PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Các chỉ tiêu chính được phân tích theo từng hình thức liên kết ngang và liên kết dọc, liên kết hỗn hợp cụ thể bao gồm:
- Hoạt động tạo dựng liên kết: hạn mức quy định về đóng góp quỹ hàng năm; số lượng diện tích rừng trồng tối thiểu để được tham gia liên kết; tỷ lệ đạt yêu cầu về sản phẩm liên kết.
- Hoạt động đầu tư, cung ứng và hỗ trợ đầu vào cho sản xuất: mức vốn đầu tư trồng rừng; số lượng vốn vay, tỷ lệ lãi suất và thời gian vay vốn; số lượng kinh phí đầu tư tham gia chứng chỉ rừng.
- Hoạt động nhằm thu mua và tiêu thụ sản phẩm của mô hình liên kết: mức chênh lệch giá tiêu thụ sản phẩm liên kết so với giá thị trường; tỷ lệ đạt cam kết bao biêu sản phẩm của liên kết.
3.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện quy tắc ràng buộc trong liên kết 3.3.2.1. Tuân thủ quy tắc ràng buộc về thời gian
- Tỷ lệ % số HGĐ tuân thủ tuổi rừng tối thiểu khi khai thác.
- Tỷ lệ % số HGĐ thực hiện cam kết về thời gian trả vốn và lãi vay đầu tư trồng rừng.
- Tỷ lệ % số HGĐ thực hiện cam kết về thời gian thu nộp quỹ hàng năm.
3.3.2.2. Tuân thủ quy tắc ràng buộc về số lượng và chất lượng
- Tỷ lệ % số HGĐ tuân thủ cam kết trồng rừng có chứng chỉ QLRBV.
- Tỷ lệ % số HGĐ được hỗ trợ đủ số lượng vốn đầu tư theo nhu cầu.
- Tỷ lệ % số HGĐ tuân thủ cam kết cung ứng GNL cho công ty chế biến lâm sản.
62
3.3.2.3. Tuân thủ cam kết về giá
- Tỷ lệ % số HGĐ được hưởng mức giá bán sản phẩm theo cam kết.
3.3.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh các sản phẩm trong liên kết
- Năng suất, sản lượng gỗ nguyên liệu của rừng trồng liên kết.
- Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ kinh doanh rừng trồng liên kết.
- Giá bán rừng và gỗ nguyên liệu của các bên tham gia.
- Kết quả phân tích tài chính trong kinh doanh rừng trồng liên kết: NPV, BCR, IRR, AEV.
✓ Giá trị hiên tại ròng (NPV - net present value)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động trồng rừng liên kết, sau khi đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại và được tính theo công thức.
n NPV =
t=01 (1+i)^t Trong đó:
Bt: Giá trị thu được ở thời điểm t (t = 1,2,3… n);
Ct: Giá trị chi phí tại thời điểm t (t = 1,2,3…n);
i: Lãi suất thanh toán tính theo số thập phân;
t: Độ dài thời gian.
✓ Tỷ suất lợi nhuận chi phí (BCR - bennefits to cost ratio)
BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất và được tính theo công thức:
n Bt
t=01 (1+i)^t BCR =
Trong đó: Bt, Ct: Giá trị thu nhập, chi phí tại thời điểm t i: Lãi suất thanh toán
n: Chu kỳ kinh doanh tính theo năm.
63
✓ Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR - internal rate of return) NPV1
IRR = i1 + (i2 - i1) x --- (6) NPV1 – NPV2
Trong đó: i1: Tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dòng chu chuyển tiền mặt của dự án xem xét có giá trị dương (NPV1 >0).
i2: Tỷ suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dòng chu chuyển tiền mặt của dự án xem xét có giá trị âm (NPV2 < 0)
IRR được tính theo (%) được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, rừng trồng của liên kết nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
✓ Giá trị tương đương hàng năm (AEV - Annual Equivalent Value) Giá trị tương đương hàng năm hay thu nhập tương đương hàng năm là thu nhập ròng mà phương án trồng rừng sẽ đem lại hàng năm sau khi đã chiết khấu.
AEV được tính theo công thức sau:
AEV = NPV (7)
- Giá trị sản xuất (GO); chi phí trung gian (IC); giá trị gia tăng (VA) của kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu.
3.3.4. Chỉ tiêu phản ánh cơ chế kiểm soát và tính bền vững của liên kết
- Tỷ lệ % số HGĐ trồng rừng tuân thủ nội quy hoạt động và hợp đồng liên kết.
- Tỷ lệ % số HGĐ trồng rừng đạt chứng chỉ QLRBV.
- Tỷ lệ % HGĐ tuân thủ cam kết cung ứng gỗ nguyển liệu cho công ty tham gia liên kết.
- Số lượng và sự gia tăng thành viên liên kết.
3.3.5. Chỉ tiêu phản ánh xu hướng, tiềm năng phát triển của liên kết
- Tỷ lệ % số HGĐ sẵn sàng tham gia liên kết;
- Tỷ lệ % số các bên hài lòng khi tham gia liên kết;
- Tỷ lệ % số HGĐ sẵn sàng góp thêm đất tham gia liên kết.
64
TÓM TẮT PHẦN 3
Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định thuộc khu vực miền Trung Việt Nam có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Diện tích rừng trồng chiếm tỷ trọng 27,69% so với tổng diện tích rừng trồng của khu vực, là bộ phận chính cung ứng gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh và khu vực; các hoạt động chế biến gỗ sôi động với 414 doanh nghiệp chiếm 31,75% tổng số doanh nghiệp cả khu vực, đã tạo động lực cho hoạt động trồng rừng thêm khởi sắc trong hơn một thập kỷ qua. Trong những năm gần đây sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, cung ứng gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu, đã hình thành các mô hình liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết hỗn hợp trong sản xuất.
Đề tài khảo sát thực trạng của 03 mô hình liên kết có tính đại diện cho các hình thức liên kết trong khu vực, bao gồm: (1) Liên kết ngang: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững; (2) Liên kết dọc: Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừng; (3) Liên kết hỗn hợp: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững với công ty chế biến lâm sản; dựa trên 04 cách tiếp cận như: Tiếp cận theo chuỗi giá trị, Tiếp cận hệ thống, Tiếp cận có sự tham gia, Tiếp cận thể chế. Bên cạnh việc thu thập số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng rừng tham gia liên kết, các trưởng nhóm liên kết, đại diện các doanh nghiệp chế biến lâm sản và các tác nhân khác có liên quan đến các liên kết. Luận án sử dụng 05 phương pháp phân tích số liệu chính bao gồm:
thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích ma trận SWOT, phân tích tài chính, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp cho điểm. Để đảm bảo độ tin cậy và có cơ sở khoa học trong việc đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu, luận án sử dụng các nhóm chỉ tiêu theo các nôi dung nghiên cứu bao gồm: (i) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết; (ii) kết quả thực hiện quy tắc ràng buộc trong liên kết; (iii) kết quả kinh doanh các sản phẩm trong liên kết; (iv) cơ chế kiểm soát và tính bền vững của liên kết; (v) xu hướng, tiềm năng phát triển của liên kết.
65