Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 178 - 187)

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

5.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

5.2.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

5.2.3.1. Giải pháp về huy động các nguồn tài chính cho ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

- HĐND cấp tỉnh, huyện cần xem xét việc cân đối nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, dự án trọng điểm về ứng dụng CNTT trên địa bàn huyện theo quy định của Luật Ngân sách.

- Đảm bảo cấp vốn từ ngân sách tỉnh, thành phố hàng năm đầu tư cho các dự án ứng dụng CNTT tại các sở, ban, ngành tỉnh, thành phố, UBND cấp huyện, cấp xã, các hệ thống ứng dụng dùng chung và đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh, thành phố nói chung và cho từng huyện nói riêng. Các địa phương cần dành tối thiểu 1% tổng chi ngân sách địa phương cho hoạt động ứng dụng, phát triển CNTT, đồng thời ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí khoa học công nghệ cho việc ứng dụng CNTT trong nhiệm vụ khoa học công nghệ và đầu tư hạ tầng thông tin khoa học công nghệ theo quy định tại Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về CPĐT.

- UBND tỉnh, thành phố cần phối hợp với UBND cấp huyện, xây dựng biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp đủ năng lực và điều kiện tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ hoạt động của CQNN dưới hình thức xây dựng- chuyển giao (BT) hoặc xây dựng- khai thác- chuyển giao (BOT) hoặc thuê toàn bộ hạ tầng CNTT, phần mềm và các dịch vụ. Khuyến khích huy động các nguồn vốn đầu tư khác ngoài ngân sách hàng năm cho kế hoạch, tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển nền tảng phục vụ CQĐT.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng; đa dạng hóa các dịch vụ CNTT. Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT. Nghiên cứu, áp dụng mô hình hợp tác công tư phù hợp cho các dự án phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ công nghệ

thông tin và truyền thông.

- Tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn FDI cho các dự án lớn.

- Mỗi địa phương cần tăng cường hợp tác với các địa phương trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia:

+ Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin của các cơ quan Trung ương, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về tri thức, kinh nghiệm trong nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh về CNTT. Chủ động đăng cai tổ chức các sự kiện CNTT; hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm; thành lập Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tốt của các địa phương và doanh nghiệp.

+ Thúc đẩy hợp tác với các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia. Tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu, phát triển về công nghệ, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

- Song song với huy động, thì việc tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng CNTT cũng hết sức cần thiết. Trước hết là việc tin học hóa một số khâu công việc cần thiết.

Tin học hóa ở đây có thể hiểu là việc đưa các chương trình ứng dụng vào thực hiện các công việc như: điều hành, quản lý của lãnh đạo; tác nghiệp của nhân viên; và việc cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần hiện trạng, vẫn chưa có nhiều địa phương có sự đột phát về vấn đề này. Việc ứng dụng CNTT ở các CQHCNN đa số vẫn là dừng lại ở việc soạn thảo văn bản và trao đổi thông tin qua mạng nội bộ (qua phần mềm VNPT-ioffice). Tuy đã có một số ứng dụng được viết theo yêu cầu riêng nhưng vẫn còn ít, cần còn hoạt động độc lập chưa phát huy được hết hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, việc phát triển các trang web còn manh mún, giao diện chưa được nhất quán và mức độ cung cấp các dịch vụ công cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ 2, 3. Do đó, trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:

+ Thường xuyên sử dụng hệ thống hòm thư điện tử công vụ để trao đổi công việc và văn bản thay thế toàn bộ cho địa chỉ Gmail thường dùng. Sử dụng có hiệu quả mạng nội bộ để trao đổi công việc cũng như công tác quản lý, điều hành (VNPT-ioffice). Chỉ đạo triệt để việc ứng dụng chữ ký số trong phát hành văn bản.

+ Ứng dụng các công nghệ truyền thông đa phương tiện để thực hiện việc trao đổi thông tin, điều hành, đào tạo từ xa và họp qua mạng. Điều này sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác lãnh đạo, điều hành, đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí tổ chức hội họp.

+ Phát triển mới các ứng dụng hay các hệ thống thông tin phục vụ cho điều hành và tác nghiệp. Điểm lưu ý khi triển khai bất kỳ dự án xây dựng hệ thống thông tin nào cũng cần tiến hành hoạt động phân tích thiết kế hệ thống thông tin.

5.2.3.2. Giải pháp về tuyên truyền cho các đối tượng về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

- Hoàn thiện nội dung tuyên truyền:

+ Bên cạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện TTHC trên Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh, thành phố, Sở TT&TT cần kết hợp nội dung nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến tức là người dân cần sử dụng CNTT vào việc gửi, nhận hồ sở TTHC, tuy nhiên trình độ sử dụng CNTT của người dân các xã, phường, thị trấn còn hạn chế, nhất là tại các xã, phường, thị trấn vùng sâu, vùng xa. Do vậy, việc kết hợp nội dung tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến với nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT là điều rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 là giai đoạn trọng tâm trong việc thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử và công dân trở thành công dân điện tử.

+ Tăng cường tuyên truyền đến tổ chức, doanh nghiệp, người dân sử dụng dịch vụ bưu chính công ích trong gửi, nhận hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính. Để tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại khi thực hiện thủ tục hành chính thì việc tổ chức, doanh nghiệp, người dân sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để giải quyết thủ tục hành chính là xu hướng tất yếu, qua dịch vụ bưu chính công ích, người dân có thể nhận kết quả thủ tục hành chính ngay tại nhà mà không cần phải đến trực tiếp Trung tâm dịch vụ Hành chính công. Do vậy, việc tuyên tuyền những lợi ích trên là rất quan trọng, cần triển khai song song với việc tuyên truyền sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để người dân được biết và sử dụng.

- Hoàn thiện hình thức và công cụ tuyên truyền:

+ Tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử Sở TT&TT:

Tăng cường cập nhật thông tin và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Sở TT&TT nhằm tạo được nhiều kênh tuyên truyền rộng khắp trên môi trường mạng để người dân dễ dàng tìm kiếm, tìm hiểu về dịch vụ công trực tuyến. Theo kết quả khảo sát, khi một người dân sử dụng công cụ tìm kiếm Google để tra cứu từ khóa “dịch vụ công trực tuyến Hà Tĩnh”, ngày lập tức sẽ có hàng chục nghìn kết quả liên quan, trong đó dẫn đầu là các tin tức từ Cổng dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử tỉnh, thành phố, Cổng thông tin điện tử các địa phương, sở, ban, ngành... Qua đó có thể thấy hiện nay phần lớn người dân tra cứu, tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến thông qua hình thức trực tuyến, đây là hình thức đơn giản, tiện dụng và giảm thời gian, chi phí nhất, thông qua hình thức này, người dân có thể đặt câu hỏi cho cơ quan nhà nước thông qua chuyên mục “Hỏi đáp” hoặc “Doanh nghiệp hỏi, cơ quan nhà nước trả lời” trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, thành phố.

Ngoài các chuyên mục tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến, trên cổng thông tin điện tử của Sở cần bổ sung chuyên mục khảo sát sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến thông qua môi trường mạng. Điều này sẽ giúp người dân đánh giá khách quan, nhanh chóng để góp ý về chất lượng dịch vụ công trực tuyến, giúp cơ quan Nhà nước có thể nắm bắt được chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thái độ phục vụ của CBCC thực hiện thụ lý hồ sơ để có những biện pháp khắc phục, điều chỉnh phù hợp.

+ Tuyên truyền trên các cơ quan báo chí:

Tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, Đài PTTH thường xuyên đăng tải tin, bài, phóng sự tuyên truyền các văn bản, chính sách về dịch vụ công trực tuyến mới để nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận. Dự trù nguồn kinh phí để Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố xây dựng những tiểu phẩm, phóng sự về dịch vụ công trực tuyến của Sở TT&TT, tôn vinh, biểu dương những cá nhân tiêu biểu trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Để đạt được chỉ tiêu về số lượng, chất lượng tin, bài, phóng sự, Sở TT&TT cần nhanh chóng xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu báo cáo về công tác cải cách hành chính nói chung và dịch vụ công trực tuyến nói riêng trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, thành phố nhằm giúp các cơ quan báo chí có thể báo cáo nhanh chóng về Sở quá trình thực hiện các nội dung tuyên truyền để Sở nắm bắt và có những chỉ đạo phù hợp.

+ Tuyên truyền qua tờ rơi, băng rôn, áp phích:

Ngoài việc lắp đặt pano, áp phích, khẩu hiệu tại các cơ quan Nhà nước, các Trung tâm dịch vụ hành chính công cần bổ sung lắp đặt qua hệ thống giáo dục từ các trường mầm non, Tiểu học, Trung học đến các trường Đại học, Cao đẳng... bằng các khẩu hiệu, hình ảnh trực quan, sinh động và phù hợp với từng lứa tuổi nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng tới thế hệ trẻ để hình thành ý thức, tầm quan trọng trong việc ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính.

Bên cạnh lắp đặt Pano, áp phích, khẩu hiệu truyền thống, Sở TT&TT cần chỉ đạo xây dựng pano, áp phích, khẩu hiệu điện tử để phát trên các màn hình Led công cộng tại các công viên, đường phố hay tại các cơ quan, đơn vị. Đây là hình thức tuyên truyền đơn giản, tiện ích và chi phí thấp nhưng lại phát huy hiệu quả nhất vì trên màn hình Led có thể xây dựng hình ảnh trực quan, sinh động và có thể thay đổi, cập nhật thường xuyên.

Việc tuyên truyền qua hình thức phát tờ rơi đã được Sở TT&TT áp dụng khá sớm, trong những năm qua đã phát hành hàng triệu tờ rơi đến các địa phương, tuy nhiên với hình thức phát tờ rơi truyền thống như hiện nay có nhược điểm chi phí in ấn, phát hành cao, hiệu quả mang lại chưa tương xứng với sự đầu tư, do vậy những năm tới, Sở TT&TT nên xây dựng, thiết kế tờ rơi điện tử, phát hành thông qua hệ thống Cổng, Trang thông tin điện tử và nhắn tin hình ảnh qua mạng xã hội Zalo. Ngày nay tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh ngày càng cao và hầu hết đều tham gia mạng xã hội zalo, facebook, do vậy đây là kênh thông tin hết sức hiệu quả, nhanh chóng và tiện ích.

+ Tuyên truyền qua tập huấn, đối thoại:

Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn về dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân với số lượng gấp đôi hiện nay. Hình thức tuyên truyền thông qua các lớp đào tạo, tập huấn là hình thức truyền tải thông tin hiệu quả nhất vì tổ chức, doanh nghiệp, người dân có thể đối thoại, trao đổi trực tiếp với các giảng viên để được hướng dẫn trực tiếp và giải đáp những thắc mắc về dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của lớp đào tạo, tập huấn thì số lượng tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia lớp hạn chế (dưới 200 người/lớp) do vậy cần tăng số lượng lớp đào tạo, tập huấn để có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân có thể tiếp cận hình thức tuyên truyền này hơn qua đó tăng hiệu quả về tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến.

+ Tuyên truyền thông qua hệ thống trạm Truyền thanh cơ sở:

Đây là mô hình tuyên truyền sát thực với người dân địa phương, truyền tải thông tin nhanh chóng, thường xuyên thông qua cán bộ phụ trách thông tin cơ sở tại các xã, phường, thị trấn. Do vậy, cần tăng cường số lượng bản tin, thời lượng phát sóng trên hệ thống truyền thanh cơ sở để người dân được lắng nghe và hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Bên cạnh việc tăng cường thời lượng phát sóng thì công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng biên soạn, đọc tin, bài trên hệ thống TTCS cho cán bộ phụ trách truyền thanh cơ sở ở cấp xã cần được chú trọng tổ chức thường xuyên nhằm cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới cho cán bộ phụ trách TTCS.

+ Tuyên truyền bằng các hình thức khác:

Ngoài các hình thức tuyên truyền truyền thống nêu trên, trong thời đại bùng nổ về CNTT như hiện nay, việc sử dụng điện thoại di động để theo dõi tin tức trở thành một nhu cầu thiết yếu của người dân. Vì vậy, việc tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến trên mạng xã hội có đã tạo được sự lan tỏa rất nhanh và hiệu quả tích cực, tuy nhiên việc tuyên truyền dịch vụ công trực tuyến trên mạng xã hội vẫn được coi là kênh tuyên truyền không chính thức, do đó trong thời gian tới, Sở TT&TT tỉnh, thành phố cần tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành quy định về việc đẩy mạnh tuyên truyền bằng hình thức này, đồng thời bố trí kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả.

- Một số giải pháp khác:

+ Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, chuyên đề trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội nghị, hội thảo để nâng cao nhận thức cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong các CQHCNN đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

+ Nâng cao nhận thức của tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong việc khai thác, sử dụng các dịch vụ công trên nền ứng dụng CNTT hiện đại. Nâng cao văn hóa khai thác và sử dụng dịch vụ công trên nền ứng dụng CNTT hiện đại, nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội văn minh.

5.2.3.3. Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước

- UBND các tỉnh, thành cần xây dựng đề án khảo sát, phân loại, đánh giá nguồn nhân lực CNTT hiện có. Trên cơ sở đó, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ này.

Việc khảo sát, phân loại và đánh giá này nhằm mục đích xác định số lượng nguồn nhân lực CNTT, trình độ đào tạo, chuyên ngành chuyên sâu, nơi đào tạo,... Dựa trên kết quả khảo sát này, tỉnh, thành sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch bổ sung, đào tạo, đào tạo lại nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT vào hoạt động của các CQHCNN và phát triển KT- XH của địa phương.

- Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT cần phải xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng. Muốn vậy, hàng năm tỉnh, thành phố cần phải dành ra những khoản chi nhất định từ ngân sách hoặc huy động từ các nguồn vốn khác nhau nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo CNTT như: xây dựng hệ thống đường truyền dữ liệu, mạng máy tính, hình thành trung tâm đào tạo CNTT,... Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cần xây dựng cơ chế khuyến khích, đãi ngộ, nhằm thu hút đội ngũ cán bộ giảng viên CNTT trong tỉnh, thành phố và các địa phương khác về công tác tại địa phương.

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT. Vấn đề đa dạng hoá các hình thức đào tạo ở đây có thể được tiến hành như: đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn; đào tạo tập trung, đào tạo phi tập trung; mở rộng liên kết, hợp tác đào tạo với các cơ quan Trung ương...

Đa dạng hoá đối tượng đào tạo ở đây bao gồm đội ngũ chuyên gia về CNTT; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên của các Sở, Ban, ngành, địa phương; tuỳ theo từng loại đối tượng đào tạo, tỉnh, thành phố cần xây dựng chương trình, có hình thức đào tạo phù hợp với những yêu cầu và mục đích khác nhau.

Đối với cán bộ lãnh đạo, có thể áp dụng hình thức đào tạo ngắn hạn và phi tập trung đối cho đối tượng này. Chương trình đào tạo cần phải ngắn gọn, phù hợp nhằm đạt mục tiêu trang bị những kiến thức chung về CNTT và sử dụng thành thạo những kiến thức này vào quá trình lãnh đạo, điều hành và QLNN về ứng dụng CNTT.

Đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT trong CQNN, đây là đội ngũ cán bộ có trách nhiệm triển khai, vận hành và duy trì sự hoạt động bình thường của các hệ thống thông tin và giúp đỡ người khác khai thác có hiệu quả hệ thống này. Đội ngũ này

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước (Trang 178 - 187)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(208 trang)