Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng công nghệ thông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 143 - 148)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

4.2. Thực trạng quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

4.2.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng công nghệ thông

- Về chủ thể thực hiện: Theo nguyên tắc chung, các loại dự án đầu tư bằng nguồn NSNN đều được thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát theo đúng pháp luật nhà nước quy định. Tuy nhiên, do đầu tư bằng nhiều nguồn vốn và bởi các chủ đầu tư khác nhau nên hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với một số dự án đầu tư ứng

dụng CNTT trong hoạt động của CQHCNN thời gian qua ở các tỉnh, thành phố chưa được thực hiện thống nhất. Sở TT&TT các địa phương là cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQHCNN sử dụng nguồn vốn NSNN. Tuy nhiên do nguồn nhân lực hạn chế nên công tác này thời gian qua chưa được Sở TT&TT các địa phương thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên về chất lượng, tiến độ, chi phí đầu tư. Việc này chủ yếu do chủ đầu tư tự làm và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Sở TT&TT cùng với các cơ quan QLNN có liên quan và các chủ đầu tư chưa có sự phối hợp tốt trong tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Trong giai đoạn 2010- 2020, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN được Sở TT&TT phối hợp với Sở KH&ĐT cùng các chủ đầu tư các dự án ứng dụng CNTTthực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 và Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/09/2019 thay thế Nghị định 102 nêu trên.

- Về mặt hình thức: Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN ở các tỉnh, thành phố gồm 02 hình thức là: đột xuất và định kỳ theo kế hoạch.

Trong giai đoạn nghiên cứu, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các tỉnh, thành phố đều đạt tỷ lệ thực hiện kế hoạch cao (hình thức thường xuyên). Tuy nhiên, tình trạng các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát quá thời hạn còn diễn ra, sự chậm trễ chủ yếu là ở giai đoạn ban hành Kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên bao gồm:

+ Một là, xuất phát từ việc các địa phương chưa bảo đảm được tính độc lập tương đối của thanh tra Sở TT&TT;

+ Hai là, do Sở TT&TT phải thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát ngoài kế hoạch trên các lĩnh vực khác. Với lực lượng thanh tra viên còn mỏng, nên thanh tra Sở TT&TT phải thực hiện ưu tiên cho những cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát quan trọng trước, điều đó cũng ảnh hưởng đến thời gian thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN.

+ Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh thực hiện hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát đột xuất trong những năm gần đây, mà phần lớn các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát

này đều đụng chạm đến những vụ việc phức tạp, những vụ việc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, đòi hỏi sự tập trung nhiều thời gian, nhân lực của Sở TT&TT. Trong khi nguồn lực của đơn vị chỉ đủ để thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Bảng 4.20: Hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN ở 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010 - 2022 (chỉ xét chủ thể

thực hiện là Sở TT&TT)

Đơn vị: Cuộc

Stt Chỉ tiêu 2010 2015 2020 2021 2022

1 Tổng số cuộc thanh tra 962 1.250 1.603 1.151 1.503 - Thanh tra thường xuyên theo kế hoạch 773 966 1288 773 1.030

- Thanh tra đột xuất 189 283,5 315 378 473

2 Số cuộc thanh tra trung bình của 01 tỉnh,

thành 15 20 25 18 24

3 Số cuộc kiểm tra 1.414 1.768 2.184 1.462 1.924 - Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch 1.288 1.610 1.932 1.159 1.546

- Kiểm tra đột xuất 126 158 252 302 378

4 Số cuộc kiểm tra trung bình của 01 tỉnh,

thành 22 28 35 23 31

5 Số cuộc giám sát và đánh giá các dự án

đầu tư 1.288 1.610 1.932 1.159 1.546 6 Số cuộc giám sát và đánh giá các dự án

đầu tư trung bình của 01 tỉnh, thành 20 26 31 18 25 Nguồn: Sở TT&TT các tỉnh, thành phố - Về mặt nội dung: Các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN ở các tỉnh, thành phố đã được thực hiện theo quy định hiện hành của trung ương về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động ứng dụng CNTT.

+ Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư ứng dụng CNTT trong các CQHCNN, bao gồm: thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đầu tư sản phẩm, dịch vụ CNTT. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát. Sở TT&TT có thể tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát mua sắm sản phẩm CNTT của đơn vị trực thuộc

Sở hoặc tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án ứng dụng CNTT do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư, xây dựng cơ bản trong lĩnh vực CNTT căn cứ theo quy định của pháp luật về đầu tư và đấu thầu.

+ Nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN, bao gồm: Việc chấp hành quy định của pháp luật về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin số;

Việc chấp hành quy định của pháp luật về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN; Việc chấp hành quy định của pháp luật về việc cung cấp, sử dụng thông tin, tài liệu mật trên môi trường mạng; Việc chấp hành quy định của pháp luật về phát triển nguồn nhân lực CNTT; Việc chấp hành quy định của pháp luật về phát triển dịch vụ CNTT; Việc chấp hành quy định của pháp luật về cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ ứng dụng và phát triển CNTT; Việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực CNTT; Việc chấp hành quy định của pháp luật về chế độ báo cáo trong lĩnh vực CNTT.

Bảng 4.21: Kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN ở 63 tỉnh, thành phố giai đoạn 2010- 2022

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015 2020 2021 2022

1 Số đơn vị được thanh tra

Đơn vị

773 966 1.288 1.151 1.503 2 Số đơn vị được kiểm tra 1.288 1.610 1.932 1.462 1.924

3 Số đơn vị được giám sát 20 26 31 18 25

4 Số dự án đầu tư được thanh tra

Dự án

28 35 63 155 189

5 Số dự án đầu tư được kiểm tra 35 56 95 151 170

6 Số dự án đầu tư được giám sát 14 28 63 28 33

7 Số đơn vị phát hiện sai phạm sau

thanh tra, kiểm tra, giám sát Đơn vị 0 0 0 3 5

-

Số đơn vị bị phát hiện sai phạm sau thanh tra, kiểm tra, giám sát trung bình 01 tỉnh, thành phố

Đơn vị 0 0 0 3 5

- Tỷ lệ sai phạm đã được xử lý % 100% 100% 100% 100% 100%

Nguồn: Sở TT&TT các tỉnh, thành phố

Nhìn chung, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN ở các tỉnh, thành phố trong giai đoạn này được đẩy mạnh và đổi mới theo hướng thanh tra, kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm theo từng lĩnh vực, nội dung, chuyên đề kết hợp nhiều lĩnh vực. Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát đã xây dựng và giữ được mối quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan từ đó có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của thanh tra, kiểm tra, giám sát. Số lượng, chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát ở các địa phương ngày một nhiều hơn, nội dung cụ thể, hệ quả pháp lý được giải quyết rõ ràng. Trong năm 2021-2022 có một số vụ việc vi phạm trong công tác đầu tư dự án CNTT tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dưng, Đồng Nai với nhà cung cấp Công ty Nhật Cường, Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC …

Bảng 4.22: Kết quả điều tra xã hội học về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tại các tỉnh, thành phố

Stt Nội dung đánh giá Mẫu

(người)

Điểm bình quân

(mean)

Độ lệch chuẩn 1

Đánh giá về sự hợp lý của hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN

344 3,65

(Tốt) 0,671

2

Đánh giá về sự phù hợp của nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN

344 3,58

(Tốt) 0,590

3

Đánh giá về việc tuân thủ quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN

344 3,54

(Tốt) 0,660

4

Đánh giá về chất lượng kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN

344 3,20

(Trung bình) 0,614

5

Đánh giá về việc đảm bảo thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN

344 3,26

(Trung bình) 0,604 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu sơ cấp bằng SPSS

Qua đánh giá của các CBCC được hỏi cho thấy nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN tại các tỉnh, thành phố đã được tổ chức thực hiện khá bài bản, đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước về các hoạt động này. Tuy nhiên, chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được đánh giá tốt khi 02 tiêu chí phản ánh yếu tố này chỉ nhận được đánh giá ở mức trung bình. Nguyên nhân như đã phân tích ở phía trước là do những hạn chế về nguồn nhân lực, do áp lực lớn từ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của ngành. Trong thời gian tới, chính quyền các tỉnh, thành phố cần có biện pháp hữu hiệu hơn cho vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 143 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)