Nhóm công trình nghiên cứu về giao thông đường sắt ở Nam Bộ

Một phần của tài liệu Hệ thống giao thông đường sắt tại nam bộ (1881 – 1975) (Trang 58 - 61)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.2. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước

1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về giao thông đường sắt ở Nam Bộ

Công trình nghiên cứu “Tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam” của Nguyễn Phúc Nghiệp (7/2003), Tạp chí Xưa và Nay, số 114 cũng phản ánh khá rõ nét về quá trình hình thành của tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu một cách có hệ thống các tuyến đường khác của Nam Bộ trong thời kỳ Pháp thuộc.

Năm 2008, công trình nghiên cứu Nam Bộ đất và người – tập VI của nhóm nghiên cứu Hội Khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 580 trang: Công trình này phản ánh chính sách khẩn hoang của nhà Nguyễn, tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa và các phong tục tập quán của người dân Nam Bộ cũng như một số giao thông công chính ở Nam Bộ. Trong đó, tác giả Nguyễn

Thanh Lợi phản ánh khá kỹ về đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho nhưng chưa nghiên cứu sâu về toàn diện các tuyến đường sắt ở Nam Bộ.

Mặc nhân TVC – Võ Thành Dũng sưu khảo (2011), Mỹ Tho xưa trong Nam Kỳ lục tỉnh 1861 – 1945, Tiền Giang: NXB Trẻ, 155 trang: Tác phẩm phản ánh sự hình thành vùng đất Mỹ Tho, bộ máy hành chính, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư (Việt, Hoa, Pháp) sinh sống nơi đây và đôi nét về hệ thống giao thông cũng như di sản văn hóa tỉnh Mỹ Tho. Trong đó, tác giả dành 4 trang (96 – 99) nói về đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho nhưng chưa phản ánh toàn diện hệ thống đường sắt tại Nam Bộ.

Trong chủ đề “Nam Bộ xưa & nay”của nhiều tác giả (2013), Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thời đại, Tạp chí Xưa & nay: Chủ đề này đăng tải những công trình nghiên cứu của một số tác giả; trong đó, đề cập đến các địa danh, tình hình kinh tế, xã hội cũng như văn hóa của Sài Gòn. Đặc biệt, tác giả Lê Kim Phụng phản ánh văn minh miệt vườn với công trình “Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho” (tr. 147 – tr. 149); tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu về các tuyến đường sắt còn lại của Nam Bộ.

Năm 2016, một tác phẩm mới được ra đời Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ 1859 – 1954 tập I (560 trang) & II (584 trang) của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, được phát hành tại Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp. Trong tập I, tác giả phản ánh mối quan hệ Việt – Pháp từ thời Nguyễn Ánh và chính sách cai trị của Pháp trên đất Việt sau khi, chiếm được lục tỉnh Nam Kỳ. Đặc biệt, trong tập II, tác giả đề cập đến công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên đất Nam Bộ về lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy, đường hàng không). Trong đó, tác giả dành 37 trang (tr. 111 – 148) phản ánh khá rõ nét về các loại phương tiện vận tải, miêu tả chi tiết về tàu điện của tuyến đường sắt nội ô Sài Gòn – Lái Thiêu – Thủ Dầu Một và đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho nhưng chỉ sơ nét về tuyến đường Sài Gòn – Lộc Ninh (tr. 146) cùng với sự ra đời của nhà máy xe lửa Dĩ An (tr. 209 – 210). Tác giả chưa nghiên cứu sâu về hoạt động của hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Bộ.

Như vậy, tùy từng góc độ nghiên cứu khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã trình bày sơ lược về hệ thống giao thông đường sắt ở Nam Bộ. Tuy nhiên, chưa có một công

trình khoa học nào trình bày một cách có hệ thống và toàn diện về hệ thống giao thông đường sắt ở Nam Bộ từ khi xây dựng (1881) đến năm 1975. Mặc dù vậy, những công trình, bài viết nêu trên đã cung cấp nhiều dữ liệu, nhận định quan trọng cho việc phát triển hướng nghiên cứu để làm đề tài luận án Tiến sĩ của tác giả.

1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần giải quyết 1.3.1. Nhận xét tình hình nghiên cứu và những nội dung luận án kế thừa

Nhìn chung, các công trình và đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước được công bố đã phản ánh được những nét cơ bản về hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Bộ, trình bày khái quát những sự kiện, tiến trình lịch sử, nội dung cơ bản của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp với mục đích chính trị, quân sự và kinh tế. Qua đó, các nhà nghiên cứu luận giải và đưa ra những đánh giá khách quan, khoa học về tác động của giao thông đường sắt đối với nền kinh tế, xã hội của Nam Bộ và Việt Nam lúc bấy giờ. Do đối tượng nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ của các công trình nêu trên đề cập những vấn đề chung nhất của việc thiết lập hệ thống giao thông đường sắt Đông Dương trong kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer nhưng còn rời rạc, lẻ tẻ và chủ yếu nghiên cứu các tuyến đường sắt ở Bắc Bộ, còn Nam Bộ chú trọng đến tuyến đường Sài Gòn – Mỹ Tho và sơ lược về tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh, còn tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa thì ít đề cập hoặc chỉ nghiên cứu tổng thể trong hệ thống đường sắt xuyên Việt. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản như sau:

Sơ lược tình hình trong và ngoài nước tác động đến vùng đất Nam Bộ cũng như nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và việc thiết lập hệ thống giao thông đường sắt Đông Dương. Các công trình đều nêu ra các tuyến đường trong dự án xây dựng cũng như những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng giao thông công chính ở Đông Dương như: Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, kết quả khai thác với thời gian biểu chạy tàu dày dặc để cạnh tranh với các mạng lưới giao thông khác đã hình thành nên tính cách, nếp suy nghĩ, phong tục tập quán của người dân trong việc tiếp nhận nền khoa học kỹ thuật mới được xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam. Việc Pháp đầu tư khai thác không ngoài mục đích vơ vét tài nguyên để xuất khẩu ra thị trường thế giới, bóc lột sức lao động của

nguồn nhân công rẻ mạt để thu lợi nhuận tối đa làm giàu cho tư bản Pháp dẫn đến hệ lụy đời sống nhân dân Việt Nam bị bần cùng hóa, hình thành nên các giai tầng trong xã hội. Nhưng, nhìn chung nó đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và xã hội làm thay đổi diện mạo Nam Bộ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu về hệ thống giao thông đường sắt với nhiều hình thức riêng biệt lại càng chưa thể đề cập một cách tổng thể và hoàn chỉnh tại một vùng có vị trí chiến lược quan trọng như Nam Bộ.

Các công trình nghiên cứu trên với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng đã phản ánh khá phong phú về mục đích đầu tư xây dựng và khai thác cũng như vai trò của giao thông đường sắt đối với kinh tế, xã hội Nam Bộ được phân tích, đánh giá khá sâu sắc. Điều này giúp cho tác giả có cái nhìn tổng thể về các hình thức, đặc trưng cơ bản từng vùng, miền, qua đó tìm ra được sự tương đồng và khác biệt của giao thông đường sắt tại Nam Bộ so với các địa phương khác. Bên cạnh đó, các công trình, đề tài nghiên cứu nêu trên có những quan điểm riêng trong đánh giá và tư liệu mà họ sử dụng trong các công trình, bài viết khá phong phú, hữu ích cho tác giả tham khảo, khai thác.

Những thành tựu nghiên cứu kể trên đã giới thiệu rất nhiều tư liệu và luận cứ khoa học về bối cảnh lịch sử, những nhân tố tác động đến hoạt động của ngành giao thông đường sắt; quá trình hình thành, phát triển, hoạt động và những tác động của ngành giao thông đường sắt ở Việt Nam nói chung, tại Nam Bộ nói riêng. Đó cũng chính là những nội dung kế thừa của luận án trong quá trình nghiên cứu hệ thống giao thông đường sắt tại Nam Bộ thời kỳ 1881 – 1975.

Một phần của tài liệu Hệ thống giao thông đường sắt tại nam bộ (1881 – 1975) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(306 trang)