Từ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng 03 mô hình liên kết, các yếu tố ảnh hưởng đến từng mô hình để lựa chọn ra mô hình liên kết phù hợp, có hiệu quả, tiềm năng phát triển tốt. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển và nhân rộng mô hình cho sự phát triển kinh tế lâm nghiệp của khu vực miền Trung nói chung và cho 03 tỉnh khảo sát nói riêng. Kết quả phân tích, đánh giá 03 mô hình liên kết được tổng hợp trong bảng 4.39.
MH 1: Liên kết ngang “Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững” tại Quảng Nam và Bình Định.
MH 2: Liên kết dọc “Liên kết giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng” tại Quảng Nam.
MH 3: Liên kết hỗn hợp “Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản” tại Quảng Trị.
110
Bảng 4.39. Kết quả tổng hợp đánh giá 03 mô hình liên kết
STT Chỉ tiêu đánh giá
1 Kết quả kinh doanh rừng trồng liên kết
- Giá trị gia tăng - Lợi nhuận
- NPV
- BCR
- IRR
- AEV
2 Khả năng thực hiện cam kết
- Thực hiện cam kết về tuổi rừng tối thiểu
- Thực hiện cam kết về đóng góp quỹ chung
- Thực hiện cam kết về tài chính, vốn vay trong sản xuất
- Thực hiện cam kết về cung cấp đủ sản lượng gỗ theo cam kết - Thực hiện cam kết về giá sản
phẩm liên kết
- Cam kết bao tiêu sản phẩm LK 3 Tính bền vững của LK
- Có thị trường tiêu thụ SP ổn định
- Duy trì thành viên tham gia
- Tuân thủ nội quy, hợp đồng liên
kết
4 Xu hướng, tiềm năng duy trì
và phát triển LK
- Sự hài lòng của các bên tham gia
liên kết
- Khả năng tự tham gia chứng chỉ
QLRBV
- Khả năng tạo kinh phí tham gia
chứng chỉ QLRBV
5 Xã hội hóa trong đầu tư phát
triển lâm nghiệp địa phương
- Đa dạng các nguồn vốn cho liên kết và sản xuất
6 Bảo vệ môi trường
- Khả năng đảm bảo trồng rừng
theo tiêu chuẩn chứng chỉ QLRBV Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lý số liệu khảo sát (2016, 2017)
111
Qua bảng tổng hợp trên và kết quả đánh giá thực trạng các mô hình liên kết tại 03 tỉnh khảo sát cho thấy, cả 03 mô hình liên kết đều mang lại hiệu quả kinh tế rừng trồng và các bên tham gia tuân thủ rất tốt các quy định về chứng chỉ QLRBV. Tuy nhiên, việc tuân thủ một số cam kết và quy định trong liên kết chưa thực hiện tốt;
trong đó, cam kết về đảm bảo nguồn quỹ hoạt động và kinh phí để tự tham gia chứng chỉ QLRBV là rất quan trọng. Đây là vấn đề then chốt cho việc duy trì chứng chỉ QLRBV. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cho thấy, nên duy trì và phát triển mô hình liên kết dọc (MH2) và mô hình liên kết hỗn hợp (MH3); đề xuất các giải pháp cần tập trung cho việc thúc đẩy phát triển hai mô hình này. Ngoài ra, cần có giải pháp để giúp nâng cấp mô hình liên kết ngang (MH1) phát triển theo hình thức liên kết hỗn hợp (MH3) hoặc hình thành liên kết dọc theo chuỗi giá trị.
Các điều kiện để áp dụng và thúc đẩy các mô hình liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu đạt hiệu quả cao bao gồm:
a. Đối với mô hình liên kết dọc:
- Cần có doanh nghiệp đủ tiềm lực kinh tế là “đầu tàu” dẫn dắt liên kết và đảm bảo khả năng tiêu thụ gỗ nguyên liệu của rừng trồng liên kết.
- Có diện tích đất trồng rừng GNL đủ lớn để tham gia chứng chỉ QLRBV.
- Cần có nguồn kinh phí đủ lớn để tham gia thực hiện chứng chỉ Quản lý rừng bền vững cho cả chu kỳ kinh doanh rừng trồng, tối thiểu 623 triệu đồng/kỳ đánh giá 5 năm.
- Liên kết đảm bảo cơ chế phân chia lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia.
b. Đối với mô hình liên kết hỗn hợp:
- Xây dựng liên kết ngang vững chắc có đủ diện tích rừng gỗ nguyên liệu lớn, xây dựng được nguồn quỹ đủ lớn để tham gia thực hiện chứng chỉ Quản lý rừng bền vững.
- Cần có doanh nghiệp chế biến lâm sản đủ tiềm lực kinh tế là “đầu tàu” dẫn dắt liên kết và đảm bảo khả năng tiêu thụ gỗ nguyên liệu của rừng trồng liên kết.