Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết

Một phần của tài liệu Hệ thống giao thông đường sắt tại nam bộ (1881 – 1975) (Trang 61 - 65)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.2. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước

1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết

Mặc dù những công trình khoa học đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước đã cung cấp nhiều tư liệu và luận cứ khoa học về bối cảnh lịch sử, những nhân tố tác động đến hoạt động của ngành giao thông đường sắt, quá trình hình thành, phát triển, hoạt động và những tác động của ngành giao thông đường sắt ở Việt Nam, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên khảo nào đề cập một cách hệ thống và toàn diện về giao thông đường sắt ở Nam Kỳ/Nam Bộ từ khởi thủy đến năm 1975.

Trên cơ sở kế thừa nguồn tư liệu và các luận điểm khoa học từ các công trình nghiên cứu nói trên, luận án này tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu bối cảnh lịch sử (điều kiện địa lý tự nhiên và xã hội), chính sách khai thác thuộc địa và chủ trương của thực dân Pháp, dẫn đến sự ra đời của hệ thống giao thông đường sắt – một loại hình giao thông mới tại Nam Kỳ/Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung vào những năm cuối thế kỷ XIX.

- Bước đầu phục dựng lại một cách hệ thống, toàn diện của hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Kỳ/Nam Bộ giai đoạn 1881 – 1975 với những biến động trải qua 3 giai đoạn: 1881 – 1945, 1945 – 1954, 1954 – 1975.

- Với nguồn tài liệu có được, cố gắng phục dựng bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của hệ thống giao thông đường sắt trên ba tuyến đường: Sài Gòn – Mỹ Tho, Sài Gòn – Biên Hòa và Sài Gòn – Lộc Ninh.

- Trình bày một số ý kiến nhận xét của nghiên cứu sinh về kết quả, đặc điểm, tác động cũng như những hạn chế và vai trò của hệ thống giao thông đường sắt đối với sự phát triển về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh chính trị, quốc phòng tại Nam Kỳ/Nam Bộ từ năm 1881 đến năm 1975.

Những câu hỏi mà luận án cần giải quyết là:

1) Hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Kỳ/Nam Bộ ra đời và hoạt động trong bối cảnh lịch sử nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời và những nhân tố tác động đến quá trình xây dựng, hoạt động của hệ thống giao thông đường sắt ở Nam Bộ?

2) Quá trình xây dựng, tổ chức và hoạt động của hệ thống giao thông đường sắt tại tại Nam Kỳ/Nam Bộ qua các giai đoạn lịch sử từ năm 1881 đến năm 1975, diễn ra như thế nào trên ba tuyến giao thông đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, Sài Gòn – Biên Hòa, Sài Gòn – Lộc Ninh?.

3) So với các tuyến giao thông đường sắt trong cả nước, hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Kỳ/Nam Bộ có đặc điểm gì? Quá trình hoạt động của hệ thống ấy đã có những tác động như thế nào đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh chính trị, quốc phòng ở các tỉnh Nam Kỳ/Nam Bộ nói riêng?.

Tiểu kết chương 1

Những công trình nghiên cứu cũng như hồi ký của các nhà khoa học nước ngoài và Việt Nam trước 1975 về hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Kỳ/Nam Bộ không nhiều, trong đó tiếp cận các nguồn thông tin tư liệu từ nhiều phía với lý thuyết và phương pháp được trình bày trên các quan điểm khác nhau.

Công trình nghiên cứu mang tính tổng quan, trình bày về vùng đất Nam Kỳ/Nam Bộ liên quan đến vấn đề vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng đất nhiều tiềm năng do thiên nhiên ban tặng. Sự cai trị nghiêm khắc của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp xâm lược và công cuộc phản kháng của quân, dân Việt Nam. Với chính sách khai thác thuộc địa của Pháp khi đặt chân trên vùng đất Nam Bộ không ngoài mục đích chính trị và kinh tế cùng sự du nhập phương thức sản xuất tư bản đã làm thay đổi diện mạo của vùng đất nơi đây. Trong đó, nền kinh tế ra đời một số ngành nghề mới như xay xát, chế biến; xã hội bị phân hóa xuất hiện nhiều giai tầng mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân. Bên cạnh đó, hình thành nên những đô thị mới mang tính chất Việt – Âu như Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Cần Thơ…

Những nghiên cứu mang tính hệ thống và chuyên sâu liên quan đến vấn đề về sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông đường sắt nhằm phục vụ cho công cuộc bình định cũng như việc mở rộng địa bàn chiếm đóng của Pháp. Trong đó, chủ yếu nghiên cứu về hệ thống giao thông đường sắt Đông Dương, xuyên Việt với quá trình xây dựng các tuyến đường ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Còn sự ra đời, hoạt động của hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Kỳ/Nam Bộ cũng như sự tác động và vai trò của nó đối với kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục tại vùng đất này cho tới hiện nay vẫn còn rải rác, lẻ tẻ, chưa được nghiên cứu một cách trọn vẹn dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Mặc dù, các công trình này có đề cập ít nhiều đến tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, Sài Gòn – Lộc Ninh.

Các công trình công bố, nghiên cứu về hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Kỳ/Nam Bộ chưa xuyên suốt và liên tục từ khi đường sắt được xuất hiện vào năm 1881 đến khi đất nước được hoàn toàn thống nhất năm 1975. Bên cạnh đó, các vấn đề về chủ

trương chiến lược, dự án xây dựng, quá trình triển khai, kinh phí thực hiện, kết quả và tác động của các chính sách trên chưa được các công trình nghiên cứu một cách hệ thống và hoàn chỉnh. Các công trình nghiên cứu này sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau nhưng chưa được khai thác triệt để. Vì vậy, các công trình này đứng trên nhiều quan điểm ở từng giai đoạn nên sự nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan.

Do đó, khi các công trình nghiên cứu còn rải rác, lẻ tẻ thì việc nghiên cứu về hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Kỳ/Nam Bộ từ năm 1881 đến năm 1975 là việc làm cần thiết không chỉ tái hiện về bức tranh lịch sử này mà còn thấy được hệ quả nhiều mặt của nó, rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc bổ sung và hoàn thiện quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của ngành đường sắt phù hợp với công cuộc đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hệ thống giao thông đường sắt tại nam bộ (1881 – 1975) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)