Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 175 - 178)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

5.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

5.2.2. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ thông

- UBND các tỉnh, thành phố cần tiến hành rà soát lại các quy định của tỉnh, thành phố về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn của tỉnh, thành phố liên quan đến công tác QLNN về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN để có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, nhất là phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQHCNN. Tránh chồng chéo, gây khó khăn đối với hoạt động quản lý, vận hành và hướng dẫn, hỗ trợ các CQNN trong việc triển khai, vận hành và sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT và cơ sở hạ tầng CNTT dẫn tới cản trở sự thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQHCNN.

- Củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ, công chức của Sở TT&TT, Phòng VH-TT cấp huyện. Cùng với đó là tổ chức bộ máy của các đơn vị sự nghiệp công ích về CNTT của tỉnh, thành phố. Ở cấp tỉnh là Trung tâm CNTT và Truyền thông thuộc Sở TT&TT (tới đây là Cổng thông tin điện tử), ở cấp huyện là Trung tâm

CNTT thuộc Văn phòng HĐND- UBND. Đảm bảo đủ biên chế hoạt động cho Sở TT&TT và phòng VH-TT cấp huyện cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu bắt buộc đối với phòng VH-TT các huyện, thành phố là phải có ít nhất một cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên làm công tác QLNN về CNTT trên địa bàn. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác chuyên trách về CNTT của các Sở, Ban, ngành và các đơn vị sự nghiệp về CNTT, đặc biệt là các kiến thức chuyên sâu như:

quản trị mạng; an toàn, an ninh mạng; phát triển các ứng dụng CNTT. Gắn đào tạo về kỹ năng với nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT về vai trò của công tác QLNN về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQHCNN.

Để thực hiện việc này, cần phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ chuyên trách về CNTT; đào tạo kiến thức nâng cao về quản trị mạng tại các CQHCNN bởi đây là đội ngũ cán bộ chuyên trách là điều kiện để bảo đảm cho việc ứng dụng CNTT được ổn định và cải tiến thường xuyên. Hằng năm, cân đối thêm nguồn lực cho chương trình phát triển và ứng dụng CNTT để hiện đại hóa nền hành chính, trong đó ưu tiên các tỉnh miền núi, các tỉnh còn nhiều khó khăn.

- Nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ứng dụng và phát triển CNTT trong cả nước chưa thể đạt được hiệu quả cao là do việc chưa nhận thức và đánh giá đúng được vai trò của việc ứng dụng CNTT. Việc nhận thức ở đây trước hết phải bắt đầu ở các cấp lãnh đạo rồi đến các công chức, viên chức. Do đó, để thực hiện được giải pháp này cần tập trung một số biện pháp cơ bản sau:

+ Tổ chức các hội nghị triển khai các quan điểm, chủ trương về ứng dụng CNTT.

Đồng thời cần quán triệt quan điểm đầu tư cho CNTT là đầu tư cho phát triển ở tất cả các cấp các ngành, xây dựng và duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT, đặt biệt là các cơ quan kế hoạch, tài chính,... Kết hợp với các hội thảo để giới thiệu các tính năng mà việc ứng dụng CNTT có thể đem lại, đồng thời cung cấp thông tin về tình hình phát triển và kinh nghiệm ứng dụng CNTT của các cơ quan, địa phương đã triển khai thành công.

+ Tăng cường trang bị kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ công chức. Trong công tác đào tạo cần lưu ý phân loại đối tượng để có chương trình và nội dung đào tạo phù hợp. Đối với đội ngũ nhân viên, những người thực hiện ở mức tác

nghiệp nào sẽ có chương trình đào tạo các kỹ năng tương ứng.

+ Tạo ra các hiệu ứng lan tỏa bằng cách tổ chức các phòng trào, các hội thi ứng dụng CNTT cho đơn vị, hội thi lãnh đạo ứng dụng CNTT giỏi hay có hiệu quả ở các cấp. Từ đó, khuyến khích được việc tự nâng cao trình độ, tăng nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT ở các đơn vị, đồng thời tạo được môi trường học tập kinh nghiệm giữa các lãnh đạo nói riêng và các mô hình ứng dụng CNTT ở đơn vị nói chung.

+ Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các cơ sở đào tạo CNTT, thị trường công nghiệp CNTT và hệ thống Internet được phát triển rộng khắp trong huyện.

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và hướng dẫn khai thác các loại dịch vụ công đã được cung cấp dưới sự hỗ trợ của CNTT đến từng những người dân và các doanh nghiệp.

- Xây dựng chính sách đạo tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách phát triển các ứng dụng cho các cơ quan ở mỗi địa phương. Ưu tiên đào tạo cho cán bộ quản lý CNTT chuyên trách và đội ngũ sẵn có. Trong công tác tuyển dụng, đơn vị chịu trách nhiệm ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước cần tăng cường chủ động liên hệ ở các đơn vị đào tạo CNTT trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về ứng dụng CNTT trong các CQHCNN:

+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với ứng dụng CNTT trong các CQHCNN, tạo bước chuyển biến từ nhận thức đến hành động tại các cấp, các ngành, trong cán bộ, đảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp và người dân.

+ Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành, phòng chống tội phạm, đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn,...

- Tập trung phát triển nguồn nhân lực:

+ Củng cố nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo. Gắn nội dung đào tạo chuyên ngành viễn thông, công nghệ thông tin với đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, gắn với nâng cao trình độ và khả năng ứng dụng CNTT. Tăng cường xã

hội hóa công tác đào tạo, phổ cập CNTT cho người dân.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT từ cấp tính đến cấp huyện. Tăng số lượng định biên công chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông cho Sở Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 175 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)