Một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Namnguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 190 - 202)

4.4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG

4.4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Namnguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam

4.4.3.1. Khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm gỗ có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững

a. Mục tiêu giải pháp

Thúc đẩy các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững, nâng cao chất lượng liên kết và tăng tính bền vững trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu; các chủ rừng tham gia liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm gỗ đảm bảo ổn định đầu ra cho kinh doanh rừng trồng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững. Liên kết sẽ phát triển và bền vững khi được vận hành bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường.

b. Biện pháp thực hiện

Đối với liên kết hỗn hợp: liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ QLRBV với công ty chế biến lâm sản tại tỉnh Quảng Trị

Các nhóm hộ tham gia liên kết phải duy trì liên kết và luôn tuân thủ các cam kết trong liên kết nhóm và cam kết với doanh nghiệp chế biến lâm sản về cung ứng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững; xây dựng cơ chế xử phạt đối với những vi phạm trong liên kết. Mở rộng đối tác liên kết là các đơn vị sử dụng gỗ nguyên liệu có quy cách đường kính nhỏ hơn 10cm để tiêu thụ với giá gỗ có chứng chỉ QLRBV, qua đó có thể nâng cao giá trị rừng trồng và gỗ nguyên liệu.

Xây dựng cơ chế giá bán gỗ nguyên liệu phù hợp với đơn vị liên kết là doanh nghiệp chế biến lâm sản, đảm bảo việc tuân thủ cam kết về giá, tạo động lực thúc đẩy liên kết hiệu quả và bền vững.

135

Đối với liên kết ngang: liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ QLRBV tại tỉnh Quảng Nam và Bình Định

Các nhóm hộ thành lập Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân để thuận lợi trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định gỗ có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững thông qua liên kết các đối tác là các doanh nghiệp chế biến lâm sản có tiềm lực kinh tế mạnh, có quy mô sản xuất lớn. Các nhóm hộ có thể thông qua kênh thông tin từ các hiệp hội gỗ và lâm sản tại Bình Định và các vùng miền như: Hiệp hội gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA); Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA); Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM (HAWA), Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFORES).... để tăng cường khả năng kết nối và liên kết với doanh nghiệp chế biến lâm sản.

Tạo lập liên kết và xây dựng cơ chế, điều khoản cho liên kết dọc theo chuỗi giá trị có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm giữa nhóm hộ hoặc giữa Hội với các công ty chế biến gỗ, góp phần giảm thiểu rủi ro và nguy cơ phá vỡ liên kết. Trong đó, chú trọng đến cơ chế giá gỗ phù hợp ở mức độ chênh lệch giá so với gỗ không có chứng chỉ, khuyến khích được doanh nghiệp chế biến gỗ và các nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ QLRBV tham gia.

Đối với liên kết dọc: Liên kết giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng tại tỉnh Quảng Nam

Duy trì cơ chế liên kết trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu giữa các bên tham gia; doanh nghiệp chế biến lâm sản mở rộng phạm vi thị trường tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm gỗ để tăng cường sử dụng gỗ có chứng chỉ với quy cách đường kính gỗ dưới 14cm với giá gỗ có chứng chỉ QLRBV. Toàn bộ sản lượng gỗ nguyên liệu được tiêu thụ với giá có chứng chỉ sẽ giúp nâng cao giá trị của rừng trồng liên kết, qua đó khuyến khích sự tham gia của các hộ gia đình. Xây dựng cơ chế phân chia lợi ích để huy động thêm diện tích rừng trồng của hộ gia đình tham gia vào liên kết và trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững, góp phần ổn định nguồn cung, đảm bảo nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến gỗ.

c. Kết quả kỳ vọng

Gia tăng các chủ rừng là hộ gia đình tham gia liên kết theo chuỗi giá trị.

Gia tăng số lượng doanh nghiệp chế biến lâm sản tham gia liên kết và đảm bảo khả năng tiêu thụ 100% gỗ nguyên liệu có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với

136

giá cả chênh lệch hợp lý so với gỗ không có chứng chỉ, khuyến khích được phát triển trồng rừng có chứng chỉ QLRBV tại địa phương.

4.4.3.2. Nâng cao năng lực tự vận hành liên kết và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết

a. Mục tiêu giải pháp

Thúc đẩy liên kết hỗn hợp và liên kết ngang nhằm phát triển rừng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững theo hướng đảm bảo quy mô diện tích lớn có chất lượng cao; xây dựng được nguồn tài chính hoạt động bền vững, tiếp cận được các nguồn tài trợ từ các thành phần kinh tế, các tổ chức bên ngoài, xây dựng nguồn kinh phí đủ lớn mạnh để tự chủ động tham gia chứng chỉ Quản lý rừng bền vững.

b. Biện pháp thực hiện

- Đối với liên kết hỗn hợp: duy trì hoạt động của Hội chứng chỉ rừng cấp tỉnh, tạo lập quỹ từ nguồn chênh lệch lợi nhuận do trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững so với gỗ rừng không có chứng chỉ; cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh và cơ quan quản lý Hội tạo cơ chế khuyến khích, hỗ trợ thủ tục và chi phí để các chủ rừng góp thêm đất tham gia liên kết trồng rừng có chứng chỉ QLRBV. Chính quyền địa phương cần thúc đẩy khuyến khích và nhóm hộ thuộc Hội xây dựng cơ chế ưu tiên tiêu thụ gỗ cho các doanh nghiệp chế biến lâm sản đầu tư liên kết trồng rừng có chứng chỉ QLRBV với thành viên trong Hội để đa dạng hóa nguồn đầu tư trồng rừng. Các nhóm hộ cử đại diện tham gia các lớp tập huấn xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững theo các văn bản quy định mới của nhà nước.

- Đối với liên kết ngang: các nhóm hộ xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ hiện có từ tổ chức bên ngoài và tạo lập môi trường có sức thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn.

Chính quyền địa phương sớm thành lập và vận hành Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ rừng cấp tỉnh, có quy mô diện tích rừng trồng tập trung lớn, có tư cách pháp nhân để thuận lợi trong tham gia chứng chỉ QLRBV và thương mại GNL trên thị trường. Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng cấp tỉnh cần có sự tham gia của cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh sẽ tạo thuận lợi cho chủ rừng trong việc tiếp cận chính sách, tăng cường khả năng điều hành và quản lý, nâng cao vai trò

137

và tiếng nói trong tìm kiếm đơn vị liên kết, hỗ trợ nguồn kinh phí và thương mại gỗ nguyên liệu.

Thực hiện xây dựng phương án, kế hoạch thành lập quỹ nhóm, quỹ Hội từ các nguồn kinh phí đóng góp hàng năm và trích % từ lợi nhuận do tham gia chứng chỉ rừng mang lại như lợi nhuận do chênh lệch giá bán gỗ có chứng chỉ rừng so với gỗ không có chứng chỉ rừng. Khi nguồn quỹ đủ lớn, các nhóm hộ hoặc Hội có thể tự lực tự chủ về kinh phí tham gia chứng chỉ rừng. Cử đại diện các nhóm hộ tham gia các lớp tập huấn xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững theo các văn bản quy định mới của nhà nước.

c. Kết quả kỳ vọng

- Đối với liên kết hỗn hợp: duy trì được hoạt động của Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ rừng cấp tỉnh, xây dựng được nguồn quỹ Hội lớn, tự vận hành các hoạt động, tham gia thực hiện quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ rừng khi không có sự hỗ trợ từ các tổ chức và doanh nghiệp bên ngoài; phát triển vững mạnh các nhóm thành viên trong trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến lâm sản tại tỉnh Quảng Trị.

- Đối với liên kết ngang: liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững tại tỉnh Quảng Nam và Bình Định thành lập được Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ rừng cấp tỉnh, xây dựng được quỹ đủ lớn và có thể tự vận hành các hoạt động, tham gia quản lý rừng bền vững và được cấp chứng chỉ rừng khi không có sự hỗ trợ từ các tổ chức và dự án quốc tế. Nhóm hộ tạo được liên kết với các doanh nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn trong khu vực, đảm bảo được thị trường đầu ra của gỗ nguyên liệu.

4.4.3.3. Đổi mới chiến lược kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu a. Mục tiêu giải pháp

Thông qua các biện pháp thực hiện, thúc đẩy 03 mô hình liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu theo 02 hướng: (i) Tăng số lượng: theo đó, các chủ rừng và đối tác tăng quy mô diện tích liên kết, tăng sản lượng gỗ cho một chu kỳ; (ii) Tăng chất lượng: theo hướng nâng cao chất lượng rừng trồng và gỗ nguyên liệu có giá trị kinh tế cao hơn, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trong trồng rừng liên kết.

138

b. Biện pháp thực hiện

- Biện pháp 1: Chính quyền địa phương và cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh khuyến khích các HGĐ tham gia liên kết nhóm và liên kết theo chuỗi giá trị với công ty chế biến lâm sản, tạo diện tích rừng trồng tập trung lớn có chứng chỉ QLRBV giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và giảm chi phí đầu tư trong sản xuất. Trong đó, đối với chi phí tham gia đánh giá và cấp chứng chỉ rừng sẽ được giảm trực tiếp theo bình quân mỗi ha rừng của các chủ rừng; cụ thể: (i) Đối với liên kết hỗn hợp, các HGĐ trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị sẽ giảm được 5,4 lần chi phí đánh giá cấp chứng chỉ nếu tăng diện tích rừng tham gia chứng chỉ từ 316 ha lên 1.722,4ha; (ii) Đối với liên kết ngang, liên kết nhóm hộ tại tỉnh Quảng

Nam và Bình định, nếu các nhóm hộ huy động được đông đảo các HGĐ tham gia trồng rừng chứng chỉ FSC từ diện tích 382,75ha lên 10.194ha (30% tổng diện tích hộ gia đình đăng ký liên kết) thì chi phí đánh giá cấp chứng chỉ rừng cho mỗi ha giảm được 32 lần; việc giảm chi phí đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng liên kết. Để thúc đẩy quá trình đạt chứng chỉ rừng, cần tổ chức các khóa tập huấn cho nhóm hộ và công ty có đất trồng rừng xây dựng phương án Quản lý rừng bền vững theo quy định của văn bản pháp luật; Nâng cao nhận thức và năng lực cho các cơ quan, cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp về nội dung, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt phương án QLRBV và cấp chứng chỉ rừng.

- Biện pháp 2: Chính quyền địa phương và các đơn vị liên kết tạo cơ chế tài chính để khuyến khích, hỗ trợ các chủ rừng kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng tối thiểu là 7 năm, hạn chế bán rừng non để tăng sản lượng gỗ nguyên liệu có quy cách đường kính lớn, tăng tỷ trọng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao cho công nghiệp chế biến gỗ, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho chủ rừng. Từ kết quả khảo sát, chúng ta có thể so sánh để thấy được hiệu quả của việc kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng; trong đó, sử dụng kết quả khảo sát rừng trồng chu kỳ 10 năm của nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững liên kết với doanh nghiệp chế biến lâm sản tại tỉnh Quảng Trị và rừng trồng chu kỳ 7 năm của công ty chế biến lâm sản liên kết với hộ nông dân tại tỉnh Quảng Nam.

Kết quả so sánh được tổng hợp trong bảng 4.55.

139

Bảng 4.55. So sánh các chu kỳ kinh doanh rừng trồng cây Keo lai

STT Tiêu chí

1 Tổng sản lượng (m3)

- Gỗ lớn đường kính >14cm

- Gỗ nhỏ đường kính <= 14 cm

2 Doanh thu (triệu đồng)

3 NPV (triệu đồng)

4 BCR (lần)

5 AEV (triệu đồng)

Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy, việc kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng lên 10 năm sẽ mang lại sản lượng gỗ, giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn cho chủ rừng. Ngoài ra, theo kết quả tổng hợp của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam năm 2019 cho thấy, việc kéo dài chu kỳ kinh doanh thực sự mang lại lợi ích nhiều hơn về sản lượng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao. Kết quả dược tổng hợp trong biểu đồ 4.5.

%

Biểu đồ 4.5. So sánh tỷ trọng quy cách gỗ nguyên liệu bình quân theo các chu kỳ của loài cây Keo lai và Keo Tai tượng Chu kỳ kinh doanh tối ưu đối với loài cây Keo lai là 11 năm để mang lại giá trị NPV cao nhất (Trần Thị Thu Hà & Dương Thị Thanh Tân, 2017) và tuổi

140

thành thục kinh tế từ 11 đến 13 năm đối với mô hình trồng cây Keo lai và Keo Tai tượng thuần loài (Đỗ Văn Bản, 2018).

Để kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng, có thể áp dụng các hình thức như:

(i) Chuyển hóa từ rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ có chu kỳ ngắn sang trồng rừng có chu kỳ kình doanh dài hơn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật của hình thức chuyển hóa rừng trồng; (ii) Trồng mới rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, chu kỳ dài, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với trồng rừng gỗ lớn.

- Biện pháp 3: đối với liên kết dọc giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng tại tỉnh Quảng Nam, cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chế biến để sử dụng sản lượng gỗ nguyên liệu có đường kính nhỏ hơn 14cm cho chế biến đồ gỗ nội – ngoại thất theo giá gỗ có chứng chỉ FSC, hoặc tạo mối liên kết với các đơn vị chế biến lâm sản tiêu thụ sản lượng gỗ này với giá có chứng chỉ FSC thay vì tiêu thụ theo giá gỗ dăm mảnh như hiện nay; như vậy sẽ nâng cao được từ 10% – 15% giá trị sản lượng gỗ nguyên liệu và tăng lợi nhuận cho các chủ rừng.

c. Kết quả kỳ vọng

Với các biện pháp thực hiện đã nêu, các mô hình liên kết sẽ tăng được diện tích rừng trồng liên kết có chứng chỉ QLRBV, nâng cao giá trị và lợi nhuận, các chủ rừng tham gia liên kết có động lực sản xuất, tăng được số lượng thành viên và diện tích rừng tham gia cấp chứng chỉ rừng, có thể mở rộng diện tích rừng cấp chứng chỉ rừng trong phạm vi diện tích của các hộ tham gia liên kết: đối với liên kết ngang tại Quảng Nam và Bình Định là 33.981 ha rừng, liên kết hỗn hợp tại Quảng Trị là 1.722,4 ha, liên kết dọc tại Quảng Nam duy trì tối thiểu được 1.600ha diện tích.

Sẽ có ít nhất 80% diện tích rừng trồng có chu kỳ kinh doanh tối thiểu từ 7 năm. Trong đó, có khoảng 30% diện tích rừng kinh doanh gỗ lớn với chu kỳ dài từ 10 – 12 năm. Năng suất rừng trồng đạt bình quân 18 – 25m3/ha/năm.

4.4.3.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả và vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển liên kết trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững a. Mục tiêu giải pháp

Thúc đẩy 03 mô hình liên kết phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, gia tăng diện tích đạt chứng chỉ Quản lý rừng bền vững, đảm bảo sự bền vững của liên kết, tăng hiệu quả trong kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu, đảm bảo minh

141

bạch và sự tin cậy cho các bên tham gia liên kết. Chính quyền địa phương là đơn vị vận hành chính sách nhà nước hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn và có sự phản hồi có ý nghĩa quyết định sự thành công của chính sách.

b. Biện pháp thực hiện

Thực hiện triển khai chính sách của Trung ương tới địa phương và chủ rừng cần được tổ chức thực hiện nhanh chóng, thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm. Thúc đẩy thực hiện các hoạt động và chương trình hỗ trợ phát triển rừng trồng có chứng chỉ QLRBV tới các chủ rừng và các bên tham gia LK.

Chính quyền địa phương cần có phương án đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chuyên trách quản lý, theo dõi các hoạt động phát triển rừng trồng có chứng chỉ QLRBV; cán bộ địa phương phải năng động trong việc thúc đẩy phát triển rừng trồng và liên kết trồng rừng có chứng chỉ QLRBV, Hội Các nhóm hộ có chứng chỉ rừng cấp tỉnh khi được thành lập cần thiết có sự tham gia của cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh là đại hiện hợp pháp cho chứng chỉ rừng theo nhóm hộ.

Chính phủ cần tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp về chuyên môn và khả năng quản lý. Khẳng định vai trò quan trọng trong triển khai và thực hiện chính sách của Nhà nước.

- Đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

+ Rà soát, đề xuất các chính sách nhằm đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp chế biến lâm sản và chủ rừng trong sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh, trung ương đã ban hành.

+ Tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, các trung tâm nghiên cứu về kinh tế chính sách lâm nghiệp…) hướng dẫn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp các chủ rừng ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng gỗ nguyên liệu được sản xuất ra, đảm bảo việc xác nhận về nguồn gốc xuất xứ gỗ nguyên liệu.

142

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 190 - 202)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(291 trang)
w