Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 166 - 169)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

4.4. Đánh giá quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

4.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

4.4.3.1. Những nguyên nhân thuộc về chính quyền cấp tỉnh

- Nhiều lãnh đạo các CQHCNN ở các địa phương chưa thực sự coi CNTT là phương tiện chủ lực để đi tắt, đón đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; một bộ phận lớn CBCC, viên chức trong các CQHCNN chưa nhận đúng vị trí, vai trò của ứng dụng CNTT để thay đổi phương thức hoạt động, nâng cao năng suất lao động, cải cách quy trình, thủ tục hành chính; một bộ phận lãnh đạo CQHCNN chưa quyết tâm hành động trong ứng dụng CNTT, có nhận thức nhưng không hoặc chưa hành động quyết liệt.

- Hoạt động quản lý đội ngũ CBCC, viên chức QLNN về ứng dụng CNTT trong CQHCNN nói chung, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói riêng còn cho thấy những hạn chế. Cụ thể: Một là, hoạt động xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng còn mang tính hình thức, chưa thật sự có các căn cứ khoa học, còn thiếu những thông tin xác thực. Hai là, công tác lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa sát, mới chú trọng đến những nhiệm vụ hiện tại, chưa có chiến lược lâu dài. Ba là, nội dung đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được chú trọng, nhưng chưa bao quát được hết các chức năng, nghiệp vụ của ngành; một số chương trình, tài liệu chuyên sâu còn chậm được cập nhật đổi mới.

- Nguồn lực ngân sách của các địa phương dành cho hoạt động ứng dụng CNTT trong CQHCNN khá hạn chế, phụ thuộc vào ngân sách của trung ương cấp. Bên cạnh đó, hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này ở nhiều địa phương rất thấp.

- Sự phối hợp giữa Sở TT&TT với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong QLNN về ứng dụng CNTT trong CQHCNN chưa thật sự nhuần nhuyễn, bao gồm cả quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư ứng dụng CNTT trong các cơ quan, lẫn việc phối hợp quản lý dự án và thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó

- Ở các tỉnh, thành phố, còn nhiều CQHCNN chưa xây dựng quy chế, quy định về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan, như quy định về quản lý, sử

dụng hệ thống thư điện tử, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, an toàn, bảo mật thông tin; hoặc đã xây dựng nhưng thực hiện không hiệu quả. Nhiều cơ quan cũng chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật an toàn an ninh thông tin tại đơn vị mình và công tác quản lý và triển khai các dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của đơn vị.

4.4.3.2. Những nguyên nhân thuộc môi trường bên ngoài chính quyền cấp tỉnh - Một số chính sách của Nhà nước về ứng dụng CNTT trong CQHCNN và QLNN về ứng dụng CNTT trong CQHCNN còn cho thấy những bất cập do còn thiếu tính thống nhất hoặc chưa đảm bảo tính kịp thời, làm giảm tính khả thi khi triển khai các chính sách khác. Cụ thể:

+ Chính sách về giảm chi tiêu ngân sách trong hoạt động hành chính (hay nói cách khác là chính sách tiết kiệm chi tiêu công) của Chính phủ, đầu tư cho CNTT (đặc biệt là các dự án lớn) cũng thuộc danh mục xem xét cắt giảm hoặc tạm dùng triển khai.

Điều này đã gây ra sự ngưng trệ, hoặc gián đoạn việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, cũng như cập nhật công nghệ mới phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN của các địa phương.

+ Chính sách về lưu trữ hồ sơ, tài liệu điện tử: Đến nay, các Bộ có chức năng vẫn chưa thể ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về thực hiện lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu điện tử (mặc dù, Luật, Nghị định đã quy định về vấn đề này đã ban hành nhiều năm).

Chính vì vậy, văn bản điện tử vẫn chưa thể có giá trị pháp lý đầy đủ để các CQNN cũng như xã hội yên tâm sử dụng, thừa nhận. Đây là một yếu tố lý giải vì sao mức độ sử dụng văn bản điện tử còn hạn chế.

+ Chưa có chính sách riêng về định hướng công nghệ, mô hình chung về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN, cũng như các chính sách đã ban hành chưa chú trọng, không rõ ràng về nội dung này. Chính vì điều này đã dẫn tình trạng hiện nay có nhiều sự khác nhau về công nghệ, mô hình ứng dụng CNTT giữa các Bộ, các địa phương. Đây chính là lý do tại sao sự kết nối giữa các hệ thống gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thế kết nối do không tương thích về công nghệ.

+ Chính sách về thanh toán tài chính: Theo quy định hiện hành, hầu hết các hồ sơ thanh toán chí phí liên quan hoạt động QLNN đều yêu cầu văn bản giấy. Như vậy có thể nói một lượng văn bản lớn chưa thể sử dụng văn bản điện tử và giao dịch qua phương

tiện điện tử.

- Mô hình, hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng hệ thống CNTT trong CQHCNN:

+ Các cơ sở dữ liệu, hệ thống quốc gia quan trọng chưa được triển khai làm nền tảng phát triển Chính phủ điện tử gồm: CSDL quốc gia về Dân cư do Bộ Công an làm cơ quan chủ quản; CSDL Đất đai quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan chủ quản; CSDL quốc gia về Tài chính do Bộ Tài chính làm cơ quan chủ quản; CSDL CBCC, viên chức và cán bộ công chức cấp xã do Bộ Nội vụ làm cơ quan chủ quản;

Cổng Dịch vụ công quốc gia do Văn phòng Chính phủ làm cơ quan chủ quản, do đó việc triển khai các hệ thống thông tin quản lý quan trọng của các địa phương cấp tỉnh tỉnh gặp nhiều khó khăn.

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước: Một số địa phương do trình độ phát triển KT- XH chưa cao, mức độ tiếp cận với CNTT của người dân còn thấp, nên trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của CBCC, viên chức và người dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp, tiếp nhận các dịch vụ của các CQNN thông qua ứng dụng CNTT; một bộ phận CBCC, viên chức ở các địa phương chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành, chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin. Cùng với đó, nhiều cán bộ ở địa phương lãnh đạo chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, thiếu quyết liệt, chưa gương mẫu trong ứng dụng CNTT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Luận án đã linh hoạt trong việc sử dụng hệ thống thông tin, số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được để phân tích, đánh giá thực trạng 04 nội dung của công tác QLNN của CQCT về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN, đồng thời đánh giá mối quan hệ giữa tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp của công tác QLNN của CQCT về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN với 04 nội dung của nó. Kết quả phân tích, đánh giá đã cho thấy những điểm nổi bật cần phải có giải pháp hoàn thiện và thứ tự ưu tiên các giải pháp, nguồn lực cho các giải pháp đó để đảm bảo nâng cao được tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp của công tác QLNN trong điều kiện nguồn lực có hạn của chính quyền các địa phương trên cả nước.

CHƯƠNG 5

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VỀ ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 166 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)