Tuyến giao thông đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh

Một phần của tài liệu Hệ thống giao thông đường sắt tại nam bộ (1881 – 1975) (Trang 135 - 142)

Chương 3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

3.1.3. Tuyến giao thông đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh

Lộc Ninh là vùng đất miền núi biên giới nằm hướng Tây Bắc của tỉnh Bình Phước hiện nay nằm trong khu vực miền Đông Nam Kỳ có tổng diện tích là 853,951 km với đường biên giới dài 98,61 km tiếp giáp với Campuchia về phía Bắc và Tây, phía Nam giáp Bình Long, phía Đông giáp Bù Đốp và Bù Gia Mập, một phần nhỏ phía Tây Nam giáp Tây Ninh. Nơi đây, có 2 con sông lớn chảy qua là sông Măng, sông Bé

và hơn 20 con suối, hồ đập với địa hình trung du, có nhiều đồi núi thấp dạng vòm phủ bazan được phân bổ rộng rãi so với các địa phương trong tỉnh, ít bị chia cắt mặc dù có núi cao, dòng suối chảy sâu, dốc lớn, nước chảy xiết hình thành thung lũng sâu gây khó khăn trong việc di chuyển. Tuy nhiên, nơi đây hình thành 5 nhóm đất bao gồm đất phù sa, xám, đen, đỏ vàng và dốc tụ phù hợp cho việc trồng lúa nước, hoa màu, ăn quả, cây công nghiệp (caoutchouc, cà phê, hồ, tiêu) và trồng cỏ; được tạo bởi 2 lớp địa chất là phun trào và á phun trào với thành phần cấu tạo gồm bazan olivin, hylobazan, delerit olivin, mặt trên bị phong hóa tạo vỏ laterit và các đá màu xám tối hoặc sẫm, hạt mịn hoặc hạt trung – thô, cấu tạo đặc, rỗng hoặc khối có chứa hạt nhân calcit và có kiến trúc porphyr. Nơi đây, dự trữ tài nguyên khoáng sản rất lớn như đá vôi khoảng 300 triệu tấn cung cấp cho nhà máy xi măng Tà Thiết là 2 triệu tấn/năm đá xây dựng, đất sét… và đa dạng về tài nguyên rừng như cẩm lai, gõ, dầu, sao cùng các loại thú quý hiếm là voi, hổ, gấu, heo rừng, chồn, nhím, kỳ đà…(Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước, 2015, Tập I, tr. 700).

Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú trên cùng với sự ra đời của các đồn điền caoutchouc đã hình thành một số công ty khai thác như: năm 1909, Công ty Tài chính Caoutchouc (SIC); năm 1910, Công ty Đồn điền Đất Đỏ (PTR), Công ty Caoutchouc Viễn Đông (CEXO); năm 1913, Công ty Caoutchouc Tây Ninh (SHT);

năm 1917, Công ty Đồn điền Caoutchouc Michelin (SPPMV)…Vì vậy, đường sắt cũng được ra đời khá sớm ở nơi đây đó là tuyến đường dài 3,5 km được xây dựng để vận chuyển mủ caoutchouc từ đồn điền về nhà máy chế biến do CEXO phụ trách (1923) (Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước, 2015, Tập II, tr. 174).

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh (140 km) là tuyến đường độc lập được đầu tư xây dựng và khai thác bởi các doanh nghiệp cao su tư nhân, tiêu biểu là Công ty Đồn điền Caoutchouc Michelin; họ thành lập Nghiệp đoàn nghiên cứu và quản lý với mục đích khai thác “vàng trắng” từ Hớn Quân và Lộc Ninh cùng một số lâm sản như gỗ, củi mà theo họ là “phấn đấu của giao thông quan trọng xuyên Đông Dương qua lưu vực sông Mékong” (Frédéric Hulot, 1990, p. 179). Theo hợp đồng được ký vào năm 1927 của Thống đốc Nam Kỳ thì lúc đầu tuyến đường này được xây dựng là Sài

Gòn – Thủ Dầu Một (Frédéric Hulot, 1990, p. 178); về sau, kéo dài đến Bến Đồng Xổ được khai thác với đầu máy chạy bằng hơi nước. Ngày 7/10/1928, do nhu cầu tiêu thụ caoutchouc ngày càng tăng của thị trường thế giới cũng như ý kiến tán thành của Constantin nên Tổng thanh tra Cầu Đường đã ban hành văn bản cho phép Nghiệp đoàn trên được kết nối tuyến đường Bến Đồng Xổ đến Lộc Ninh bởi Công ty Tàu điện Bến Cát ở Kratié thuộc Công ty Tàu điện Đông Dương (CFTI) (Frédéric Hulot, 1990, p.

179). Về sau, tuyến này trở thành đường nhánh của giao thông đường sắt xuyên Việt Sài Gòn – Hà Nội. Đây là tuyến cuối cùng trong hệ thống giao thông đường sắt do Pháp xây dựng và khai thác ở Nam Kỳ với sự lắp ghép 3 đoạn đường sắt nội ô: Sài Gòn – Thủ Dầu Một, Thủ Dầu Một – Bến Đồng Xổ, Bến Đồng Xổ – Lộc Ninh. Toàn tuyến đường này được đầu tư bởi trang thiết bị của Đức bồi thường trong chiến tranh với chi phí khoảng 1.200.000 piastres (tiền Đông Dương) (Frédéric Hulot, 1990, p.

180) và đưa vào khai thác ngày 1/8/1933 (Frédéric Hulot, 1990, p. 144).

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh với tên gọi Rubber Line, là tuyến quan trọng được xây dựng nhằm phục vụ cho việc kết nối các đồn điền tại Hớn Quân, Lộc Ninh, Bù Đốp, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Phước) để vận chuyển caoutchouc từ nhà máy Lộc Ninh về Dĩ An đến cảng Sài Gòn và được đưa xuống tàu thủy để xuất sang chính quốc cùng một số nước ở châu Âu (Chemins de fer L’Indochine, 1937, p.

3), cũng như sự vận chuyển đặc sản trái cây tươi ngon nổi tiếng từ vùng Lái Thiêu xuống Sài Gòn.

Để xây dựng tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh, Pháp đã phát hành rộng rãi trái phiếu trên toàn nước Pháp, Đông Dương và việc xây dựng này với mục đích khai thác cũng như vận chuyển caoutchouc từ Mimot (Campuchia), Lộc Ninh về Sài Gòn và ngược lại đưa những người phu, những người nghèo khổ từ miền Bắc, miền Trung đến làm việc ở các đồn điền của khu vực Hớn Quân, Phú Riềng, Lộc Ninh.

3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức tuyến

Tuyến đường Sài Gòn – Lộc Ninh lúc đầu được xây dựng bởi các công ty tư nhân với cơ cấu tổ chức đứng đầu là Giám đốc, Phó Giám đốc, Thư ký, Tài chính, kế toán…Về sau, được xác nhập vào chế độ công quản dưới sự quản lý của cơ quan nhà

nước (Sở Hỏa xa bất đặc nhượng) do Tổng Thanh tra Công chánh đảm nhiệm nên cơ cấu tổ chức nhân sự, chức năng và nhiệm vụ cũng giống như tuyến đường Sài Gòn – Mỹ Tho và Sài Gòn – Biên Hòa bao gồm: Thủ Hiến, Trưởng – phó ga, Trưởng tàu và kiểm soát viên, Trưởng kho, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn phòng, nhân viên chuyên môn (đặt đường, bẻ ghi, cho mỡ, cầm đèn). Ngoài ra, còn có một số nhân viên làm việc theo thời vụ như can vẽ, thư ký đánh máy, tạp vụ (Pouyanne A. A., 1926, p.

47).

3.1.3.3. Hoạt động vận tải trên tuyến

Tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh là sự kết nối giữa đoạn Bến Đồng Xổ – Lộc Ninh và Lộc Ninh – Thủ Dầu Một, nơi đây chủ yếu vận chuyển “vàng trắng” của các nhà tư bản nên hành khách rất ít, mỗi ngày chỉ có 1 – 2 chuyến đa số là thương nhân; nhân viên văn phòng; nông dân nghèo ở làng xã được tuyển dụng trong chính sách “mộ phu” được đưa đến công trường đường sắt, đồn điền (Đường sắt Việt Nam, 2006, tr. 55). Vì vậy, thời gian biểu cho các tuyến đường này được hoạt động như sau:

Thời gian biểu chuyên chở hành khách tuyến đường Lộc Ninh – Thủ Dầu Một & Thủ Dầu Một – Lộc Ninh Trạm ga Chiều

dài

Tàu R. 900

Trạm ga Chiều dài

Tàu R. 901 Giờ

đến

Khởi hành

Giờ đến

Khởi hành

Lộc Ninh 6h43’ Thủ Dầu

Một 8h25’

Xóm Bưng 3 km 6h48’ 6h49’ An Mỹ 5,2 km

Ba Nghi 9,4 km 6h58’ 6h59’ Phú Trung 11,4 km 8h41’ 8h42’

Ka La Hon 12,5 km 7h04’ 7h05’ An Lợi 17,9 km 8h52’ 8h53’

Đông Long 15,1 km 7h15’ 7h16’ Chánh Lưu 19,9 km 8h57’ 9h00’

Hớn Quân 22,4 km 7h20’ 7h22’ Bến Đông

Xồ 31,3 km 9h16’ 9h17’

Xa Trạch 28 km 7h30’ 7h31’ Bầu Bàng 34 km 9h22’ 9h24’

Xa Cát 30,1 km 7h35’ 7h36’ Chơn

Thành 50,4 km 9h47’ 9h52’

Trạm ga Chiều dài

Tàu R. 900

Trạm ga Chiều dài

Tàu R. 901 Giờ

đến

Khởi hành

Giờ đến

Khởi hành Cầu Dầm 35,2 km 7h43’ 7h44’ Cây Da 60,6 km 10h05’ 10h06’

Cây Da 39,6 km 7h50’ 7h51’ Cầu Dầm 65 km 10h12’ 10h13’

Chơn

Thành 49,8 km 8h04’ 8h09’ Xa Cát 70,1 km 10h20’ 10h21’

Bầu Bàng 66,2 km 8h32’ 8h34’ Xa Trạch 72,2 km 10h25’ 14h26’

Bến Đồng

Xồ 68,9 km 8h39’ 8h40’ Hớn Quân 77,8 km 10h34’ 10h36’

Chanh Lưu 80,3 km 8h56’ 9h01’ Đông Long 85,1 km 10h40’ 10h40’

An Lợi 82,3 km 9h05’ 9h06’ Ka La Hon 87,7 km 10h51’ 10h52’

Phú Trung 88,8 km 9h16’ 9h17’ Ba Nghi 90,8 km 10h57’ 10h58’

An Mỹ 95 km Xóm Bưng 97,2 km 11h07’ 11h08’

Thủ Dầu Một

100,2

km 9h33’ Lộc Ninh 100,2

km 11h13’

Nguồn: TVQGVN Nhận xét:

Theo các bảng số liệu trên cho ta thấy hành trình trên được khai thác với các đoàn tàu chuyên biệt để chở hành khách. Tuyến đường Bến Đồng Xổ – Lộc Ninh với quãng đường dài 68,9 km km phải mất khoảng 2 giờ, mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu vận chuyển vào lúc 9 giờ 14 phút tại Bến Đồng Xổ là tàu R. 901. Đối với tuyến đường Lộc Ninh – Thủ Dầu Một và ngược lại có quãng đường dài 100,2 km phải mất khoảng 2 giờ 50 phút, mỗi ngày có 1 đôi tàu khởi hành vào 6 giờ 43 phút tại Lộc Ninh (tàu R.

900) và ngược lại vào lúc 8 giờ 25 phút tại Thủ Dầu Một (tàu R. 901). Tốc độ chạy tàu không vượt 45 km/giờ và không quá 30 km/giờ khi đi ngang qua khu dân cư. Cũng giống như các chuyến tàu Sài Gòn – Mỹ Tho, thời gian dừng đỗ tại hầu hết các ga chỉ có 1 phút, duy nhất ga Chơn Thành dừng đổ khoảng 5 phút do nơi đây là ga lớn và điểm dừng giữa tuyến để tránh tàu đi ngược lại. Tuy nhiên, tuyến đường sắt này chủ yếu vận chuyển caoutchouc nên hành khách là các chủ đồn điền, Trưởng Hạt (người

quản lý) và phu caoutchouc. Vì vậy, khách hàng phải tranh thủ lên tàu để đưa những hàng hóa thiết yếu đến đồn điền.

Bên cạnh những tàu khách trên thì tàu chuyên biệt để vận chuyển hàng hóa và tàu tổng hợp cũng được khai thác với thời gian vận hành như:

Lộ trình của sự vận chuyển từ Lộc Ninh đến Thủ Dầu Một với một số tuyến đường ngắn trên những đoàn tàu chuyên biệt có thời gian dừng đỗ dài hơn so với tàu chuyên chở hành khách và tàu sẽ không ngừng ở những trạm ga không có giờ khởi hành (Bàu Bàng). Cụ thể: Tuyến đường Lộc Ninh – Chơn Thành với quãng đường dài 49,8 km phải mất khoảng 2 giờ 30 phút, được khởi hành lúc 13 giờ 33 phút trên tàu F.

3920. Tuyến đường Chơn Thành – Bến Đồng Xổ với quãng đường dài 19,1km phải mất khoảng 50 phút, được khởi hành lúc 16 giờ 16 phút trên tàu F. 3910. Đối với tuyến đường Bến Đồng Xổ – Thủ Dầu Một với quãng đường dài 31,3km phải mất khoảng 1 giờ 06 phút, được khởi hành lúc 18 giờ 04 phút trên tàu F. 2902 và chiều ngược lại vào lúc 4 giờ 40 phút trên tàu F. 2901. Tuyến đường còn lại là Lộc Ninh – Chơn Thành với quãng đường dài 49,8 km phải mất khoảng 3 giờ, được khởi hành lúc 14 giờ 45 phút trên tàu F. 2920 và chiều ngược lại vào lúc 6 giờ 48 phút trên tàu F. 2921. Tuyến đường Bến Đồng Xổ – Chơn Thành với quãng đường dài 19,1 km phải mất khoảng 44 phút, được khởi hành lúc 5 giờ 50 phút trên tàu F. 2911 và chiều ngược lại vào lúc 17 giờ 16 phút trên tàu F.2910.

Những gare có đánh dấu là gare chính để giao nhận hàng hóa hoặc tránh tàu nên thời gian dừng đỗ dài hơn so với các trạm khác và những trạm gare không có thời gian khởi hành thì tàu sẽ không dừng đỗ. Tuy nhiên, các đoàn tàu có số lượng giao nhận hàng nhiều sẽ được phép tăng tốc nhưng tốc độ của các đoàn tàu này không vượt quá 45 km/h đối với đoạn đường thưa thớt và không vượt quá 30 km/h đối với đoạn đường đông dân cư (Chemins de fer L’Indochine, tr. 2, Hồ sơ M 12480, TVQGVN).

Bên cạnh, các đoàn tàu chuyên biệt thì đoàn tàu tổng hợp (chuyên chở hành khách, hàng hóa, hành lý thậm chí có cả lực lượng an ninh…) cũng được khai thác, điển hình như:

Thời gian biểu chuyên chở tổng hợp tuyến đường

Lộc Ninh – Thủ Dầu Một & Thủ Dầu Một – Lộc Ninh Trạm ga Chiều

dài

Tàu R. 1902

Trạm ga Chiều dài Tàu R. 1903

Giờ đến Khởi hành Giờ đến Khởi hành

Lộc Ninh 12h35’ Thủ Dầu Một 12h42’

Xóm Bưng 3 km 12h42’ 12h43’ An Mỹ 5,2 km 12h52’ 12h53’

Ba Nghi 9,4 km 12h55’ 12h56’ Phú Trung 11,4 km 13h04’ 13h05’

Ka La Hon 12,5 km 13h03’ 13h04’ An Lợi 17,9 km 13h18’ 13h19’

Đông Long 15,1 km 13h17’ 13h18’ Chanh Lưu 19,9 km 13h24’ 13h27’

Hớn Quân 22,4 km 13h24’ 13h36’ Bến Đồng Xổ 31,3 km 13h47’ 13h49’

Xa Trạch 28 km 13h47’ 13h48’ Bầu Bàng 34 km 13h55’ 14h00’

Xa Cát 30,1 km 13h53’ 13h58’ Chơn Thành 50,4 km 14h29’ 14h36’

Cầu Đầm 35,2 km 14h08’ 14h09’ Cây Da 60,6 km 14h53’ 14h54’

Cây Da 39,6 km 14h18’ 14h19’ Cầu Đầm 65 km 15h03’ 15h04’

Chơn Thành 49,8 km 14h35’ 14h42’ Xa Cát 70,1 km 15h14’ 15h19’

Bầu Bàng 66,2 km 15h11’ 15h16’ Xa Trạch 72,2 km 15h24’ 15h25’

Bến Đồng Xổ 68,9 km 15h22’ 15h24’ Hớn Quân 77,8 km 15h36’ 15h46’

Chanh Lưu 80,3 km 15h44’ 15h47’ Đông Long 85,1 km 15h51’ 15h52’

An Lợi 82,3 km 15h52’ 15h53’ Ka La Hon 87,7 km 16h05’ 16h06’

Phú Trung 88,8 km 16h06’ 16h07’ Ba Nghi 90,8 km 16h13’ 16h14’

An Mỹ 95 km 16h18’ 16h19’ Xóm Bưng 97,2 km 16h26’ 16h27’

Thủ Dầu Một 100,2 km 16h29’ Lộc Ninh 100,2 km 16h34’

Nguồn: TVQGVN Nhận xét:

Tuyến đường Lộc Ninh – Thủ Dầu Một với quãng đường dài 100,2 km phải mất khoảng 3 giờ 52 phút với đôi tàu chạy song song và ngược chiều nhau được khởi hành lúc 12 giờ 35 phút trên tàu R. 1902 tại Lộc Ninh và khởi hành lúc 12 giờ 42 phút trên tàu R. 1903 với chiều ngược lại.

Lộ trình của sự vận chuyển từ Lộc Ninh đến Thủ Dầu Một với một số tuyến đường ngắn trên những đoàn tàu tổng hợp có thời gian dừng đỗ dài hơn so với tàu chuyên chở hành khách và tàu sẽ không ngừng ở những trạm ga không có giờ khởi hành (An Mỹ, Phú Trung, An Lợi). Cụ thể: Tuyến đường Lộc Ninh – Bến Đồng Xổ với quãng đường dài 68,9km phải mất khoảng 2 giờ với đôi tàu chạy cùng chiều được

khởi hành lúc 6 giờ 25 phút trên tàu F.2902 và lúc 12 giờ trên tàu F.2901. Tuyến đường Bến Đồng Xồ – Thủ Dầu Một với quãng đường dài 31,3 km phải mất khoảng 1 giờ 25 phút, được khởi hành lúc 13 giờ 50 phút trên tàu F. 2900 và chiều ngược lại vào lúc 17 giờ 25 phút trên tàu F. 2903. Cũng giống như đoàn tàu chở hàng hóa, tàu tổng hợp cũng thực hiện theo quy định việc dừng đỗ và tốc độ chạy tàu.

Mặc dù, tuyến Sài Gòn – Lộc Ninh được kết nối hoàn chỉnh bởi các tuyến đường sắt nội ô vào năm 1933 nhưng việc chuyên chở hành khách và hàng hóa tại Lộc Ninh đã được khai thác trước đó từ các tuyến đường trên của doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, số lượng hành khách ngày càng tăng chủ yếu là phu caoutchouc và những người Pháp đang thực hiện các dự án tại đồn điền do việc mở rộng diện tích đồn điền caoutchouc từ 50.726 ha (1927) lên 67.700 ha (1928) và 84.100 ha (1929), 97.804 (1930) và nhu cầu tuyển dụng lao động từ 80.000 hành khách (1935) lên 100.000 lượt khách (1936). Bên cạnh đó, sản lượng caoutchouc xuất khẩu ngày càng tăng từ 10.300 tấn (1929) lên 25.000 tấn (1935), 40.000 tấn (1936), 44.000 tấn (1937) và 75.200 tấn (1942) (Nguyễn Văn Khánh, 2004, tr. 88). Ngoài ra, một hiệp định được ký kết giữa chính quyền thuộc địa với Công ty Xe điện thì tuyến này còn vận chuyển gỗ từ các cánh rừng gần đó về đốt lò cho đoàn tàu chạy liên tục trên đường rail lúc bấy giờ (Frédéric Hulot, 1990, p. 350).

Một phần của tài liệu Hệ thống giao thông đường sắt tại nam bộ (1881 – 1975) (Trang 135 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)