Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngo ài
R. Gentilini (1886), Les Voies de Communication en Cochinchine, Paris: Éditeur Publications du Journal le Gènie civil, 290 pages: Tác phẩm này được ra đời sau thời gian tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho bắt đầu đưa vào hoạt động và khai thác nên tác giả phản ánh khá chi tiết về hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt ở Đông Dương. Trong đó, đưa ra những tranh luận sôi nổi, quyết liệt giữa Giám đốc Công ty Vận tải đường sông Nam Kỳ với Hội đồng thuộc địa về dự án, khảo sát và trình bày khá rõ nét về những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho. Vì vậy, tác giả chưa nghiên cứu đến tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa và Sài Gòn – Lộc Ninh, nơi vận chuyển “vàng trắng” để làm giàu cho giới tư bản Pháp.
Công trình nghiên cứu La Colonisation de la Cochin-Chine: manuel du colon năm 1898 của Enjoy Paul De, Paris: Éditeur Société d'Ed. Scientifiques, 392 pages, Hồ sơ số 5451, TTLTQG II: Công trình phản ánh cơ cấu tổ chức hành chính của người Pháp và người bản xứ, tình hình kinh tế trong việc khai thác lâm nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt: rau quả, cây thực phẩm và trang trí; chăn nuôi), thương mại và công nghiệp, săn bắn, đánh cá cũng như quy trình xin chuyển nhượng đất đai và việc sử dụng đồng tiền Đông Dương trong giao dịch. Đồng thời, phản ánh mối quan hệ xã hội cùng nhân cách, phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc Việt và sự đầu tư xây dựng hệ thống
giao thông Nam Bộ như cảng Sài Gòn và Chợ Lớn, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho và dự án xây dựng tuyến đường sắt Bassac – Sài Gòn. Tuy nhiên, công trình chưa đề cập đến các tuyến đường sắt khác của Nam Bộ.
Năm 1900, Smith D. Warres cho ra đời tác phẩm European Settlements in the Far East, New York: Charles Scribner’s Sons, 331 pages: Tác giả phản ánh sự thiên di của người Châu Âu sang Viễn Đông, nơi đóng vai trò quan trọng để phát triển kinh tế thương mại và là “Cánh cửa mở ngỏ” mà các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp đang hướng tới tìm thị trường mới trong quá trình xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.
Trong đó, tác giả dành 1 chương nói về Đông Dương thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX (p.
221 – 238) miêu tả về vị trí địa lý, tọa độ, dân số, tiềm năng khai thác ở Bắc Kỳ, Hà Nội, Hải Phòng, Trung Kỳ, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nam Kỳ, Sài Gòn, Chợ Lớn, Campuchia và ngân sách được đầu tư của nhà nước là 200.000 francs do các Nghị viện Pháp đề nghị và chấp nhận giao cho công ty tư nhân xây dựng đường hỏa xa (đường sắt) tại Đông Dương với các tuyến đường: 1. Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai; 2. Hà Nội – Nam Định – Vinh; 3. Tourane (Đà Nẵng) – Huế – Quảng Trị; 4. Sài Gòn – Biên Hòa – Langbiang (Lâm Viên); 5. Mỹ Tho – Cần Thơ.
Năm 1900, Les Chemins de fer et tramways: À I’Expostion universelle de 1900, Paris: Éditeur Vve Ch. Donod, Hồ sơ G 00345, TVQGVN: Đây là tác phẩm phản ánh về cuộc triển lãm quốc tế về đường sắt và tàu điện của các nước trên thế giới qua nhiều giai đoạn với các khoa học – kỹ thuật từng bước được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội lúc bấy giờ. Trong đó, những nước này đã phát triển kinh tế thần kỳ nhờ vào phương tiện vận chuyển mới lạ này; tại đây, Pháp cũng áp dụng các thành tựu trên chính quốc và đối với các nước thuộc địa thì đơn giản không cầu kỳ do vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng của nước thuộc địa. Tuy nhiên, đây cũng là cơ sở để Pháp xây dựng hệ thống giao thông đường sắt Đông Dương mà khởi đầu là tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho.
Edmond Blanchet (1902), Les Chemins de fer de L’Indo – Chine: Thèse pour le Doctorat, libraire de la cour d’appel et de L’ordre des avocats 13, rue soufflot. 13, Paris: Éditeur A. Pedone, 152 pages, hồ sơ M 11093, TVQGVN: Đây là luận án Tiến sĩ được tác giả nghiên cứu về hệ thống đường sắt Đông Dương được xây dựng bởi
chương trình khai thác của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Trong đó, tác giả có miêu tả địa hình của Việt Nam và những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng hệ thống giao thông này; đặc biệt, tác giả nêu lên chi tiết của việc xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên Sài Gòn – Mỹ Tho. Nhưng, tác giả chưa đi sâu các tuyến đường sắt khác của Nam Bộ.
Carlier J. G. (1902), L’Eclairage des voituresde Chemins de fer: Extrait de la Revue universelle des mines, ete. T.58, 3e série, page 253, 46e année, Paris: Éditeur Librairie polytechnique Ch. Béranger, 315 pages, Hồ sơ KM 5158 (15), TVQGVN: Tác phẩm này được trích từ Tạp chí Ngôn ngữ Quốc Tế Mines – Đánh giá mỏ thế giới, mùa hè. T. 58, sê-ri 3, số 46/1902; trong đó, tác giả đề cập đến sự cần thiết của việc chiếu sáng các tuyến đường sắt mà đoàn tàu đi ngang qua nhằm bảo đảm an toàn cho vận chuyển đường sắt, nhất là tuyến đường vận chuyển “vàng trắng” từ Lộc Ninh về cảng Sài Gòn.
Joseph Athanase Paul Doumer (1903), L’ Indo – Chine francaise, Paris: Éditeur Vuibert & Nony do Lưu Đình Tuân – Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy dịch và Nguyễn Thừa Hỷ hiệu đính (2016), Hà Nội: NXB Thế giới, 636 trang:
Đây là hồi ký của viên Toàn quyền Đông Dương viết về đất nước, con người, văn hóa, phong tục tập quán và sự thay đổi của ba nước Đông Dương trong thời kỳ làm việc tại đây; đặc biệt là sự thay đổi về cơ sở hạ tầng trong đó có hệ thống giao thông đường sắt.
Tác giả là con của công nhân đường sắt và từng được mệnh danh là “Người theo chủ nghĩa đường sắt” nên ông chủ trương đề ra kế hoạch thay đổi về cơ sở hạ tầng trong việc xây dựng tuyến đường sắt Đông Dương nối với tỉnh Vân Nam của Trung quốc khi ông sang Việt Nam nhận chức Toàn quyền Đông Dương. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu đề cập đến những lợi ích khi xây dựng hệ thống giao thông đường sắt Đông Dương với tổng chiều dài ước tính khoảng 3.200 km, trong đó có tuyến đường sắt xuyên Việt (Sài Gòn – Hà Nội) và đường sắt Vân Nam nhưng chưa nghiên cứu chuyên sâu về giao thông đường sắt tại Nam Bộ, mặc dù tác giả dành 36 trang (544 – 580) nói về các tuyến đường sắt ở Đông Dương.
Năm 1904, Alexandre Vérignon nghiên cứu đề tài Les Chemins de fer en Indochine, Thèse pour le Doctorat, Paris: Université Toronto (libraire de la cour d’appel et de L’ordre des avocats 13, rue soufflot. 13, Paris: Éditeur A. Pedone, 399 pages), hồ sơ M 11094, TVQGVN: Đây là luận án Tiến sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Toronto ở Paris với đề tài Đường sắt Đông Dương; tác giả phản ánh về vị trí địa lý, vai trò của giao thông đường sắt Đông Dương với các tuyến đường ở Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Vân Nam. Trong đó, nêu nguyên nhân ra đời, mục tiêu và mưu đồ cũng như dự án của Pháp trong việc xây dựng hệ thống giao thông đường sắt Đông Dương. Pháp theo đuổi đồng thời hai mục tiêu ở Viễn Đông: tranh giành với Trung Quốc, các lợi thế chính trị, thương mại và phát triển ảnh hưởng kinh tế của mình bên ngoài Đông Dương. Pháp cho rằng sự phát triển kinh tế khổng lồ của các quốc gia châu Âu là do áp dụng phương thức vận tải đường sắt “Ở châu Âu, đường sắt là kết quả của một phong trào thương mại” và đề cao tầm quan trọng của nó trong kinh tế, chính trị, quân sự; vì vậy, phải tạo ra những hiệu quả tương tự ở các nước Viễn Đông. Do đó, Pháp tạo thuận lợi cho thương mại ở các vùng giàu có bằng cách khuyến khích và tăng sản xuất cùng việc thực hiện các công trình công cộng lớn: Đường sắt với tuyến đường đầu tiên được khởi công xây dựng là Sài Gòn – Mỹ Tho.
M. Ch. Depincé cho ra đời tác phẩm Compte-rendu des travaux du Congrès colonial de Marseille – Tome III, Paris: Éditeur Augustin Challamel, vào năm 1907, 570 pages: Đây là sự tổng hợp một số báo cáo trong Hội nghị thuộc địa ở Marseille của các kỹ sư đang làm việc tại các nước thuộc địa lúc bấy giờ. Tác phẩm này, nêu lên một số công trình công cộng đã, đang và sắp được thực hiện tại các nước thuộc địa như:
Mỏ, đường sắt, thủy lợi, Y học…..Trong đó, tác phẩm này có đề cập đến một số công trình và dân số tại địa danh của Việt Nam như: Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Vũng Tàu….Ngoài ra, tác phẩm cũng nêu lên mục đích của Pháp trong việc xây dựng giao thông đường sắt tại các nước thuộc địa.
Năm 1909, Pierre Dieulefils cho ra đời tác phẩm L'Indochine pitoresque &
monumentale, Sài Gòn: NXB Dân Trí, 292 trang: Tác phẩm này nói về kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt Đông Dương và việc khai thác các tuyến đường được xây
dựng. Trong đó, tác phẩm này có đề cập đến một số tuyến đường sắt được xây dựng ở Nam Bộ và đưa vào khai thác như: Sài Gòn – Mỹ Tho, Bến Đồng Xổ – Lộc Ninh nhưng chỉ sơ qua vài nét và chưa nghiên cứu kỹ về các tuyến đường trên.
Prosper Cultru (1910), Histoire de la Cochinchine franỗaise: des origines à 1883 (Lịch sử Nam Kỳ thuộc Pháp (Từ sơ khởi đến năm 1883), Paris: Éditeur Augustin Challamel, 462 pages: Tác giả là nhà Sử học chủ yếu nghiên cứu về lịch sử các nước trong thời kỳ Pháp đô hộ (thế kỷ XX) với nhiều công trình đóng góp cho khoa học và nhận được 2 giải thưởng khoa học của Viện Hàn lâm Pháp: Gobert (1901) và tác phẩm trên đạt giải Thérouanne (1910). Qua tác phẩm này, tác giả phản ánh về mối quan hệ giữa Pháp và An Nam (Việt Nam) từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII) đến năm 1883 với sự chinh phục đầu tiên tại Nam Kỳ thông qua sự thăm dò của các giáo sĩ, tiêu biểu là Alexandre de Rhodes. Vì vậy, Pháp nhanh chóng thực hiện chính sách khai thác và bóc lột với sự ra đời của một số ngành nghề mới trong vận tải công vụ như kênh, cầu, đường sắt…
Năm 1911, R. Godfernaux (Ingénieur, Membre du Comité des J ravaux Publics des Colonies – Secrétaire de la Revue Générale des Chemins de fer) – Les đã xuất bản cuốn sách Chemins de fer coloniaux Franҫais – Préface de M. Saint–germain, Sénateur, Paris (VIe): Éditeurs H. Du od et E. Pinat (47 et 49, Quai des Grands – Augustins), 435 pages, Hồ sơ G 225, TVQGVN:
Năm 1913, Honoré Paulin đã cho ra đời tác phẩm L’outillage économique des colonies franỗaises, Paris: ẫditeurs ẫmile Larose, 207 pages. Tỏc phẩm này phản ỏnh khá rõ nét sự tổng quan về các công trình công cộng được thực hiện trong thời kỳ Paul Doumer được điều sang Việt Nam với chức danh là Toàn quyền Đông Dương. Tiêu biểu là hệ thống giao thông đường sắt Đông Dương, đầu tiên là đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho;
trong đó, có sự so sánh với các công trình công cộng ở các nước thuộc địa của Pháp như Châu Phi, Ấn Độ Dương.
M. Albert Sarraut (1921), “L'Indochine dans le programme de pour le Dộveloppement Economique des colonier”, Revue ộconomique franỗaise (Publiộe par la Société de Géographie Commerciale Fondéc en 1873 reconnue d’ untilité publique en 1884), N05, torne XLIII, Septembre – Octobre 1921, Rédacteur en Chef: M. Henri
Lorin, Paris: Éditeur Au siège de la Société, 432 pages, Hồ sơ KM 2555, TVQGVN:
Đây là tác phẩm Đông Dương trong chương trình phát triển kinh tế thuộc địa được đăng trên Tạp chí Kinh tế Pháp, Số 5, tập XLIII, tháng 9 – 10/1921 thuộc Hội Địa lý Thương mại Paris được dành cho xứ sở Đông Dương thuộc Pháp. Tác phẩm này có khoảng 32 pages (p. 332 – p. 364) đề cập đến các tuyến đường sắt phía Bắc chủ yếu là Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai (383 km) với 175 cầu sắt và 30 đường hầm cùng đường sắt Vân Nam. Phía Nam, có các tuyến đường Sài Gòn – Nha Trang được khởi công xây dựng vào năm 1900 và hoàn thành năm 1913 (408 km) với chi phí xây dựng khoảng 66.950.771 franc. Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho (71 km) được xây dựng vào năm 1882 và đưa vào khai thác năm 1885 chi phí xây dựng khoảng 11.634.000 franc; tuyến đường Sài Gòn – Lộc Ninh (125 km) nhằm thông thương với tỉnh Thủ Dầu Một, góp phần vào sự phát triển caoutchouc (cao su) của vùng này đem lại lợi nhuận kếch sù từ
“vàng trắng” cho giới tư bản Pháp với dự án mở rộng qua Campuchia hướng về sông Mékong và nối với Hạ Lào. Bên cạnh đó, một dự án được đưa ra sẽ mở rộng đường sắt Nam Kỳ thêm 335 km để thông thương với Vình Long, Cần Thơ, Cái Răng và Bạc Liêu nhưng do tốn kém quá lớn nên dự án này không thực hiện được.
Năm 1922, Colonel Le Hénaff et capitaine Henri Bornecque cho ra đời tác phẩm Les Chemins de fer franỗaise et la guerre, Paris: ẫditeur Libraire Chapelot, 67 pages, Hồ sơ KM 2820, TVQGVN: Đại tá Le Hénaff và Thiếu úy Henri Bornecque nghiên cứu về đường sắt Pháp và chiến tranh tại các nước thuộc địa với âm mưu chính trị, quân sự và kinh tế. Trong đó, Pháp ra sức tranh giành với các nước đế quốc khác nơi có nhiều lâm thổ sản ở Bắc Việt Nam và Trung Quốc; vì vậy, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào bán đảo Sơn Trà và sau đó chuyển hướng chiến lược vào Nam Kỳ. Pháp muốn dùng Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công và thôn tính Đông Dương cùng việc mở rộng xuống Vân Nam với chính sách khai thác thuộc địa (I và II) tại Việt Nam cũng như Đông Dương.
Dautry – giảng viên giảng dạy về kỹ thuật tại Paris đã có những công trình nghiên cứu khoa học đóng góp cho lĩnh vực đường sắt; trong đó, các công trình nghiên cứu là Cours de Chemins de fer. Pt.1 – Etudes et travauxd’infrastructure (1922) – 95
pages, Cours de Chemins de fer. Pt.2 – Matériel fixe de la voie (1924) – 110 pages, Cours de Chemins de fer. Pt.3 – Superstructure Entretien de la voie et des bâtiments (1925) – 120 pages, Paris: Éditeur Ecole spéciale des travaux publics, Hồ sơ M 6930 (1), (2) và M 13980, TVQGVN: Những công trình này nói về sự thiết lập cơ sở hạ tầng để hoàn chỉnh các tuyến đường sắt với trang thiết bị hiện đại nhất thời bấy giờ như vật liệu theo dõi cố định cũng như việc bảo dưỡng kiến trúc thượng tầng của các tuyến đường sắt và nhà gare. Đây là những công trình quan trọng để nhà cầm quyền Pháp lập dự án xây dựng hệ thống giao thông đường sắt tại Đông Dương. Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập đến hệ thống giao thông đường sắt Nam Bộ, thuộc địa của Pháp.
M. Robert – Phó Tham biện sở Dân sự của Đông Dương (1924), La Cochinchine Orientale, Monographia de la province de BIENHOA, Paris: Éditeur Imprimerie du centre. Louis Minh – Lê Tùng Hiếu và Nguyễn Văn Phúc (biên dịch) (2015), Đồng Nai: NXB Đồng Nai – 256 trang: Tác giả thể hiện cơ bản về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tình hình kinh tế, tầng lớp cư dân, lịch sử, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, du lịch….Trong đó, nhà cầm quyền Pháp thực hiện chính sách cai trị cũng như chương trình khai thác thuộc địa trong việc đưa ra những dự án đầu tư về tiềm năng phát triển nhằm cung cấp nguyên vật liệu cho nhu cầu thế giới như caoutchouc, cây công nghiệp, kỹ nghệ…. để tăng cường việc khai thác, bóc lột cư dân Nam Kỳ nói chung và tỉnh Biên Hòa nói riêng vào những năm đầu thế kỷ XX. Tác giả cũng đề cập đến việc đầu tư xây dựng đường bộ và đường sắt nhưng chủ yếu là tuyến đường sắt Sài Gòn – Nha Trang đi ngang qua ga Biên Hòa (tr. 40 – 41), tác giả chưa đi sâu vào tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa cũng như các tuyến đường sắt Nam Bộ.
Kỹ sư trưởng (Tổng thanh tra Công chính Đông Dương) – Pouyanne A. A.
(1926) đã cho ra đời một công trình nghiên cứu khoa học Les travaus publics de L’Indochine do Nguyễn Trọng Giai dịch (1994) (1998), Hà Nội: NXB Giao thông vận tải, (184 trang) (220 trang): Công trình này chủ yếu nói về giao thông công chính, sơ lược về giao thông đường sắt cũng như cơ cấu tổ chức của Nha Công chính, việc xây dựng các công trình công cộng như hệ thống giao thông đường bộ, cầu tàu, tòa nhà
dành cho chính phủ Đông Dương, đường bộ, đường thủy, các kênh đào, đập thủy điện, các bến cảng, bến tàu, đường sắt... tại Đông Dương với điều kiện tự nhiên và sự hoạt động của các hãng ô tô từ khi Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam. Đặc biệt, tác giả dành cả một chương (chương V: tr. 125 – 184) nói về lịch sử xây dựng, dự án thiết lập của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer lúc bấy giờ và kết quả khai thác các tuyến đường sắt ở Đông Dương. Trong đó, tác giả chia làm 2 giai đoạn xây dựng và khai thác: 1. Các tuyến đường sắt được xây dựng trước 1898; 2. Các tuyến đường sắt được xây dựng trong quá trình thực hiện kế hoạch 1898. Tuy nhiên, tác giả chỉ sơ nét về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho trong 2 trang (127 – 128), (151 – 152), chưa đi sâu nghiên cứu về hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Bộ.
Mạng lưới đường sắt Đông Dương (Chemins de fer L’Indochine Réseau Nord) cho ra đời một số tác phẩm như Intructions relatives aux manocuvres, Interruption de circulation (1928), H: Éditeur Impr. d’ Extrême – Orient, Hồ sơ G 00351 (4) và (7), TVQGVN: Đây là những tác phẩm do nhà quản lý mạng lưới đường sắt Đông Dương đã đề cập đến sự hình thành, vận hành của đoàn tàu trong giai đoạn phát triển và nêu lên nguyên nhân gián đoạn bởi lũ lụt, lực lượng cách mạng phá hoại nên đường sắt hư hại nặng phải ngưng hoạt động của một số tuyến đường sắt như Sài Gòn – Mỹ Tho (1958), Sài Gòn – Lộc Ninh (1962), Đà Nẵng – Quy Nhơn (1964), Mường Mán – Tháp Chàm (1965).
Năm 1930, Gaunin Jules cho ra đời tác phẩm Tables pour le tracé des courbes de Chemins de fer, routes et canaux: Tables trigonométriques. Recucil de coordonnéer, Paris: Éditeur Dunod, Hồ sơ M 16800, TVQGVN: Đây là bảng vẽ các cung đường của đường sắt, đường bộ và kênh rạch nhằm điều phối lưu lượng các loại hình vận chuyển trên những mạng lưới trên. Trong đó, đề cập sơ nét mạng lưới giao thông đường sắt Nam Bộ nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về các tuyến đường sắt này.
Amicale du personnel euroqéen de la compagnie francaise des Chemins de fer de L’Indochine et du Yunnan (1931), Hà Nội: NXB Impr. Mac Đinh Tu, Hồ sơ M 6334 (26), TVQGVN: Tác phẩm này đề cập đến chính sách đồng hóa của Pháp cũng như sự đãi ngộ cho những người châu Âu đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam; đặc biệt,