Đặc điểm sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 28 - 31)

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆUNGUYÊN LIỆU

2.1.2. Đặc điểm sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu

Sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu nằm trong lĩnh vực tổng thể là sản xuất lâm nghiệp, đây là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Theo tác giả Nguyễn Nghĩa Biên (2011) và Phạm Xuân Phương (1997) cho thấy sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu có 06 đặc điểm chủ yếu sau:

2.1.2.1. Chu kỳ sản xuất dài

Đối với rừng gỗ nguyên liệu, đối tượng sản xuất chính là cây rừng. Cây rừng là thực thể sống; trong đó, quần xã cây rừng đóng vai trò chủ đạo và chúng khác biệt với các loài thực vật khác là chu kỳ sinh trưởng kéo dài và phát triển chậm. Nếu tính chu kỳ thành thục tự nhiên phải hàng trăm năm (đối với cây rừng sinh trưởng chậm), còn chu kỳ thành thục công nghệ cũng phải hàng chục năm;

trong khi đó chu kỳ sản xuất của một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chỉ tính bằng giờ, bằng phút.

Chu kỳ sản xuất dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng các yếu tố nguồn lực trong lâm nghiệp. Trước hết là vốn đầu tư lớn, vốn bị ứ đọng ở sản phẩm dở dang nằm tại rừng, dưới dạng rừng non, rừng chưa thành thục công nghệ, do đó tốc độ chu chuyển chậm, thời hạn thu hồi lâu và thường mang hiệu quả đầu tư thấp, rủi ro cao, phụ thuộc lớn vào xu hướng phát triển và nhu cầu của thị trường trong tương lai.

2.1.2.2. Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế, trong đó quá tình tái sản xuất tự nhiên đóng vai trò quan trọng và quyết định

Trong sản xuất lâm nghiệp luôn luôn diễn ra hai quá trình xen kẽ, đó là quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế. Tái sản xuất tự nhiên

12

đó là quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng bắt đầu từ quá trình gieo hạt tự nhiên, cây rừng nảy mầm, lớn lên, ra hoa kết quả rồi lại tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình đó và tuân thủ theo quy luật sinh học. Như vậy, quá trình tái sản xuất tự nhiên là quá trình tái sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tuân theo quy luật sinh học mà không cần sự can thiệp của con người. Tái sản xuất kinh tế được hiểu là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của cây rừng dưới sự tác động của con người như: bón phân, làm cỏ... (thâm canh rừng, làm giàu rừng) nhằm thoả mãn mục đích nhất định của con người. Đối với sản xuất, kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu cũng luôn luôn diễn ra hai quá trình xen kẽ giữa tái sản xuất tự nhiên và sản xuất kinh tế.

2.1.2.3. Trồng rừng gỗ nguyên liệu có tính thời vụ, hoạt động tái sinh và khai thác rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Trong sản xuất lâm nghiệp, tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất sinh học. Do đặc tính sinh lý, sinh thái của cây rừng, đòi hỏi của công nghệ (đặc biệt là công nghệ khai thác, vận chuyển) và sự thay đổi của thời tiết và khí hậu mà tình hình sản xuất diễn ra tập trung vào một số tháng trong năm. Đặc biệt đối với trồng rừng gỗ nguyên liệu tính thời vụ đòi hỏi nghiêm ngặt hơn và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, nơi diễn ra hoạt động trồng rừng.

Tái sinh là quá trình xây dựng rừng, tạo vốn rừng. Khai thác rừng là quá trình lợi dụng rừng, quá trình thu hoạch thành quả của quá trình xây dựng rừng. Từ đặc điểm này, đòi hỏi các nhà quản lý và các nhà kỹ thuật lâm nghiệp phải có giải pháp đúng đắn trong việc xây dựng cân đối giữa khai thác và tái sinh để tránh lạm dụng vào vốn rừng và sử dụng công cụ khai thác hiệu quả trong công tác tái sinh rừng.

2.1.2.4. Sản xuất rừng gỗ nguyên liệu tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có những điều kiện tự nhiên phức tạp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn

Đây là đặc điểm rất rõ nét và mang tính đặc thù của sản xuất lâm nghiệp nói chung và sản xuất rừng gỗ nguyên liệu nói riêng. Diện tích đất lâm nghiệp (ĐLN) phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, thuộc 7 vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của nước ta có khoảng 14,609 triệu ha, trong đó diện tích rừng trồng là 4,317 triệu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2020).

13

Hoạt động sản xuất rừng gỗ nguyên liệu chủ yếu tiến hành ở ngoài trời, cự ly hoạt động ngày một xa... nên thu nhập thấp, đời sống của người làm nghề rừng gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, địa bàn rộng lớn như vậy rất khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ thành quả lao động, do đó tính rủi ro trong sản xuất lâm nghiệp rất cao.

2.1.2.5. Hoạt động sản xuất rừng gỗ nguyên liệu vừa mang mục tiêu kinh tế vừa mang mục tiêu xã hội và môi trường

Trước hết, mục tiêu kinh tế của sản xuất rừng gỗ nguyên liệu là cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp lâm sản, đặc sản,...

phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Rừng đóng vai trò rất tích cực cho kinh tế xanh vì nó giúp tạo ra môi trường sống trong lành, an toàn cho con người và tất cả các sinh vật trên trái đất, hấp thụ và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường cho phát triển sản xuất và đời sống, cung cấp nơi ở, việc làm, tạo sinh kế ổn định và là khởi nguồn đời sống văn hóa tâm linh của những cộng đồng sống trong và gần rừng.

2.1.2.6. Sản xuất rừng gỗ nguyên liệu mang tính xã hội sâu sắc và nhiều thành phần kinh tế tham gia

Với địa bàn hoạt động rộng lớn, là nơi sinh sống của khoảng 25 triệu người với nhiều nhóm dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Do đó, mọi hoạt động của cư dân địa phương đều ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển rừng và ngược lại các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đều ảnh hưởng lớn đến đời sống của cư dân địa phương. Đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức sản xuất, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Xuất phát từ đặc thù trên, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, trước hết phải tôn trọng các phong tục và kiến thức bản địa. Sản xuất lâm nghiệp, phát triển rừng luôn luôn phải tính đến lợi ích và bảo vệ lợi ích của cộng đồng địa phương.

Vì vậy, có thể nói sự phát triển của ngành lâm nghiệp không thể tách rời sự phát triển tổng hợp về kinh tế văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng của trung du, miền núi.

14

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(291 trang)
w