CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
5.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
5.2.4. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
5.2.4.1. Giải pháp về bộ máy thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định về tiêu chuẩn để chuẩn hóa đến từng chức danh làm việc trong cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Xác định rõ những điều kiện, tiêu chuẩn về mặt chuyên môn, nghiệp vụ; những kiến thức pháp lý cơ bản phải biết và phẩm chất đạo đức, lối sống của CBCC trong cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC thanh tra, kiểm tra, giám sát. Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo lại cần phải được tiến hành thường xuyên. Áp dụng hình thức thi tuyển cạnh tranh các chức danh chuyên môn, vị trí lãnh đạo trong đơn vị nhằm nâng cao tinh thần tự giác học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC làm công tác này.
- Cần đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ CBCC thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT gắn với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tiễn; phải chuẩn hóa đội ngũ về mặt chuyên môn và nghiệp vụ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và đạo tạo lại đội ngũ CBCC.
- Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, đây là một trong những yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT.
Quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra ngày càng tạo sức ép đối với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT, phải tiến hành công tác trong thời gian ngày càng ngắn lại nhưng tính phức tạp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT ngày càng tăng.
- Cần thường xuyên tổng kết thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT để rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra; việc chỉ đạo, điều hành Đoàn thanh tra, kiểm tra; những vấn đề cần lưu ý, kinh nghiệm khi triển khai thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh các chuẩn mực đạo đức CBCC làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Nâng cao phẩm chất đạo đức CBCC của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư ứng dụng CNTT trong các CQHCNN.
5.2.4.2. Giải pháp về xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Đẩy mạnh việc điều tra khảo sát thực tế hoạt động quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN của các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị. Việc này cần phải kết hợp chặt chẽ với việc đánh giá quá khứ tuân thủ pháp luật trong hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN của các đơn vị, cùng với việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt đông của các đơn vị.
- Tiếp tục hoàn thiện bản kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN: Một là, nội dung kế hoạch cần có trọng tâm, trọng
điểm, tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh quản lý, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng; Hai là, lựa chọn, đề xuất nội dung thanh tra, kiểm tra chuyên đề diện rộng, cần đề xuất cụ thể chuyên đề, nêu rõ nội dung, phạm vi, cơ quan phối hợp; Ba là, cần phân định rõ hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành; Bốn là, trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, cần đề xuất các giải pháp cụ thể trong chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.
5.2.4.3. Giải pháp về quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Xây dựng quy trình lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQHCNN hàng năm: Công tác này liên quan đến việc chọn lựa những đối tượng, nội dung, lĩnh vực nào để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, thời điểm thực hiện, lấy thông tin như thế nào,... Do đó, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát phải phù hợp với chương trình, định hướng của thanh tra, kiểm tra, giám sát cấp trên; phù hợp với trọng tâm, nội dung đầu tư ứng dụng CNTT trong các CQHCNN theo từng thời điểm.
- Xây dựng quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành cách thức thực hiện. Quy trình để tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính nói chung đã được các địa phương xây dựng khác chi tiết. Tuy nhiên, đối với thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong ứng dụng CNTT trong các CQHCNN, một số công việc trong các bước cũng có thể xây dựng thành một quy trình, các biểu mẫu, ví dụ công tác khảo sát trong bước chuẩn bị thanh tra, kiểm tra; xây dựng kế hoạch của cuộc thanh tra, kiểm tra:
mục đích, nội dung, phạm vi, phương pháp, thời gian thanh tra, kiểm tra,... Kế hoạch này thường có mẫu chung, trừ các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, thanh tra, kiểm tra chuyên đề hay thanh tra, kiểm tra diện rộng. Kế hoạch riêng của nội bộ đoàn phân công công việc cho các thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra, kiểm tra báo cáo, lập tiến độ cho cuộc thanh tra, kiểm tra.
Xác định nội dung thanh tra, kiểm tra trong từng dự án đầu tư ứng dụng CNTT trong các CQHCNN cụ thể là rất quan trọng, vì mục đích, nội dung nêu trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường rất chung chung và giống nhau (ví dụ như kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quá trình đầu tư...). Do đó, mỗi dự án cụ thể phải tìm ra những đặc thù riêng để đưa vào nội dung trọng tâm thanh tra,
kiểm tra. Đối với các nghiệp vụ hầu hết các công tác đều có thể xây dựng sẵn các biểu mẫu. Việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian và bảo đảm tính thống nhất trong công tác thanh tra, kiểm tra.