Nhóm công trình nghiên cứu về giao thông đường sắt Việt Nam

Một phần của tài liệu Hệ thống giao thông đường sắt tại nam bộ (1881 – 1975) (Trang 53 - 58)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.2. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước

1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giao thông đường sắt Việt Nam

Về các công trình nghiên cứu về giao thông đường sắt Việt Nam, có một số luận án, bài viết nghiên cứu về giao thông đường sắt như sau:

Tổng cục đường sắt Việt Nam cho ra đời tác phẩm Lịch sử các đường sắt ở Đông Dương, 218 trang, Hồ sơ 45, Hà Nội: TTLTQG III: Tác phẩm này phản ánh quá

trình hình thành, phát triển và dự kiến mở rộng mạng lưới giao thông đường sắt Đông Dương và Việt Nam. Trong đó, nêu lên chính sách đối nội, đối ngoại và mục đích thiết lập giao thông đường sắt chủ yếu về mặt chính trị và kinh tế nhằm vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân công để làm giàu cho chính quốc Pháp. Ngoài ra, tác phẩm này còn liệt kê những bảng số liệu khai thác của các tuyến đường sắt của chính quyền Sài Gòn 1954 – 1975. Tuy nhiên, tác phẩm này chưa nghiên cứu sâu về hệ thống giao thông Nam Bộ;

mặc dù, sơ nét về thời gian khởi công, hoàn thành và chiều dài cũng như chi phí xây dựng của các tuyến đường này.

Tiếp tục công trình nghiên cứu, Tổng cục đường sắt Việt Nam phản ánh về Tình hình khai thác đường sắt từ 1954 – 30/4/1975, 23 trang, Hồ sơ 46, TTLTQG III – HN:

Công trình này trình bày tình hình khai thác từng năm của hệ thống giao thông đường sắt miền Nam trong giai đoạn chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Trong đó, phản ánh doanh thu về số lượng hành khách, hàng hóa và hành lý của các tuyến đường sắt Nam Bộ.

Nguyễn Long (1958), Tìm hiểu về tàu hỏa, Hà Nội: NXB Phổ Thông, Bộ Văn hóa – Hà Nội, Phông Đường sắt, Hồ sơ VN 59. 08613, TVQGVN: Tác giả nói về tầm quan trọng của đường sắt so với giao thông thủy bộ, hàng không lúc bấy giờ và miêu tả khá chi tiết về hoạt động của đầu máy, các loại toa vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa và giá vé của mỗi loại. Tuy nhiên, tác giả chưa quan tâm đến các tuyến đường sắt Nam Bộ.

Tác giả Nguyễn Phan Quang (1997) đã nghiên cứu về “Nam Kỳ – Sài Gòn năm 1963 dưới mắt thực dân Pháp”, công trình này được đăng trong Tạp chí Xưa và Nay, số 36 B: Tác giả trình bày sự nhận định của Pháp về tình hình kinh tế, xã hội ở Nam Bộ, trong đó có nêu qua mạng lưới giao thông đường sắt nhưng chưa đi sâu vào các tuyến đường sắt cụ thể tại Nam Bộ.

Công trình Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam (1999), Hà Nội: NXB Giao thông vận tải: Công trình phản ánh quá trình hình thành, phát triển hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam từ khởi thủy cho đến nay. Trong đó, đề cập giao thông đường sắt

thời Pháp thuộc nhưng chủ yếu là các tuyến đường sắt ở Đông Dương, công trình này chưa nghiên cứu sâu về hệ thống giao thông đường sắt Nam Bộ.

Nguyễn Văn Khánh (1999), “Chính sách của thực dân Pháp ở miền Nam: Nội dung và hệ quả”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6: Tác giả trình bày sơ nét về bộ máy cai trị cũng như các chính sách khai thác thuộc địa của Pháp làm thay đổi cơ sở hạ tầng và sự hình thành những giai tầng mới trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Mặc dù, tác giả cũng phản ánh giao thông đường sắt nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về đường sắt Nam Kỳ thời Pháp thuộc.

Tiếp tục công trình nghiên cứu, Nguyễn Văn Khánh đã cho ra đời tác phẩm cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945) vào năm 2004 do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành gồm 273 trang: Công trình này phản ánh sự chuyển biến cơ cấu kinh tế, xã hội cổ truyền và sự hình thành cơ cấu kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa khi Pháp đặt ách thống trị trên đất nước Việt Nam (1900 – 1945) với sự ra đời một số ngành nghề mới như Tài chính ngân hàng, đồn điền, ngoại thương, giao thông vận tải và sự xuất hiện các giai tầng mới. Mặc dù, công trình có đề cập đến giao thông đường sắt (tr. 44 – 46) nhưng chưa phản ánh rõ nét về các tuyến đường sắt Nam Bộ.

Liên hiệp đường sắt Việt Nam (2001) đã xuất bản công trình 120 năm đường sắt Việt Nam (từ năm 1881 – 2001), Hà Nội: NXB Giao thông vận tải: Để kỷ niệm 120 năm sự ra đời của ngành đường sắt Việt Nam, tác phẩm trình bày sơ lược về hệ thống giao thông đường sắt Bắc Nam, chủ yếu là đưa ra một số hình ảnh của các tuyến đường sắt xuyên Việt cũng như trình bày sơ nét về sự hình thành, độ dài các tuyến đường bao gồm Sài Gòn – Mỹ Tho, Sài Gòn – Lộc Ninh, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Sài Gòn….

qua từng giai đoạn lịch sử và sự khôi phục những tuyến đường bị hư hỏng sau chiến tranh ở Bắc Bộ. Tuy nhiên, tác phẩm này chưa đề cập nhiều đến phương tiện giao thông đường sắt ở Nam Bộ, nhất là tuyến đường Sài Gòn – Biên Hòa.

Bên cạnh đó, Liên hiệp đường sắt Việt Nam còn biên soạn cuốn “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa”

(2001): Công trình này cũng tập trung nói về quá trình hình thành hệ thống giao thông

xuyên Việt và kế hoạch phát triển mạng lưới đường sắt ở Việt Nam trong giao đoạn mới, nhưng chưa nghiên cứu chuyên sâu về giao thông vận đường sắt ở Nam Bộ mặc dù có sơ qua vài nét về tuyến đường sắt miền Tây Sài Gòn – Mỹ Tho.

Đường sắt Việt Nam (2006), Lịch sử đường sắt Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 418 trang: Tác phẩm này chủ yếu tập trung về mạng lưới giao thông đường sắt xuyên Việt trong các thời kỳ lịch sử (1881 – 2005) và công cuộc khai thác hệ thống giao thông đường sắt Việt Nam của Pháp cũng như sự trưởng thành cùng quá trình đấu tranh của công nhân trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp – Mỹ và sự trỗi mình vươn lên sau 2 lần thực hiện kế hoạch 5 năm và thời kỳ đổi mới (1986). Tuy nhiên, tác phẩm này chưa hệ thống hóa và không đề cập đến tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa, mặc dù có nêu tuyến đường sắt trên với thời gian bắt đầu khai thác (13/1/1904). Bên cạnh đó, tác phẩm này cũng chưa phản ánh được tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh.

Kỷ yếu hội thảo khoa học xã hội và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long tháng 10/2010 – Tập 2 với đề tài nghiên cứu Nhận diện di sản kinh tế thời thuộc địa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long của Lê Hữu Phước: Tác giả phản ánh sự văn minh miệt vườn trong đó hệ thống giao thông đã làm thay đổi bộ mặt của vùng đồng bằng sông Cửu Long thời bấy giờ.

Nguyễn Văn Trường (2009), “Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer với đường sắt Đông Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (398), tr. 69 – 74, Phông Toàn quyền Đông Dương, Đường sắt Đông Dương, Hồ sơ DV0015, TVQGVN: Tác giả chỉ đề cập đến việc thảo luận việc xây dựng mạng lưới giao thông đường sắt Đông Dương theo đề nghị của Paul Doumer và báo cáo của Đô đốc Beaumont với các dự án xây dựng đường sắt như sau: Hải Phòng – Hà Nội kéo dài đến Lào Cai, Lào Cai – Vân Nam, Nam Định – Vinh, Đà Nẵng – Huế - Quảng Trị, Sài Gòn – Khánh Hòa – Langbian, Mỹ Tho – Vĩnh Long – Cần Thơ. Tác giả chưa nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của hệ thống giao thông đường sắt Nam Bộ.

Năm 2011, Công đoàn đường sắt Việt Nam đã cho ra đời tác phẩm Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn đường sắt Việt Nam (1880 – 2010)”, Hà Nội:

NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, 883 trang: Tác phẩm này tập trung nói về ngành đường sắt Việt Nam và phong trào đấu tranh của công nhân đường sắt qua các giai đoạn từ 1880 – 2010 (1880 – 1929, 1930 – 1945, 8/1945 – 1946, 1946 – 1954, 1954 – 1964, 1965 – 1975, 1975 – 1985, 1986 – 2000, 2001 – 2010). Cùng với những nỗ lực của công đoàn nhằm nâng cao hoạt động của ngành đường sắt hội nhập với xu thế của thời đại mới; cũng như đề cập đến một số nhà ga và nhà máy xe lửa như: Ga Sài Gòn, ga Đà Lạt, ga Hà Nội; nhà máy Dĩ An, Gia Lâm, Trường Thi… Qua đó, tác phẩm cũng nêu lên một số nhận xét về phong trào cách mạng trong ngành đường sắt trên các khía cạnh: Mục tiêu xuyên suốt là giữ nước và dựng nước; lực lượng tham gia là hầu hết công nhân đường sắt; vai trò to lớn trong việc phát huy truyền thống đấu tranh chống ngoại bang. Tuy tác phẩm này cũng có 5 trang (trang 13 – 17) nói về việc xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên, tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho nhưng không đề cập đến sự phát triển toàn diện của hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Bộ.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ, do Trần Đức Cường chủ nhiệm (đề tài nhánh Nam Kỳ thời Cận đại (1859 – 1945) và Lê Trung Dũng phụ trách: Đề tài phản ánh tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và phong trào đấu tranh chống Pháp, trong đó tác giả phản ánh đôi nét về giao thông vận tải đường sắt Nam Bộ thời Pháp thuộc (tr. 76 – 77).

Nguyễn Đức Hiệp (2016), Sài Gòn Chợ Lớn – Ký ức đô thị và con người, thành phố Hồ Chí Minh: NXB Văn hóa – Văn nghệ, 463 trang: Tác giả nghiên cứu về mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ và lịch sử di dân, các doanh nhân nổi tiếng trong cộng đồng người Hoa và người Việt ở Sài Gòn, Chợ Lớn cùng cộng đồng người Đức, hoàng tử Myingun (Miến Điện) và sự viếng thăm Sài Gòn của thi hào nổi tiếng người Ấn Độ đã từng đoạt giải Nobel Văn học là ông Rabindranath Tagore. Trong đó, tác giả dành 18 trang (7 – 25) để nói về hệ thống đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, Sài Gòn – Gò Vấp – Lái Thiêu, Sài Gòn – Nha Trang, Sài Gòn – Hà Nội và xe điện công cộng ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu toàn diện hệ thống giao thông đường sắt ở Nam Bộ.

Tác giả Hoàng Hằng (9/2016 & 10/2016) với “Vai trò mạng lưới giao thông liên lạc trong nền kinh tế Đông Dương”, Tạp chí Xưa và Nay, số 475 – 476 đã phản ánh đôi nét về giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt, hàng không, các cảng biển và thông tin liên lạc bằng điện báo vô tuyến (T.S.F) trong thương mại Đông Dương.

Trong đó, tác giả đã tập trung luận giải làm rõ vai trò của đường sắt Đông Dương từ năm 1925 đến năm 1937 với 3 mạng lưới Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Tại Nam Kỳ, tác giả chỉ đề cập đến tên tuyến Sài Gòn –Mỹ Tho, Sài Gòn – Nha Trang với các đường nhánh Mương Mán – Phan Thiết, Tháp Chàm – Khon Pha rồi đến Langbiang và hệ thống đường sắt xuyên Việt hoàn thành vào năm 1936 với tổng chiều dài là 2.900 km.

Ngoài ra, còn có nhiều bài báo, bài viết, báo cáo khác nhau lần lượt được công bố trên các báo và tạp chí như: Báo Hỏa xa, Báo Đường sắt, Niêm giám thống kê, Tạp chí Giao thông vận tải, Tạp chí Xưa và Nay, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Báo Điện tử, trang web ... Trong đó, có một số công trình như:“Sự thật về kế hoạch khai thác Đông Dương lần thứ nhất của thực dân Pháp” của Gerard Sasges, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 11/2006…Tất cả những báo trên, chủ yếu là những nhận định rời rạc từng mảng hoạt động của ngành đường sắt, không đi sâu vào vấn đề nghiên cứu lịch sử của giao thông đường sắt ở Nam Bộ từ khi xây dựng cho đến nay.

Một phần của tài liệu Hệ thống giao thông đường sắt tại nam bộ (1881 – 1975) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)