PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Miền Trung Việt Nam bao gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, được phân chia thành Bắc Trung bộ và vùng Duyên Hải. Dải đất miền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Bảng 3.1. Diện tích rừng bình quân giai đoạn 2014 – 2018 của khu vực miền Trung Việt Nam
STT Tỉnh
(1) (2)
1 Thanh Hóa
2 Nghệ An
3 Hà Tĩnh
4 Quảng Bình
5 Quảng Trị
6 TT-Huế
7 Đà Nẵng
8 Quảng Nam
9 Quảng Ngãi
10 Bình Định
11 Phú Yên
12 Khánh Hòa
13 Ninh Thuận
14 Bình Thuận
TỔNG
Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp (2014-2018); WWF (2018); Hoàng Liên Sơn & cs. (2017) Theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp giai đoạn 2014 – 2018 cho thấy, diện tích rừng bình quân của vùng là 5,34 triệu ha, chiếm tỷ trọng 36,84% so với tổng diện tích rừng của cả nước; trong đó, diện tích rừng trồng chiếm 39,33%
tổng diện tích rừng của cả khu vực và chiếm 37,73% tổng diện tích rừng trồng cả nước; tổng diện tích rừng trồng 03 nghiên cứu (tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình
47
Định) chiếm tỷ trọng 27,69% so với tổng diện tích rừng trồng của khu vực và tại mỗi tỉnh tỷ trọng rừng trồng cung cấp gỗ nguyên liệu so với tổng diện tích rừng là tương đối lớn, từ trên 30% đến 42,78%. Từ thực trạng sản xuất lâm nghiệp tại khu vực miền Trung, đã hình thành các hình thức liên kết khác nhau, tuy nhiên diện tích rừng trong các liên kết còn hạn chế về số lượng và chất lượng.
Các hình thức liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung được hình thành tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Bình Định; trong đó tại hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định có diện tích rừng liên kết lớn nhất, tỉnh Quảng Trị có tỷ trọng diện tích rừng trồng lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ và diện tích rừng trồng liên kết có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững cao.
Khu vực miền Trung có 1.304 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình định với 414 doanh nghiệp, chiếm 31,75% tổng số doanh nghiệp của khu vực, các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn được phân bố chủ yếu tại tỉnh Bình Định, đây được xem như tỉnh phát triển trọng điểm, là thủ phủ đồ gỗ miền Trung.
Mặc dù vậy, các tỉnh Bình Định, Quảng Nam và Quảng Trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn chính vì sự tập trung quá mức các nhà máy chế biến lâm sản, trong khi hầu hết các nhà máy không thực sự có liên kết chặt chẽ với người trồng rừng trong tỉnh và khu vực. Để sản xuất ra 350.000m3 gỗ tinh chế và hơn 1 triệu tấn dăm mảnh khô xuất khẩu, các nhà máy tại tỉnh Bình Định cần 2,95 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trong khi đó rừng trồng của tỉnh hàng năm cung cấp khoảng 850.000m3 tương ứng với 28,81% nhu cầu, trong đó chỉ 10% sản lượng gỗ phục vụ cho chế biến đồ gỗ và 90% cho chế biến dăm và nhu cầu sử dụng khác (Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Sông Kôn, 2017). Nguyên nhân chủ yếu do chủ rừng khai thác gỗ non (từ 4-6 tuổi) nên quy cách và chất lượng gỗ không đáp ứng yêu cầu cho chế biến đồ gỗ.
Trong tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu, các nhà máy phải nhập khẩu từ các nước xuất khẩu như Malaysia, Solomon (nhập gỗ keo), Uruguay, Brazil, Nam Phi (nhập gỗ bạch đàn). Trong bối cảnh cung GNL nhỏ hơn cầu nhưng người trồng rừng lại không thể tạo ra sản phẩm gỗ nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của ngành chế biến để thu về giá trị sản xuất cao hơn. Tình trạng này nếu không được giải quyết sớm sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến ngành lâm nghiệp và chế biến lâm sản, khó khăn trong phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng.
48
Trong bối cảnh như vậy, việc lựa chọn tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định làm điểm nghiên cứu về liên kết và đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu là hoàn toàn phù hợp.