4.2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ
4.2.1. Liên kết ngang: Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững
4.2.1.1. Đặc điểm mô hình liên kết và các bên tham gia
a. Đặc điểm mô hình liên kết
Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ QLRBV được hình thành theo hình thức liên kết ngang từ năm 2005, trên cơ sở dự án WB3 hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí tham gia chứng chỉ FSC và vốn vay đầu tư trồng rừng cho
72
các HGĐ. Dự án WB3 là Dự án phát triển ngành lâm nghiệp sử dụng dụng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới. Dự án triển khai tại 02 tỉnh Quảng Nam và Bình Định, trong giai đoạn 2005 – 2015 đã thành lập được 257 nhóm với 18.049 hộ tham gia trồng 33.981 ha rừng, trong đó diện tích rừng của HGĐ đã được cấp chứng chỉ FSC là 382,75 ha (Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp, 2015). Đề tài tiến hành khảo sát nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC tại hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định. Các HGĐ có diện tích đất lâm nghiệp tối thiểu là 0,5ha, liên kết với nhau theo nhóm trồng rừng cung cấp GNL có chứng chỉ FSC. Các hộ gia đình thành lập theo từng nhóm từ 65 hộ đến 75 hộ hoạt động theo quy định của nhóm và việc hạch toán kinh doanh rừng trồng độc lập theo từng hộ thành viên.
Liên kết có sự tham gia của chính quyền địa phương với vai trò là đầu mối tham gia chứng chỉ FSC và thúc đẩy sự phát triển của liên kết. Khi tham gia liên kết, các HGĐ được Dự án hỗ trợ toàn bộ kinh phí cấp chứng chỉ FSC trong cả chu kỳ trồng rừng liên kết đầu tiên; khi dự án kết thúc, các hộ phải tự chủ về kinh phí tham gia ở chu kỳ sau. Các hộ gia đình có nhu cầu tham gia liên kết phải đảm bảo có quỹ đất lâm nghiệp hợp pháp, diện tích từ 0,5ha trở lên, có khả năng tuân thủ trồng rừng theo yêu cầu và tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững và tuân thủ quy định của nhóm. Theo đánh giá bước đầu, rừng trồng có chứng chỉ FSC của các nhóm hộ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, từng bước thay đổi nông thôn miền núi, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu và có tích lũy để tái sản xuất đầu tư phát triển rừng trồng và kinh tế hộ theo hướng bền vững.
Cơ cấu tổ chức của liên kết
Liên kết có sự tham gia của hộ gia đình, dự án WB3 hỗ trợ trực tiếp và chính quyền địa phương tham gia giám tiếp thúc đẩy và hỗ trợ. Trong đó, hộ gia đình tham gia liên kết giữ vị trí chủ đạo, là người trực tiếp trồng rừng và cung cấp gỗ nguyên liệu cho thị trường, mỗi nhóm hộ bầu ra một trưởng nhóm có nhiệm vụ điều hành và giám sát các hoạt động của nhóm. Liên kết nhóm hộ đã bước đầu góp phần tạo được vùng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ QLRBV cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh và khu vực; tuy nhiên, đến nay quy mô diện tích rừng trồng có chứng chỉ QLRBV chưa lớn, chưa hình thành mối liên kết theo chuỗi giữa người trồng rừng với người thu mua – khai thác và chế biến sản phẩm gỗ.
73
DỰ ÁN WB3
Chính quyền địa
phương
GHI CHÚ:
Nhóm hộ 1
Nhóm hộ 2
Nhóm hộ…
Liên kết ngang Hỗ trợ trực tiếp Hỗ trợ gián tiếp
Hộ gia đình 1.1
Hộ gia đình 1.2
Hộ gia đình 1…
Hộ gia đình 2.1
Hộ gia đình 2…
Hộ gia đình…
Hộ gia đình…
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ mô hình tổ chức liên kết ngang
Dự án WB3 tham gia với vai trò rất quan trọng trong liên kết nhóm, dự án là yếu tố góp phần hình thành liên kết, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển liên kết. Có thể nói, dự án có ý nghĩa quyết định việc duy trì hoặc tan vỡ của liên kết.
Chính quyền địa phương cấp xã tham gia liên kết với vai trò yếu tố đầu mối cấp xã trong việc tham gia và cấp chứng chỉ QLRBV, góp phần ổn định xã hội, tạo môi trường đầu tư và phát triển cho các dự án phát triển lâm nghiệp. Cơ quan quan lý lâm nghiệp cấp tỉnh chưa thể hiện rõ vai trò điều hành và thúc đẩy sự phát triển của liên kết.
b. Đặc điểm hộ gia đình tham gia liên kết
Đề tài thực hiện khảo sát 122 HGĐ tham gia liên kết tại huyện Hiệp Đức - tỉnh Quảng Nam và huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định. Kết quả khảo sát cho thấy,
74
các HGĐ đã được dự án WB3 truyền tải các thông tin về hoạt động của dự án và liên kết nhóm hộ thông qua các buổi tập huấn và tài liệu hướng dẫn được thực hiện từ năm 2005 đến năm 2015; do vậy, các HGĐ được khảo sát đều có khả năng tiếp cận thông tin và sự hiểu biết về dự án tương đối đồng đều. Đặc điểm của các HGĐ tham gia liên kết được tổng hợp trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Đặc điểm hộ gia đình và rừng GNL tham gia liên kết ngang
STT Chỉ tiêu
1 Diện tích ĐLN bình
quân/hộ
2 Diện tích ĐLN sử
dụng cho LK
3 Quyền sử dụng ĐLN
tham gia LK
4 Thu nhập từ hoạt động
lâm nghiệp bình quân/
năm
5 Mục tiêu kinh doanh
rừng gỗ nguyên liệu
6 Loài cây, phương thức
trồng
7 Phương thức bán rừng
8 Thông tin kỹ thuật
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016- 2017) Hộ gia đình đã sử dụng từ trên 75% diện tích đất lâm nghiệp để tham gia liên kết, 100% diện tích đất tham gia liên kết của các hộ thành viên đã được hỗ trợ kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các hộ thành viên tại địa phương được nâng cao kiến thức, kỹ thuật thông qua việc tham gia từ 10 – 15 lớp tập huấn do dự án WB3 tổ chức. Khi tham gia nhóm chứng chỉ FSC, chủ rừng phải chi phí cho việc tham gia đánh giá ban đầu và đánh giá hàng năm cho diện tích rừng tham gia chứng chỉ FSC; ở chu kỳ trồng rừng đầu tiên khi liên kết, các
75
HGĐ được dự án WB3 hỗ trợ 100% kinh phí này. Khi dự án kết thúc, phần lớn các nhóm gặp nhiều khó khăn về kinh phí và năng lực để tự chủ và chủ động tham gia trồng rừng có chứng chỉ ở kỳ sau. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng liên kết có chứng chỉ FSC bình quân đạt từ 105 - 125 tấn/ha. Tuy nhiên khi khai thác, phần lớn gỗ nguyên liệu được chia thành hai nhóm sản phẩm: (1) Gỗ có chứng chỉ QLRBV có đường kính từ 10cm trở lên được dùng cho gỗ xẻ, sản xuất ván ghép thanh và đồ gỗ nội - ngoại thất; (2) Gỗ có đường kính dưới 10cm được tiêu thụ tại các nhà máy băm dăm xuất khẩu, sản lượng này chủ yếu được bán với giá gỗ không có chứng chỉ QLRBV.
c. Vai trò của tác nhân trong liên kết
Các tác nhân trực tiếp tham gia liên kết bao gồm HGĐ trồng rừng, trưởng nhóm; tác nhân hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp bao gồm: dự án WB3, chính quyền địa phương. Mỗi tác nhân giữ vai trò quan trọng nhất định và được tổng hợp trong bảng 4.5.
Bảng 4.5. Vai trò của các bên tham gia liên kết ngang
TT Tác nhân Vai trò
1 Hộ gia đình‐Tác nhân trung tâm của liên kết
trồng rừng‐Trực tiếp tạo ra rừng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ QLRBV
‐ Sử dụng hiệu quả đầu vào cho sản xuất
2 Nhóm hộ‐Đại diện các thành viên trong việc thực hiện quản lý, giám sát (Trưởng nhóm)và điều hành các các hoạt động theo cam kết chung
3 Dự án WB3‐Sáng lập liên kết
‐ Hỗ trợ kỹ thuật, vốn đầu tư trồng rừng, kinh phí tham gia chứng chỉ FSC, vận hành LK và tham gia chứng chỉ rừng
4
4.2.1.2. Hoạt động của liên kết ngang
Liên kết nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ QLRBV được thành lập trên cơ sở dự án WB3 hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí với mục tiêu tạo ra những diện tích rừng cung cấp gỗ nguyên liệu có chất lượng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững, các hoạt động của liên kết cụ thể như sau:
76
Bảng 4.6. Các hoạt động của liên kết ngang
STT Hoạt động
1 Hình thành
liên kết nhóm hộ
2 Trồng rừng,
quản lý bảo vệ, khai thác rừng
3 Hỗ trợ vốn
đầu tư, tài chính trồng
4 Hỗ trợ kinh phí tham gia
cấp chứng chỉ FSC 5 Tiêu thụ rừng và gỗ nguyên liệu
- Chu kỳ đầu tiên: Dự án WB3 hỗ trợ 100% chi phí đánh giá và cấp chứng chỉ FSC cho HGĐ;
- Chu kỳ thứ 2: HGĐ tự chủ về chi phí tham gia cấp chứng chỉ rừng
- HGĐ được tự do lựa chọn hình thức bán rừng, HGĐ khách hàng, giá bán rừng và gỗ nguyên liệu
- Giá bán rừng và GNL của rừng trồng liên kết có chứng chỉ QLRBV được bán cao hơn 10-15%
so với gỗ cùng quy cách không có chứng chỉ QLRBV trên thị trường.
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2016, 2017) 4.2.1.3. Quy tắc ràng buộc của liên kết
ngang a. Qui tắc ràng buộc về thời gian
Hộ gia đình tham gia liên kết phải tuân thủ các quy định về mặt thời gian như: (1) Tuân thủ cam kết về chu kỳ trồng rừng liên kết có chứng chỉ QLRBV tối thiểu là 6 năm; (2) Tuân thủ việc trả vốn và lãi vay theo thời hạn đăng ký vay
77
vốn; (3) Đóng góp quỹ sát về việc tuân thủ các
theo thời gian quy định của nhóm. Tổng hợp kết quả khảo cam kết về thời gian được thể hiện trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả thực hiện cam kết về thời gian trong liên kết ngang
STT Cam kết
1 Thực hiện chu kỳ kinh doanh rừng trồng
tối thiểu 06 năm
2 Đóng góp quỹ theo thời gian quy định
của nhóm
3 Tuân thủ việc trả vốn và lãi vay theo
thời hạn đăng ký vay vốn Nguồn: Kết
quả điều tra khảo sát (2016, 2017)
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, các hộ gia đình tham gia liên kết luôn tuân thủ quy định về chu kỳ kinh doanh rừng trồng, với thời gian quy định là không dưới 6 năm đã góp phần giảm tình trạng bán rừng non (rừng từ 4-5 tuổi), và khoảng thời gian từ 6-7 năm cho một chu kỳ cũng là phù hợp với tiềm lực kinh tế của các hộ gia đình tham gia liên kết.
Việc thực hiện cam kết trả vốn và lãi vay trồng rừng cũng được thực hiện tốt. Tuy nhiên, về mức độ đóng góp quỹ hoạt động hàng năm của nhóm hộ chưa được đẩy mạnh; mặt khác, các nhóm hộ không thu thêm quỹ từ việc khai thác rừng có chứng chỉ nên khả năng hình thành quỹ nhóm không cao, khó khăn cho việc duy trì hoạt động và đặc biệt khó khăn về kinh phí trong duy trì tham gia cấp chứng chỉ QLRBV trong chu kỳ tiếp theo khi dự án không hỗ trợ.
b. Qui tắc ràng buộc về số lượng và chất lượng
Các quy định về số lượng và chất lượng trong liên kết được thể hiện bằng các nội dung như; quy định chất lượng rừng phải đồng đều đạt tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững, các diện tích đã đăng ký tham gia cấp chứng chỉ rừng phải tuyệt đối tuân thủ các bước sản xuất và quy định theo các nguyên tắc và tiêu chí đánh giá về chứng chỉ FSC. Đối với các hộ tham gia liên kết nhóm có nhu cầu vay vốn và khả năng được đáp ứng, khả năng tuân thủ quy định về vay vốn được thể hiện trong bảng 4.8.
78
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện cam kết về số lượng và chất lượng
STT Cam kết
1 HGĐ có nhu cầu và vay được vốn trồng rừng
theo cam kết của dự án WB3
2 HGĐ tuân thủ việc trả đủ vốn và lãi vay theo
cam kết
3 HGĐ tuân thủ quy trình trồng rừng chứng chỉ
FSC
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2016, 2017) Theo kết quả khảo sát cho thấy, đối với việc tuân thủ cam kết quốc tế về trồng rừng có chứng chỉ FSC, các hộ gia đình thực hiện rất tốt, điều này đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng đa dạng sinh học thông qua việc xử lý thực bì không đốt trước khi trồng, không sử dụng thuốc từ sâu… Bên cạnh đó, việc vay vốn trồng rừng theo chu kỳ dài ngày đã giúp các hộ giảm được gánh nặng kinh tế và yên tâm hơn trong việc trồng rừng cung cấp gỗ có chất lượng tốt, hạn chế việc bán rừng non. Khi vay vốn, nhiều HGĐ được phỏng vấn cho rằng, khi khai thác rừng hoặc khi có thu nhập sẽ trả vốn và lãi vay để tránh việc phải nợ, với đặc điểm các hộ gia đình không muốn mang nợ nên việc thu hồi vốn vay của dự án rất khả thi.
4.2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh rừng trồng liên kết
a. Cơ cấu chi phí và giá trị gia tăng của 01 tấn gỗ nguyên liệu liên kết
Rừng trồng liên kết được tiêu thụ phần lớn theo hình thức bán cây đứng, do vậy sản lượng gỗ nguyên liệu được sử dụng cho phân tích cơ cấu trong giá trị sản xuất là 01 tấn GNL cây đứng. Kết quả khảo sát 122 hộ gia đình tại hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định về cơ cấu về chi phí trung gian và giá trị gia tăng được tổng hợp tại Bảng 4.9. Cơ cấu chi phí trung gian và giá trị gia tăng cho 01 tấn GNL của liên kết nhóm hộ tại hai tỉnh khảo sát có sự tương đồng nhau, trong giá trị sản xuất chủ yếu tập trung vào giá trị gia tăng chiếm trên 85%, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của liên kết.
79
Bảng 4.9. Cơ cấu chi phí và giá trị gia tăng cho 01 tấn gỗ nguyên liệu của rừng trồng liên kết
TT Khoản mục
1 Giá trị sản xuất (GO)
2 Chi phí trung gian (IC)
3 Giá trị gia tăng (VA=GO-IC)
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016 - 2017) b. Kết quả sản xuất kinh doanh rừng trồng liên kết
Rừng trồng cung cấp GNL có chứng chỉ FSC của các HGĐ tham gia liên kết với chu kỳ từ 6 – 7 năm mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao. Kết quả khảo sát 122 hộ gia đình tham gia liên kết được tổng hợp trong bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả sản xuất, kinh doanh rừng trồng của liên kết ngang
Tỉnh Hoạt động
Quảng Trồng rừng có chứng
Nam chỉ FSC (6 năm)
Bình Trồng rừng có chứng
Định chỉ FSC (7 năm)
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017) Qua bảng trên chúng ta thấy, rừng trồng chu kỳ 7 năm có chi phí đầu tư cao hơn nhưng mang lại năng suất sản lượng và có lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trồng rừng 6 năm. Giá trị hiện tại thuần (NPV) bình quân cho 01ha rừng là trên
22 triệu đồng, giá trị tương đương hàng năm là AEV = 4,66 triệu đồng tại Quảng Nam và 5,56 triệu đồng tại Bình Định. Người trồng rừng đầu tư 01 đồng sẽ thu về được từ 2,13 - 2,28 đồng doanh thu; Tỷ suất thu hồi nội bộ tại tỉnh Quảng Nam là rất cao, đạt 29,50% và tại Bình Định là 26,51% cao hơn tỷ lệ chiết khấu hoạch toán đầu tư là r = 7%/năm. Hiệu quả kinh tế tính trên một tấn gỗ nguyên liệu của rừng trồng liên kết tại hai tỉnh cũng tương đối đồng đều. Rừng trồng liên kết tại hai tỉnh đã mang lại lợi nhuận khá cao cho chủ rừng. Như vậy, trồng rừng
80
chứng chỉ QLRBV theo LK nhóm hộ tại Quảng Nam và Bình Định có khả thi và nên được tiếp tục duy trì phát triển hơn trong tương lai.
4.2.1.5. Cơ chế kiểm soát và tính bền vững của liên kết ngang
Liên kết nhóm hộ nông dân trồng rừng có chứng chỉ FSC tại tỉnh Bình Định và Quảng Nam được kiểm soát theo các nội dung chính như: (1) Nhóm hộ tự kiểm soát sự tuân thủ của các thành viên tham gia liên kết về quy chế hoạt động nhóm, quy định về vay và hoàn trả vốn đầu tư trồng rừng, hoạt động xây dựng quỹ nhóm... việc kiểm soát chủ yếu do trưởng nhóm điều hành; (2) Kiểm soát của tổ chức đánh giá chứng chỉ FSC (tổ chức quốc tế đánh giá độc lập) hàng năm về việc tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chí trồng rừng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững. Kết quả kiểm soát các hoạt động của nhóm hộ được tổng hợp trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. Kết quả kiểm soát hoạt động của liên kết
STT Nội dung kiểm soát
1 HGĐ trồng rừng liên kết tuân thủ nội quy
của nhóm
2 HGĐ tham gia và đạt tiêu chuẩn QLRBV
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017) Các hộ tham gia liên kết đã tuân thủ tốt các quy định về tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững. Để đảm bảo sự bền vững của liên kết, vấn đề kinh phí hoạt động nhóm và duy trì việc thuê bên thứ ba đánh giá độc lập cho các diện tích rừng trồng theo tiêu chuẩn Quản lý rừng bền vững là rất quan trọng, mỗi chu kỳ đánh giá (5 năm) cần kinh phí khoảng trên 600 triệu đồng. Tuy nhiên, đối với liên kết nhóm hộ này chưa hình thành được nguồn quỹ thường xuyên và đủ lớn để tiếp tục duy trì hoặc mở rộng diện tích rừng tham gia cấp chứng chỉ FSC cho giai đoạn tiếp theo khi không còn các dự án hỗ trợ.
Bên cạnh đó, liên kết có nhiều rủi ro sẽ làm ảnh hưởng lớn, như: các hộ trồng rừng không tuân thủ quy định của FSC trong suốt chu kỳ trồng rừng, điều đó sẽ làm thất bại việc cấp chứng chỉ rừng cho các nhóm, mất chi phí đánh giá trong cả chu kỳ; rủi ro khi các thành viên không tuân thủ quy định chung của
81