Vai trò và nguyên tắc của liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 31 - 35)

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT TRONG

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ NGUYÊN LIỆUNGUYÊN LIỆU

2.1.3. Vai trò và nguyên tắc của liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu

a. Đối với hộ nông dân trồng rừng

Hộ nông dân trồng rừng thông qua liên kết có thể khắc phục được những bất lợi về qui mô sản xuất nhỏ lẻ; từ đó sẽ đáp ứng được yêu cầu của thị trường về cung ứng số lượng lớn gỗ nguyên liệu, có chất lượng đồng đều và ổn định. Có thể thấy rằng, cách tốt nhất để những hộ gia đình trồng rừng quy mô nhỏ có thể tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa lâm sản một cách hiệu quả là phải liên kết và phối hợp với nhau thành một khối tổ chức quy mô lớn để tăng sức cạnh tranh và nâng cao vị thế thương thảo trên thị trường, tăng khả năng đàm phán để mua các yếu tố đầu vào cho sản xuất và bán sản phẩm rừng trồng ra thị trường với giá cả hợp lý, đảm bảo quyền lợi của các thành viên. Sản xuất tập trung quy mô lớn tạo nên cơ hội để đầu tư theo chiều sâu, áp dụng đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới, áp dụng cơ giới hóa, cấp giấy chứng nhận lâm sản, nhãn mác sản phẩm sản xuất ra để phát triển sản xuất một cách bền vững (Dương Bá Phượng, 1995).

Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân cung cấp nguyên liệu với các doanh nghiệp chế biến có thể làm tăng tính độc quyền mua đối với doanh nghiệp, tuy nhiên liên kết sẽ giúp cho các hộ nông dân ổn định được thị trường tiêu thụ, có được những thỏa thuận trước về chất lượng, sản lượng, phương thức tiêu thụ và giá bán sản phẩm phù hợp hơn, từ đó giảm được vấn đề về ép giá trong thương mại. Liên kết nhằm chia sẻ một phần rủi ro trong sản xuất kinh doanh rừng trồng sang cho các cơ sở chế biến, tiêu thụ tham gia gánh chịu, người trồng rừng chỉ còn chịu rủi ro ở khâu sản xuất nguyên liệu.

b. Đối với các chủ thể tham gia liên kết với hộ nông dân

Nhờ có liên kết với hộ nông dân, các doanh nghiệp lâm nghiệp có thể sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp được giao, tận dụng được nguồn lực xã hội cho sản xuất lâm nghiệp; các doanh nghiệp thể hiện được vai trò đầu tàu dẫn dắt kinh tế hộ trong quá trình phát triển rừng trồng. Ngoài ra, hình ảnh thương hiệu và phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp cũng được nâng lên trong các khu vực liên kết (Dương Bá Phượng, 1995).

Liên kết giữa đơn vị chế biến lâm sản với chủ rừng thông qua hợp đồng sẽ giảm được khá nhiều chi phí cho những khâu trung gian trong thu mua hoặc phân phối gỗ nguyên liệu. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp bảo vệ được người sản

15

xuất, nhất là người nghèo khi bán sản phẩm. Mặt khác, thực hiện liên kết thông qua hợp đồng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến có nguồn cung cấp đầu vào ổn định, góp phần giảm giá thành, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao được năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế (Minh Hoài, 2006).

Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến đem lại tác dụng to lớn như sau:

+ Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công ty kinh doanh sang cho người sản xuất, trực tiếp đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Giảm thiểu rủi ro về nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

+ Thông qua liên kết, các đơn vị kinh tế, các tổ chức có điều kiện hỗ trợ, giúp cho các nhóm hộ, hợp tác xã phát triển, tạo ra những khả năng để phát triển năng lực nội tại của kinh tế hộ, đồng thời tạo lập môi trường kinh tế - xã hội cho kinh tế lâm nghiệp và nông thôn phát triển.

+ Đảm bảo có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định và chất lượng cao, đồng đều, đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật của sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản xuất nên có thể mở rộng được quy mô hoạt động, tăng được chất lượng sản phẩm đầu ra và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Liên kết kinh tế giúp cho doanh nghiệp (DN) phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường; điều đó được thể hiện ở những nội dung sau:

+ Doanh nghiệp chế biến lâm sản phải liên kết để đáp ứng sản xuất có tính chất đặc thù cao nhưu: yêu cầu sử dụng gỗ Keo lai có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững... Do vậy doanh nghiệp muốn triển khai sản xuất đáp ứng yêu cầu này cần phải liên kết với các nhóm chủ rừng để tạo ra diện tích rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững hoặc liên kết với các cơ sở chuyên cung cấp gỗ Keo nguyên liệu có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững.

+ Liên kết kinh tế giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được nhanh và bền vững hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự liên kết của hệ thống các nhà thương mại với các nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất nguyên liệu với nhà chế biến.

Với hình thức liên kết này, các sản phẩm của người sản xuất sẽ được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn, kịp thời hơn.

16

+ Liên kết kinh tế còn giúp cho các DN có thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Liên kết kinh tế giúp DN giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Khi đứng trước một dự án sản xuất lớn, vượt quá khả năng sản xuất của DN. Nếu DN bỏ, thì sẽ mất cơ hội làm phát triển, nhưng nếu DN đơn độc một mình triển khai thực hiện dự án, nhiều khi, do không đáp ứng được sẽ dễ dẫn đến hiệu quả thấp, thậm chí thua lỗ. Để tránh được hiện tượng này, nhiều DN đã biết phân tán rủi ro bằng cách mời gọi các DN khác cùng tham gia thực hiện dự án, mỗi DN đảm nhận một phần công việc, tuỳ theo năng lực của từng DN. Như vậy, khi xảy ra rủi ro, mỗi DN tham gia dự án chỉ chịu một phần. Ở một khía cạnh khác, các DN trước đây là đối thủ của nhau, cạnh tranh nhau trên cùng một loại sản phẩm, trong cùng một thị trường; nhưng để giảm thiểu rủi ro do cạnh tranh, họ liên kết lại, cùng thoả hiệp để phân chia thị trường, kể cả việc sáp nhập để tạo nên độc quyền nhóm.

c. Đối với Nhà nước

Liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu theo hình thức liên kết nhóm hộ, liên kết giữa doanh nghiệp lâm nghiệp với hộ nông dân, liên kết giữ cơ sở chế biến với chủ rừng cung cấp gỗ nguyên liệu sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tập thể, phát triển mối liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm. Liên kết phát triển sản xuất lâm nghiệp giúp cho việc củng cố liên minh công - nông, đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá sản xuất và giúp hình thành nên một cộng đồng nông dân có kiến thức sản xuất chuyên nghiệp, thực hiện được định hướng đường lối kinh tế - chính trị của Đảng và Nhà nước. Liên kết sẽ tạo điều kiện để phát huy lợi thế của từng tác nhân tham gia, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thông qua liên kết, đặc biệt là liên kết dọc theo chuỗi cung ứng giúp hình thành chuỗi giá trị của một ngành hàng mà ở đó, lợi ích xã hội được phân phối hài hòa hơn cho các tác nhân tham gia nhất là các hộ nông dân vốn không có nhiều lợi thế trong giao dịch thương mại. Liên kết để tạo dựng quy mô sản xuất lớn, hình thành liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa cũng góp phần giúp cho Nhà nước dễ dàng trong việc hỗ trợ, ban hành chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng… thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến

17

thương mại, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên (Dương Bá Phượng, 1995).

2.1.3.2. Nguyên tắc của liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu

Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia liên kết phát triển và có hiệu quả ngày càng tăng

Các hình thức liên kết (LK) khi vận hành phải đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo sản xuất và kinh doanh của các chủ thể tham gia không ngừng được phát triển, doanh thu ngày càng tăng, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Liên kết phải nâng cao được trình độ công nghệ, mở rộng quy mô mặt hàng, phương thức sản xuất ngày càng phù hợp với nhu cầu thị trường, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho các chủ thể trên cơ sở giá bán và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận (Nguyễn Thị Ngọc Ánh, 2009)

Hai là, Tự nguyện và thỏa thuận

Nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận không cho phép có sự áp đặt từ bên ngoài, hoặc của bên này với bên kia của liên kết. Nguyên tắc tự nguyện cũng đặt ra cách thức ứng xử của nhà nước đối với các bên tham gia liên kết, chỉ có thể hỗ trợ, dẫn dắt, giám sát và đặc biệt không thể dùng mệnh lệnh hành chính để hình thành liên kết hoặc can thiệp vào quá trình vận hành của các liên kết. Mọi quyết định, điều khoản liên kết phải được đưa ra trên cơ sở đồng thuận, thống nhất giữa các bên tham gia liên kết (Hồ Quế Hậu, 2012).

Ba là, Định trước quá trình phối hợp hành động

Trong liên kết, sự định trước được thể hiện trong hợp đồng, hiệp định, quy chế, điều lệ, phương án phối hợp hành động. Nội dung định trước có thể bao gồm số lượng, chất lượng, đối tượng sản phẩm, dịch vụ trao đổi, mua bán; giá cả, hình thức thanh toán; phương thức giao nhận hoặc là những cơ chế, quy tắc tổ chức và phối hợp hành động; trách nhiệm, quyền lợi, quyền hạn của các bên tham gia liên kết. Sự định trước bảo đảm cho liên kết đạt được mục tiêu ổn định, bền vững, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa (Hồ Quế Hậu, 2012).

Bốn là, Phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro

Phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro trong liên kết kinh tế là một tất yếu khách quan, điều kiện cần và đủ để xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các bên liên kết một cách công bằng tương xứng với chi phí, công sức, nỗ lực mà mỗi bên bỏ

18

ra trong quá trình phối hợp hoạt động như là một quá trình kinh tế thống nhất hướng đến hiệu quả kinh tế (HQKT) cuối cùng. Phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro là động lực của liên kết kinh tế.

Liên kết đảm bảo sự thống nhất hài hoà lợi ích kinh tế giữa các bên tham gia liên kết. Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết kinh tế với nhau, là chất kết dính với nhau trong quá trình liên kết. Các bên tìm đến với nhau thoả thuận tiến hành hợp tác, liên kết với nhau vì họ tìm thấy những lợi ích lâu dài. Vì vậy, việc đảm bảo thống nhất hài hoà lợi ích giữa các bên sẽ tạo nên “chất kết dính” bền vững. Khi lợi ích kinh tế của một hoặc một số chủ thể nào đó bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất sẽ tạo ra sự rạn nứt của mối liên hệ bền vững, dẫn đến sự phá vỡ tổ chức liên kết, mối liên hệ đã được thiết lập. Sự phân chia lợi nhuận, phổ biến thiệt hại, rủi ro, các tính toán về chi phí giá cả... cần được tiến hành thoả thuận, bàn bạc một cách công khai, dân chủ, bình đẳng và đảm bảo công bằng trên cơ sở những đóng góp của các bên liên kết.

(Nguyễn Thị Bích Hồng, 2008).

Năm là, Bình đẳng trong các quyết định của liên kết

Các bên tham gia dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liên kết. Do các nguồn lực của liên kết được hình thành dựa trên sự đóng góp của các chủ thể tham gia, mặt khác các liên kết có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của các chủ thể tham gia nên hoạt động quản lý, điều hành, giám sát và phân phối lợi ích trong liên kết phải được đảm bảo dân chủ và bình đẳng. Dân chủ và bình đẳng trong LK không có nghĩa là cào bằng quyền lợi và trách nhiệm mà phải dựa trên cơ sở đóng góp của mỗi bên. Để có sự bình đẳng và dân chủ, các quyết định LK phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và được thực hiện thông qua một cơ chế điều phối chung được thống nhất giữa các bên ngay từ đầu (Dương Bá Phượng, 1995).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(291 trang)
w