Liên kết hỗn hợp: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với công ty chế biến lâm sảnchỉ Quản lý rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 174 - 182)

Từ kết quả khảo sát 35 hộ gia đình tham gia liên kết cho thấy, mối liên kết trong mô hình này vẫn là nhu cầu tất yếu đến từ hai phía. Một bên, người trồng rừng có đất trồng rừng và cần nâng cao chất lượng rừng và GNL, cần có nơi để tiêu thụ sản phẩm ổn định. Một bên là công ty chế biến lâm sản có nhu cầu về GNL, đặc biệt là gỗ nguyên liệu có chất lượng, có chứng chỉ QLRBV và tạo được vùng nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất chế biến gỗ. Sử dụng thang điểm đánh giá mức độ đồng ý sẵn sàng tham gia liên kết: 1 là Rất thấp; 2 là Thấp, 3 là Trung bình, 4 là Cao, 5 là Rất cao.

4.3.3.1. Nhóm yếu tố bên trong

Trong liên kết này, đề tài thực hiện đánh giá 3 nhóm yếu tố bên trong có ảnh hưởng lớn đến sự sẵn sàng tham gia và duy trì LK giữa nhóm hộ nông dân trồng rừng với công ty chế biến lâm sản. Kết quả phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng với công ty chế biến lâm sản tại tỉnh Quảng Trị được tổng hợp trong bảng 4.52.

Qua bảng 4.52 cho thấy, đặc điểm về chu kỳ kinh doanh rừng trồng có ảnh hưởng khá lớn đến sự sẵn sàng tham gia liên kết. Với chu kỳ kinh doanh rừng tối thiểu từ 6 năm trở lên được các hộ gia đình đánh giá phù hợp với khả năng của hộ gia đình (với 100% số hộ được khảo sát đánh giá ở mức cao và rất cao và mức

122

điểm bình quân đạt 4,26/5 điểm); bên cạnh đó, đặc điểm của sản phẩm liên kết là rừng trồng có chứng chỉ QLRBV được các hộ gia đình đánh giá phù hợp với năng lực sản xuất của các hộ, rừng trồng liên kết mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rừng không liên kết là động lực thúc đẩy sự tham gia và gắn kết với liên kết nhóm (trên 94% HGĐ đánh giá đồng ý ở mức cao và rất cao).

Bảng 4.52. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến liên kết hỗn hợp

STT Yếu tố

I Đặc điểm sản phẩm

Chu kỳ kinh doanh rừng trồng

1 có chứng chỉ QLRBV phù

hợp với khả năng của HGĐ Quy trình và chất lượng rừng

2 trồng có chứng chỉ QLRBV

phù hợp với năng lực sản xuất của HGĐ

II Hiệu quả kinh tế rừng trồng liên kết

Trồng rừng có chứng chỉ 1

QLRBV mang lại lợi nhuận cao hơn trồng rừng không có chứng chỉ

2 Vốn đầu tư trồng rừng được

sử dụng có hiệu quả

Giảm chi phí đầu tư làm

3 đường vận xuất và vận chuyển

GNL

4 Rừng trồng được quản lý bảo

vệ tốt hơn III

1 2 3

Cơ chế liên kết

Nhóm hoạt động có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

Quyền và nghĩa vụ của HGĐ tham gia liên kết là bình đẳng Lợi ích của HGĐ tham gia liên kết là công bằng

CCLK CCLK1 CCLK2 CCLK3

Nguồn: Tổng hợp thông tin khảo sát (2016, 2017) Các hộ liên kết với nhau tạo thành nhóm, cùng tham gia sản xuất trên diện tích liền khoảnh quy mô lớn hơn đã giúp cho các hoạt động sản xuất được thuận

123

lợi hơn như: cùng tập trung làm đường vận chuyển, vận xuất GNL khai thác và cùng nhau quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn, giảm chi phí sản xuất và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong trồng rừng (trên 85% HGĐ đánh giá

ở mức đồng ý cao và rất cao).

Liên kết được vận hành có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia là động lực để gắn kết các HGĐ duy trì mối liên kết. Để duy trì và phát triển nhóm hộ cần phải có cơ chế phân chia lợi ích trong nhóm công bằng và hợp lý với 100% ý kiến đánh giá đồng ý mức cao và rất cao.

Điều này hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ nếu không có cơ chế phân chia lợi ích công bằng sẽ dẫn đến sự tranh chấp, đối kháng giữa các thành viên trong nhóm, dẫn đến phá vỡ mối liên kết. Kết quả phỏng vấn các HGĐ đều cho thấy rằng, việc phân chia lợi ích giữa các HGĐ trong nhóm hộ hiện nay là bình đẳng vì các hộ tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự đầu tư và hưởng lợi trên diện tích đất rừng của mình. Chính sự công bằng, bình đẳng, tự do, tự nguyện đã duy trì hoạt động của các nhóm hộ đến thời điểm hiện nay.

4.3.3.2. Nhóm yếu tố bên ngoài

Bên cạnh những yếu tố bên trong là động lực và hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, cũng như tạo được vùng nguyên liệu rộng lớn cho việc cấp chứng chỉ QLRBV thì các nhóm hộ hiện nay được hình thành và có thể tồn tại, phát triển được hay không chịu tác động rất lớn từ các yếu tố bên ngoài như yếu tố thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm; tác động của chính sách, vai trò của chính quyền địa phương và vai trò của các tổ chức xã hội. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nhóm hộ trồng rừng được thể hiện cụ thể bảng 4.53.

Qua bảng trên cho thấy, sự ảnh hưởng của các yếu tố thị trường đến khả năng tham gia liên kết của các HGĐ là rất lớn, trong đó vấn đề giá bán rừng và gỗ nguyên liệu, cam kết tiêu thụ toàn bộ sản lượng GNL của nhóm hộ mang tính chất quyết định đến sự tham gia (với 100% ý kiến đánh giá ở mức đồng ý cao và rất cao). Để tạo ra gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC phải trải qua các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý rừng bền vững, GNL có chứng chỉ FSC có phân khúc thị trường tiêu thụ hẹp hơn GNL không có chứng chỉ rừng, do vậy khi tham gia liên kết và được công ty chế biến lâm sản cam kết tiêu thụ toàn bộ sản lượng gỗ với giá cao hơn giá gỗ không có chứng chỉ FSC từ 15%-18% đã tạo động lực thực sự cho liên kết hình thành và phát triển.

124

Bảng 4.53. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến liên kết hỗn hợp

TT Yếu tố

I Thị trường sản phẩm

1 Giá rừng và GNL có chứng chỉ QLRBV trên thị trường

cao hơn rừng và GNL cùng TTSP1 quy cách nhưng không có

chứng chỉ QLRBV

2 Thị trường có nhu cầu lớn về GNL có chứng chỉ QLRBV 3 Rừng và GNL có chứng chỉ

QLRBV dễ tiêu thụ 4 Rừng GNL có chứng chỉ

QLRBV có nơi tiêu thụ ổn TTSP4 0,00 5,714 5,714 57,14 31,43 4,14 định 5 Đơn vị liên kết có cam kết

tiêu thụ toàn bộ sản lượng GNL có chứng chỉ QLRBV

II Chính sách của Nhà nước

1 Chính sách hỗ trợ kinh phí

trồng RSX và cấp chứng chỉ QLRBV phù hợp với điều kiện thực tế của HGĐ (QĐ 147/2007/QĐ-TTg; QĐ 66/2011/QĐ-TTg; QĐ 38/2016/QĐ-TTg) 2 Chính sách về phát triển rừng

được triển khai nhanh chóng đến các HGĐ

3 Chính sách của Nhà nước tạo động lực cho HGĐ tham gia trồngrừngchứngchỉ

QLRBV

III Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài

125

TT Yếu tố

1 Dự án và đơn vị LK hỗ trợ

kinh phí tham gia chứng chỉ HTN1 0,00 0,00 0,00 22,86 77,14 4,77 QLRBV 2 Dự án hỗ trợ tốt về kỹ thuật

trồng rừng chứng chỉ HTN2 0,00 0,00 0,00 62,86 37,14 4,37 QLRBV 3 Dự án hỗ trợ tốt thực hiện các

các hồ sơ và thủ tục tham gia HTN3 0,00 0,00 0,00 88,57 11,43 4,11 chứng chỉ QLRBV

4 Dự án giám sát và thúc đẩy

hoạt động LK rừng chứng chỉ

IV Tác động của chính quyền địa phương (cấp xã)

1 Chính quyền

năng động trong thúc đẩy CQDP1 phát triển rừng trồng

2 Chính quyền

quan tâm đến LK nhóm hộ trồng rừng QLRBV

3 Chính quyền

triển khai chính sách phát triển rừng trồng có sự đồng thuận của HGĐ

Nguồn: Tổng hợp thông tin khảo sát (2016, 2017) Các doanh nghiệp chế biến lâm sản có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng về cầu chủng loại gỗ nguyên liệu, tạo động lực cho chủ rừng trong sản xuất. Do vậy, cần có giải pháp để duy trì và mở rộng các mối liên kết theo chuỗi giá trị, liên kết giữa chủ rừng với các doanh nghiệp chế biến lâm sản có uy tín và quy mô lớn để thúc đẩy sự phát triển rừng trồng sản xuất tại địa phương.

Bên cạnh yếu tố thị trường sản phẩm, sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài có vai trò quan trọng trong việc hình thành liên kết. Tác động từ dự án WWF đã hỗ trợ ban đầu về kinh phí và kỹ thuật cho các HGĐ tham gia liên kết, giúp HGĐ

126

tiếp cận phương thức trồng rừng theo nhóm chứng chỉ QLRBV; hơn nữa, doanh nghiệp chế biến lâm sản hỗ trợ HGĐ kinh phí tham gia chứng chỉ QLRBV ở chu kỳ tiếp theo, do vậy có 100% ý kiến đánh giá ở mức đồng ý cao và rất cao về vai trò sự hỗ trợ của dự án và doanh nghiệp tham gia liên kết có ảnh hưởng lớn đến sự sẵn sàng tham gia liên kết của HGĐ trồng rừng. Tuy nhiên, để đảm bảo liên kết bền vững, cần có giải pháp nâng cao năng lực tự vận hành liên kết và thu hút các thành phần kinh tế tham gia liên kết phát triển rừng chứng chỉ QLRBV.

Chính quyền địa phương cũng có tác động lớn đến khả năng tham gia và duy trì liên kết nhóm hộ trồng rừng chứng chỉ FSC, 100% ý kiến của HGĐ được khảo sát đánh giá ở mức đồng ý cao và rất cao về chính quyền địa phương năng động trong thúc đẩy phát triển rừng trồng và quan tâm đến liên kết. Với sự đồng thuận và hỗ trợ của chính quyền địa phương, giúp các HGĐ yên tâm sản xuất và tăng tính bền chặt trong liên kết. Tuy nhiên, để thúc đẩy liên kết phát triển, tăng quy mô và chất lượng sản phẩm cần nâng cao vai trò và năng lực của chính quyền địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và hỗ trợ vận hành liên kết.

Qua phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia và duy trì liên kết nhóm hộ trồng rừng với doanh nghiệp chế biến lâm sản. Tuy nhiên, yếu tố chính có tác động lớn và ý nghĩa quan trọng hơn là yếu tố giá cả GNL, cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng GNL của các hộ trồng rừng, sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức bên ngoài và yếu tố về hiệu quả kinh tế rừng trồng liên kết.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 174 - 182)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(291 trang)
w