Liên kết ngang: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vữngQuản lý rừng bền vững

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 164 - 170)

Đề tài khảo sát liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng tại tỉnh Quảng Nam và Bình Định. Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia liên kết của các HGĐ và đảm bảo độ tin cậy, đề tài đã khảo sát 122 HGĐ tham gia liên kết. Kết quả phân tích được đánh giá thông qua các bước kiểm định như sau:

4.3.1.1. Kiểm định chất lượng yếu tố bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Theo một số nhà nghiên cứu có thể kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha trước, sau đó mới đưa vào EFA hoặc ngược lại. Tuy nhiên, theo Đinh Phi Hổ (2014) và Huỳnh Thị Thu Sương (2012) cho rằng nên kiểm định Cronbach’s Alpha trước khi đưa vào phân tích yếu tố. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua các biến quan sát nhằm loại bỏ các biến không có ý nghĩa ra khỏi mô hình.

Khi kiểm định 08 yếu tố với 29 biến quan sát được thực hiện nhiều lần và loại các biến không có ý nghĩa; kết quả kiểm định tại phụ lục PL-1.2 (trang 159- 163); tổng hợp các yếu tố và biến quan sát chất lượng trong bảng 4.40.

Bảng 4.40. Biến đặc trưng và yếu tố chất lượng tốt

STT 1 2 3 4 5 6 7 8

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017) Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy, có 03 biến TTSP3, TTSP5, HQKT4 bị loại vì không đảm bảo Hệ số tương quan biến - tổng của các biến

113

quan sát (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 (Đinh Phi Hổ, 2014); và

8 yếu tố tiềm năng đạt trị số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và đạt chất lượng kiểm định tốt với 26 biến đặc trưng được chấp nhận (Kết quả kiểm định từng yếu tố và các biến quan sát theo Phụ lục PL-1.2, trang 159-163).

4.3.1.2. Phân tích Nhân tố khám phá

a. Tính thích hợp của EFA và tương quan của các biến quan sát

Kết quả phân tích chỉ số KMO = 0,815 (phụ lục PL-1.2.1, trang 166), thỏa mãn điều kiện: 0,5<KMO<1 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), như vậy, phân tích EFA là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Với kết quả kiểm định Bartlett có Sig. <0,05 (độ tin cậy trên 95%), cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, mô hình được điều chỉnh như trong bảng 4.41.

Bảng 4.41. Ma trận xoay yếu tố (Rotated Component Matrix)

HQKT2 DDSP2 DDSP3 HQKT3 DDSP1 HQKT1 HTN2 HTN1 HTN3 HTN4 CQDP2 CQDP3 CQDP1 TTSP2 TTSP4 TTSP1 CCLK2 CCLK4 CCLK1 CCLK3 CSNN2 CSNN1 CSNN3 Eigenvalues

Cumulative

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát (2016, 2017)

114

Qua phân tích mô hình EFA cho thấy, mô hình ban đầu với 07 yếu tố ảnh hưởng tiềm năng được rút gọn thành 06 yếu tố có giá trị Eigenvalue lớn hơn 01 và được giữ lại trong mô hình phân tích (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Sử dụng ma trận xoay (Rotated Component Matrix) và chấp nhận các hệ số tải yếu tố lớn hơn 0,55 (Đinh Phi Hổ, 2014),

Thực hiện EFA cho ra 6 yếu tố với tổng phương sai trích được là 70,647%

nghĩa là 6 yếu tố giải thích được 70,647% sự sẵn sàng tham gia liên kết (Phụ lục PL-1.2, trang 167), còn lại 29,353% là do các yếu tố khác chưa được xem xét đến giải thích cho vấn đề sẵn sàng tham gia liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng.

Các thang đo sau khi đánh giá và kết cấu lại có 6 thành phần, và gồm 23 biến quan sát. Các thành phần được đặt tên theo tính chất của các biến quan sát và tổng hợp trong bảng 4.42.

Bảng 4.42. Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá

TT Yếu tố

1 HQKT (F1)

2 HTN (F2)

3 CQDP (F3)

4 TTSP (F4)

5 CCLK (F5)

6 CSNN (F6)

7 SSTG (Y)

b. Phân tích hồi quy

Nghiên cứu sử dụng hệ số Pearson’s để phân tích tương quan giữa 6 yếu tố (các biến độc lập) với biến sẵn sàng tham gia liên kết (biến phụ thuộc). Kết quả cho thấy biến Sẵn sàng tham gia liên kết tương quan với hầu hết các biến nghiên cứu khác và có hệ số tương quan đều đạt mức ý nghĩa thống kê (α<0,01). Đưa 6 yếu tố như đã đặt tên ở trên vào phân tích hồi quy nhằm đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp Enter, kết quả lần cuối như sau:

115

Bảng 4.43. Đánh giá độ phù hợp của mô hình Mô hình tổng quát (Model Summaryb)

Mô R

Hình

1 0,834a

a. Predictors: (Constant), F6, F5, F4, F3, F2, F1.

b. Dependent Variable: Y_Sẵn sàng tham gia liên kết

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát (2016, 2017) Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy 68,0% thay đổi trong sự sẵn sàng tham gia liên kết nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ QLRBV của HGĐ được giải thích bởi 06 yếu tố độc lập của mô hình.

Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình thông qua kiểm định ANOVA (PL- 1.2.2, trang 173) cho thấy, với giá trị Sig.<0,01 có thể kết luận mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế, hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99,9%. Độ phóng đại phương sai (VIP) nhỏ hơn 10 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), như vậy các biến độc lập không có tương quan với nhau, không có dấu hiệu của đa cộng tuyến. Tổng hợp kết quả được nêu trong bảng 4.44.

Bảng 4.44. Ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ sẵn sàng tham gia liên kết ngang của hộ gia đình

Các biến độc lập (Hằng số) HQKT_F1 HTN_F2 CQDP_F3 TTSP_F4 CCLK_F5 CSNN_F6

R2 = 0,696. R điều chỉnh = 0,680. Kiểm định F = 43,948. Mức ý nghĩa (Sig.) = 0,000 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017)

116

Qua bảng trên ta có phương trình hồi quy:

SSTG (Y) = 0,579F1 + 0,379F2 + 0,190F3 + 0,352F4 + 0,138F5 + 0,198F6 Các hệ số hồi quy chuẩn hóa nhằm xác định vị trí ảnh hưởng của các biến độc lập, các hệ số này có thể chuyển đổi thành dạng phần trăm (%) như sau:

Bảng 4.45. Vị trí quan trọng của các yếu tố Biến độc lập

HQKT_F1 HTN_F2 TTSP_F4 CSNN_F6 CQDP_F3 CCLK_F5 Tổng số

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017) Biến HQKT đóng góp 31,54%, biến HTN đóng góp 20,64%, biến TTSP đóng góp 19,17%, biến CSNN đóng góp 10,78%, biến CQDP đóng góp 10,35%, biến CCLK đóng góp 7,52%.

Yếu tố Hiệu quả kinh tế có tác động rất lớn và có vai trò quyết định đến sự tham gia liên kết của HGĐ. Hiệu quả kinh tế có thể thông qua việc đổi mới chiến lược kinh doanh, kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng, lựa chọn loại chứng chỉ rừng phù hợp, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư; trong đó, vấn đề về đặc điểm sản phẩm liên kết là cây trồng có chu kỳ kinh doanh dài (tối thiểu 6 năm) có ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh và khả năng duy trì liên kết, đặc biệt đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngoài ra, các HGĐ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của tổ chức bên ngoài hoặc các đầu mối trong các Chi hội, các Hội và doanh nghiệp chế biến lâm sản như: hỗ trợ kinh phí, vốn đầu tư, thủ tục tham gia chứng chỉ rừng; vì vậy, trong tương lai, cần có giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tự vận hành liên kết của các hộ trồng rừng, giảm sự phục thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Khi yếu tố Thị trường sản phẩm có vai trò và tác động tương đối lớn, do mức chênh lệch giá bán của rừng và GNL có chứng chỉ cao hơn rừng và GNL

117

không có chứng chỉ từ 10% – 15% và khả năng tiêu thụ GNL; do vậy việc đảm bảo được yếu tố thị trường cần phải có giải pháp phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm.

Yếu tố Tác động của chính quyền địa phương, chính sách của nhà nước và cơ chế liên kết đều có vai trò quan trọng trong liên kết phát triển rừng GNL có chất lượng, có chứng chỉ QLRBV.

Vậy, có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia liên kết nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ QLRBV của các HGĐ theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần là: (1) Hiệu quả kinh tế; (2) Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài; (3) Thị trường sản phẩm; (4) Chính sách Nhà nước; (5) Tác động của chính quyền địa phương; (6) Cơ chế liên kết.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 164 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(291 trang)
w