiệu quả hơn.

Bảng 4.9: Kết quả điều tra xã hội học về huy động các nguồn tài chính cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tại các tỉnh, thành phố

Stt Nội dung đánh giá Mẫu

(người)

Điểm bình quân

(mean)

Độ lệch chuẩn 1 Đánh giá về chất lượng của các chính sách thu

hút đầu tư tư nhân cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN

344 3,30

(Trung bình) 0,529 2 Đánh giá về các hoạt động xúc tiến đầu tư tư nhân

cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN 344 3,25

(Trung bình) 0,642 3 Đánh giá về khả năng bố trí nguồn lực NSNN

các cấp cho hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN

344 3,85

(Tốt) 0,717 4 Đánh giá về hiệu quả quản lý, sử dụng các

nguồn lực tài chính cho ứng dụng CNTT trong các CQHCNN

344 3,40

(Trung bình) 0,611 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp bằng SPSS 4.2.3.2. Tuyên truyền cho các đối tượng về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

Thứ nhất, bộ máy tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN:

Bộ máy tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của công tác tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tới các đối tượng là CBCC, viên chức, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, thành phố. Sở TT&TT là đơn vị chịu trách nhiệm tuyên truyền, trong đó, có thể mô tả bộ máy tuyên truyền theo hình:

Hình 4.2: Cơ cấu bộ máy tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tại các tỉnh, thành phố

Nguồn: UBND các tỉnh, thành phố - Ban Lãnh đạo Sở TT&TT: Đứng đầu là Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công tác tuyên truyền. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về kết quả công tác tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN.

- Phòng Thông tin- Báo chí- Xuất bản là phòng chuyên môn thuộc Sở, chịu trách nhiệm tham mưu kế hoạch tuyên truyền, các văn bản chỉ đạo về công tác tuyên truyền, theo dõi, báo cáo công tác tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN cho lãnh đạo Sở. Tại các Phòng Thông tin- Báo chí- Xuất bản, do yêu cầu nhiệm vụ nên CBCC của phòng này của các địa phương 100% đều có trình độ đại học và thạc sĩ.

Với trình độ học vấn tương đối cao, những năm qua, các Phòng Thông tin- Báo chí- Xuất bản đã tham mưu lãnh đạo Sở TT&TT ban hành các văn bản chỉ đạo tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN có chất lượng tương đối tốt tới các cơ quan, đơn vị và báo, đài trên địa bàn tỉnh, thành phố đồng thời trực tiếp xây dựng nội dung tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở cấp xã, in tờ rơi cấp phát đến các cơ quan, đơn vị nhằm tăng cường tối đa công tác tuyên truyền ứng dụng CNTT.

- Trung tâm CNTT và Truyền thông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở TT&TT, được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN theo kế hoạch đã được phê duyệt. Hàng năm, Trung tâm CNTT và Truyền thông triển khai các lớp đào tạo, tập huấn tuyên truyền

Ban lãnh đạo Sở TT&TT Phòng Thông tin- Báo chí- Xuất bản

(Phòng chuyên môn tham mưu công tác tuyên truyền)

Trung tâm CNTT và Truyền thông (Đơn vị triển khai công tác tuyên truyền)

Phòng VH-TT huyện, UBND cấp xã (Đơn vị phối hợp tuyên truyền tại địa phương)

về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN; in ấn, phát hành tờ rơi, pano, áp phích; sản xuất các video hướng dẫn;... Các Trung tâm CNTT và Truyền thông được Sở TT&TT giao nhiệm vụ tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN thông qua các khóa tập huấn, đào tạo cho CBCC, viên chức cấp huyện, xã, và doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn. Tính đến hết năm 2020, 100% viên chức, người lao động tại các Trung tâm CNTT và Truyền thông các tỉnh, thành phố đều có trình độ đào tạo từ Cao đẳng trở lên (trong đó, tỷ trọng nhân lực có trình độ đại học chiếm cao nhất). Hàng năm các Trung tâm căn cứ kế hoạch tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN của Sở TT&TT để tiến hành lập kế hoạch triển khai nhiệm vụ và phối hợp các cơ quan, đơn vị tổ chức từ 03- 05 cuộc tập huấn cho CBCC, viên chức cấp huyện, xã với trung bình trên 200 người/ lớp; tổ chức 40- 50 lớp tập huấn, tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

- Để triển khai công tác tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN của Sở TT&TT đến các địa phương có hiệu quả thì việc phối hợp với các đơn vị cấp huyện, xã đóng vai trò rất quan trọng:

+ Ở cấp huyện có CBCC Phòng VH-TT là phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện, chịu trách nhiệm phối hợp với bộ phận tuyên truyền thuộc Sở TT&TT triển khai công tác tuyên truyền tại các huyện, đồng thời chỉ đạo cấp xã thực hiện công tác tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh cơ sở; theo dõi, báo cáo kết quả tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN về Sở TT&TT.

+ Ở cấp xã có hệ thống CBCC làm công tác truyền thông, chịu trách nhiệm vận hành hệ thống đài phát thanh cơ sở, phát các bản tin, bài tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN; Phối hợp cấp huyện, tỉnh triển khai các lớp đào tạo, tập huấn; cấp phát tờ rơi tuyên truyền đến các thôn, bản, làng.

Bảng 4.10 phía sau cho thấy, trình độ đào tạo của nhân lực bộ máy tuyên truyền (ở cấp tỉnh và cấp huyện) khá cao, đa số có trình độ từ đại học trở lên; tỷ lệ CBCC, viên chức đào tạo trình độ đại học và trên đại học được nâng lên rõ rệt qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu do yêu cầu của công việc đòi hỏi CBCC, viên chức phải tự học hỏi, nâng cao trình độ.

Bảng 4.10: Cơ cấu nhân lực của bộ máy tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tại 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010- 2022

Stt Tiêu chí ĐVT 2010 2015 2020 2021 2022

I Bố trí cán bộ

1 Cấp tỉnh (Sở TT&TT)

Người

602 714 805 835 858

- Lãnh đạo phụ trách công tác

tuyên truyền 140 168 196 206 212

- Công chức Phòng Thông tin- Báo chí- Xuất bản kiêm nhiệm công tác tuyên truyền

378 434 476 486 495

- Viên chức Trung tâm CNTT và Truyền thông triển khai công tác tuyên truyền

84 112 133 143 151

2 Cấp huyện (Phòng VH-TT) 2.212 2.318 2.632 2.722 2.753 - Lãnh đạo phụ trách công tác

tuyên truyền 1.246 1.288 1.288 1.328 1.351

- Công chức phụ trách công

tác tuyên truyền 966 1.030 1.344 1.394 1.402

3 Cấp xã

- CBCC phụ trách công tác

tuyên truyền 11.312 12.314 12.323 12.914 13.123 II Trình độ đào tạo chuyên

môn (tính tỷ lệ)

1 Cấp tỉnh (Sở TT&TT)

%

- Trên đại học 20,2% 23,5% 26,1% 27,7% 28,3%

- Đại học 27,9% 52,9% 62,0% 63,6% 63,6%

- Dưới Đại học 51,9% 23,5% 11,9% 8,7% 8,1%

2 Cấp huyện (Phòng VH-TT)

- Trên đại học 4,1% 5,4% 18,2% 18,9% 19,4%

- Đại học 11,4% 21,0% 26,5% 33,2% 33,9%

- Dưới Đại học 84,5% 73,6% 55,3% 47,9% 46,7%

3 Cấp xã

- Trên đại học 2,8% 8,9% 10,2% 12,2% 14,2%

- Đại học 30,0% 38,0% 40,0% 41,6% 42,4%

- Dưới Đại học 67,2% 53,1% 49,8% 46,2% 43,4%

Nguồn: Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố

Thứ hai, nội dung tuyên truyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN:

Trong giai đoạn 2010- 2022, với đối tượng sử dụng kết quả ứng dụng CNTT trong các CQHCNN chủ yếu là các tổ chức, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh, thành phố, trong đó nhiều đối tượng có trình độ CNTT chưa cao. Do vậy, UBND các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo Sở TT&TT xây dựng các nội dung tuyên truyền đa dạng, phong phú, ngắn gọn, trực quan sinh động, dễ hiểu, dễ tiếp cận phù hợp với trình độ nhận thức của các đối tượng như: Đăng tin, bài, xây dựng phóng sự tuyên truyền, hướng dẫn truy cập và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, Cổng thông tin điện tử Sở TT&TT; Biên soạn nội dung tuyên truyền thông qua bài đọc, thu âm và chỉ đạo các địa phương phát trên đài truyền thanh cơ sở cấp xã.Cụ thể:

- Tuyên truyền về cơ chế, chính sách:

+ Tuyên truyền các hoạt động hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các CQHCNN như hoạt động hướng dẫn trực tiếp các đối tượng lập tài khoản dịch vụ công trực tuyến và hướng dẫn nộp hồ sơ thủ tục hành chính thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến.

+ Tuyên truyền các chính sách của Trung ương và địa phương trong việc đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến như: Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ ban hành Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;...

- Tuyên truyền về điều kiện sử dụng dịch vụ công trực tuyến:

Để sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các CQHCNN, tổ chức, doanh nghiệp, người dân phải có những điều kiện:

+ Về cơ sở vật chất: tổ chức, doanh nghiệp, người dân khi tham gia dịch vụ công trực tuyến cần có máy tính hoặc điện thoại thông minh có kết nối internet.

+ Về trình độ: tổ chức, doanh nghiệp, người dân cần chuẩn bị kiến thức cơ bản về CNTT như soạn thảo văn bản và biết cách sử dụng, thao tác trên máy tính.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 117 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)