4.2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG GỖ
4.2.2. Liên kết dọc: Liên kết giữa công ty chế biến lâm sản với hộ nông dân trồng rừngtrồng rừng
4.2.2.1. Đặc điểm mô hình liên kết và các bên tham gia
a. Đặc điểm mô hình liên kết dọc
Liên kết được hình thành từ năm 2007 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giữa Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam (Công ty FOREXCO) với HGĐ bản địa, trên cơ sở nhu cầu của hai bên và có sự tham gia gián tiếp của chính quyền địa phương. Công ty có diện tích đất trồng rừng lớn nhưng thiếu nguồn lực lao động trực tiếp trong trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng; các hộ dân địa phương có lực lượng lao động nhưng thiếu đất sản xuất, và mong muốn được tăng thêm nguồn thu nhập. Bên cạnh đó, sự hình thành liên kết chịu tác động từ Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản
83
xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng và góp phần xóa đói giảm nghèo vùng nông thôn miền núi.
Công ty liên kết với các hộ dân địa phương với mục đích huy động lực lượng lao động của các HGĐ tham gia kinh doanh rừng trồng chứng chỉ FSC, liên kết đã mang lại lợi ích cho công ty trong việc cung cấp gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC ổn định và lâu dài cho nhà máy chế biến đồ gỗ ngoại thất của công ty, kiểm soát được sản lượng, chất lượng GNL khai thác và hồ sơ đảm bảo truy xuất nguồn gốc gỗ, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Châu Âu.
Liên kết được thực hiện theo hình thức công ty đầu tư vốn, vật tư trồng, chăm sóc rừng trên đất thuộc quyền quản lý và sử dụng của công ty và hộ gia đình thực hiện hoạt động trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng theo tiêu chuẩn rừng trồng có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững. Gỗ nguyên liệu khai thác được tiêu thụ trực tiếp tại nhà máy chế biến đồ gỗ ngoại thất của công ty, với sản lượng và giá cả được thỏa thuận giữa các bên tham gia liên kết.
Trong liên kết, chính quyền địa phương gián tiếp tham gia với vai trò đảm bảo an ninh xã hội tại địa phương, hỗ trợ thủ tục hành chính để thực hiện hợp đồng liên kết, tham gia giải quyết các tranh chấp giữa các bên và khuyến khích thúc đẩy hoạt động liên kết.
b. Đặc điểm các bên tham gia liên kết dọc
❖ Công ty chế biến lâm sản
Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam được thành lập năm 1986. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là sản xuất kinh doanh đồ gỗ nội thất – ngoại thất với công suất bình quân với nhu cầu gỗ tròn nguyên liệu là 24.786 m3/năm. Sản phẩm gỗ ngoại thất chiếm tỷ trọng 71% tổng sản lượng chế biến hàng năm và 90% sản lượng được xuất khẩu vào thị trường Châu Âu.
Công ty FOREXCO là đơn vị điển hình trong liên kết trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ nguyên liệu, tổng diện tích khoảng 1.600 ha trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng và đã được cấp chứng chỉ FSC, trong đó có khoảng 1.260 ha liên kết với HGĐ, cá nhân (Công ty FOREXCO, 2016). Rừng trồng liên kết có chu kỳ kinh doanh từ 7 năm tuổi trở lên, đạt sản lượng bình quân từ 96 m3/ha – 110 m3/ha, và được chia thành hai nhóm sản phẩm chính: (1) Gỗ có chứng chỉ
84
FSC có đường kính D>14cm, được dùng cho chế biến đồ gỗ ngoại thất; (2) gỗ có đường kính D≤14cm được tiêu thụ tại các nhà máy sản xuất dăm xuất khẩu, và được bán với giá gỗ không có chứng chỉ FSC.
❖ Hộ gia đình
Khảo sát nghiên cứu được tiến hành tại hai xã Tam Xuân 1 và Tam xuân 2, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tổng số 65 HGĐ được khảo sát nghiên cứu có những đặc điểm được tổng hợp tại bảng 4.14. Những HGĐ tham gia liên kết thu nhập bình quân từ lâm nghiệp chỉ đạt mức 15,5% trong tổng thu nhập và bình quân diện tích đất lâm nghiệp tham gia LK chiếm đến 63,9% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp của HGĐ đang tham gia sản xuất.
Bảng 4.14. Đặc điểm hộ gia đình và rừng GNL tham gia liên kết dọc
STT Chỉ tiêu
1 Lao động bình quân của HGĐ
2 Tổng diện tích đất BQ của HGĐ
3 Tổng diện tích đất LN BQ của HGĐ
4 Diện tích đất lâm nghiệp liên kết
5 Tổng thu nhập BQ/hộ/năm
6 Thu nhập từ LN BQ/hộ/năm
7 Loài cây và phương thức trồng
8 Mục tiêu sản xuất/
chu kỳ kinh doanh
9 Phương thức bán rừng
10 Thông tin hỗ trợ kỹ thuật
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017) Những đặc điểm của HGĐ cho thấy, các hộ tham gia liên kết phải có lao động, kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp để tuân thủ yêu cầu kỹ thuật trồng rừng có chứng chỉ FSC, diện tích tối thiểu các HGĐ phải nhận khi tham gia trồng rừng LK là 02 ha, và hộ có kinh tế từ trung bình trở lên. Như vậy, LK giữa Công ty FOREXCO và các HGĐ không có tính phổ biến cho tất cả các loại HGĐ, đặc
85
biệt hộ nghèo, ít lao động và không có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, sẽ không có nhiều cơ hội trở thành một tác nhân của liên kết.
c. Cơ cấu tổ chức của liên kết
Công ty FOREXCO liên kết trực tiếp với từng hộ gia đình, có cam kết về sản lượng và cơ chế phân chia lợi ích với mỗi hợp đồng liên kết, các hộ gia đình chịu trách nhiệm trực tiếp với công ty về kết quả trồng rừng liên kết. Công ty có vai trò quyết định các nội dung về chiến lược kinh doanh rừng trồng và chế biến gỗ. Cùng với sự tham gia hỗ trợ gián tiếp của chính quyền địa phương cấp xã, LK được thực hiện ổn định và đảm bảo sự tuân thủ các cam kết giữa các bên.
Chính quyền địa phương cấp xã
Công ty Cổ phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam
Hộ gia đình
1
GHI CHÚ: Liên kết trực tiếp Hỗ trợ gián tiếp
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ mô hình tổ chức liên kết dọc d. Các quy định của liên kết
Cơ sở thực hiện liên kết là Hợp đồng giao, nhận khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; và Hồ sơ thiết kế trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và hồ sơ khai thác rừng. Các quy định cụ thể của liên kết được tổng hợp trong bảng 4.15.
86
TT Quy
định
Điều 1 kiện
tham gia - Quyết định chiến lược kinh- Được công ty cấp kinh phí trồng,
doanh rừng trồng; chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng;
- Kiểm tra việc thực hiện hợp - Được tham gia đấu giá rừng đến tuổi Quyền
2 các bên
không tuân thủ hợp đồng;
- Được hưởng dụng sản phẩm theo tỷ lệ thỏa thuận;
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng - Tuân thủ việc trồng rừng theo tiêu Trách
3 nhiệm – nghĩa vụ các bên
Nguồn: Kết quả khảo sát (2016, 2017) d. Cơ chế hưởng lợi, hưởng dụng sản phẩm
Công ty giao khoán cho các hộ dân và quy định mức khoán sản lượng gỗ thương phẩm cuối chu kỳ 7 năm là 85 m3/ha. Kết quả khảo sát 65 hộ gia đình tham gia liên kết và 04 cán bộ đại diện công ty cho thấy, các bên thống nhất thực hiện phân chia lợi ích sau khi trừ các khoản chi phí như: chi phí tạo rừng, chi phí thiết kế, làm đường và chi phí khai thác theo bảng 4.16.
87
Bảng 4.16. Cơ chế phân chia lợi ích trong liên kết dọc
Sản phẩm
Sản lượng gỗ trong mức khoán Sản lượng gỗ vượt khoán
Nguồn: Kết quả khảo sát (2016, 2017) Trong liên kết, để đảm bảo tính hiệu quả và chất lượng gỗ rừng trồng, công ty áp dụng mức bảo lưu sản lượng gỗ thương phẩm do hộ gia đình không đạt mức cam kết sẽ được bù đắp vào chu kỳ sau hoặc khi khai thác lô rừng LK khác.
4.2.2.2. Hoạt động của liên kết dọc
Liên kết được thực hiện theo các hoạt động và mục tiêu chính là xây dựng vùng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC và chất lượng tốt cho hoạt động chế biến gỗ của công ty.
Bảng 4.17. Các hoạt động của liên kết dọc
STT Hoạt động
1 Hình thành
liên kết
2 Hỗ trợ kinh phí
tham gia chứng chỉ FSC
3 Khai thác rừng
và cung cấp GNL
4 Phân chia
lợi ích
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2016, 2017)
88
4.2.2.3. Quy tắc ràng buộc của liên kết dọc a. Qui tắc ràng buộc về thời gian
Liên kết được quy định về thời gian theo hợp đồng, thời gian liên kết được tính theo một chu kỳ kinh doanh rừng trồng (07 năm). Trong khoảng thời gian liên kết, công ty là người quyết định các mốc thời gian về trồng rừng, chăm sóc rừng, thời điểm đánh giá và khai thác rừng. Theo kết quả khảo sát, các bên tham gia liên kết đã tuân thủ về cam kết chu kỳ trồng rừng có chứng chỉ QLRBV. Đối với liên kết này, khả năng rủi ro về việc tuân thủ chu kỳ kinh doanh rừng trồng là rất thấp, vì công ty hoàn toàn quyết định chiến lược kinh doanh; bên cạnh đó, liên kết có sự tham gia hỗ trợ gián tiếp của chính quyền cấp xã về việc vận động các bên tuân thủ và xử lý nghiêm các vi phạm.
b. Qui tắc ràng buộc về số lượng và chất lượng
Các hộ tham gia liên kết phải đảm bảo về sản lượng gỗ nguyên liệu sau khai thác tối thiểu là 85m3/ha/chu kỳ (7 năm), rừng trồng phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá của FSC; trong liên kết, rủi ro về việc không tuân thủ quy định trồng rừng chứng chỉ FSC là thấp, vì mỗi công đoạn của cả chu kỳ được thực hiện đều có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật là đại diện cho công ty. Kết quả đánh giá về tuân thủ của các bên tham gia liên kết được tổng hợp trong bảng 4.18.
Bảng 4.18. Kết quả thực hiện cam kết về số lượng và chất lượng trong liên kết dọc
STT
1 HGĐ đảm bảo sản lượng khi khai thác đạt tối thiểu theo cam kết
2 Phân chia lợi ích đảm bảo thực hiện theo hợp đồng cam kết
3 Diện tích rừng đạt tiêu chuẩn cấp chứng chỉ FSC
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát (2016, 2017) Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, các bên tham gia liên kết đã tuân thủ các quy định và thực hiện tốt các cam kết. Qua kết quả khảo sát, có 4,62% số hộ
89
được phỏng vấn cho rằng diện tích rừng không đạt năng suất do yếu tố khách quan như thời tiết, sâu bệnh hại cây nên chất lượng rừng không đạt tiêu chuẩn và cho năng suất thấp, phía công ty liên kết đã đánh giá và tạo cơ chế cho hộ gia đình nợ sản lượng sang chu kỳ trồng rừng tiếp theo.
c. Qui tắc ràng buộc về giá cả
Công ty liên kết cam kết thu mua toàn bộ sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác, tuy nhiên sản lượng khai thác được phân chia thành hai nhóm sản phẩm chính là gỗ có đường kính lớn hơn 14cm được mua với giá cao hơn 10%-15%
theo từng thời điểm giá thị trường; sản lượng gỗ có đường kính từ 06cm đến 14cm được mua theo giá gỗ không có chứng chỉ rừng. Theo kết quả khảo sát cho thấy 100% HGĐ cho rằng công ty đã thực hiện đúng cam kết về giá cả thu mua gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên, có 73,85% số HGĐ được khảo sát có ý kiến cho rằng công ty nên áp dụng giá gỗ có chứng chỉ QLRBV đối với gỗ có quy cách từ 10cm trở lên; vì lý do, gỗ có đường kình từ 10cm trở lên có thể sử dụng cho sản xuất đồ gỗ nội – ngoại thất, sử dụng cho ván xẻ ghép thanh, và ván bóc... có thể mang lại giá trị cao hơn so với bán gỗ băm dăm xuất khẩu.
4.2.2.4. Kết quả kinh doanh các sản phẩm của liên kết dọc a. Cơ cấu chi phí và giá trị gia tăng các sản phẩm của liên kết
Phân tích giá trị gia tăng được chia làm 2 khâu trong sản xuất: (1) Khâu sản xuất, kinh doanh gỗ nguyên liệu; (2) Khâu chế biến, thương mại đồ gỗ ngoại thất.
Kết quả phân tích được tổng hợp tại bảng 4.19 cho thấy, chi phí trung gian để sản xuất 01m3 sản phẩm đồ gỗ bàn ghế ngoài trời chiếm tỷ trọng rất cao (61,99%), trong khi đó chi phí trung gian để tạo ra 1m3 gỗ nguyên liệu chỉ chiếm 16,66% so với tổng giá trị sản xuất. Do đó, tỷ trọng về giá trị gia tăng được tạo ra từ khâu sản xuất, kinh doanh GNL cao hơn 02 lần khâu chế biến đồ gỗ ngoại thất. Điều này giải thích tại sao các HGĐ rất tích cực tham gia thực hiện liên kết và chấp hành những tiêu chuẩn kỹ thuật của trồng rừng có chứng chỉ.
Giá trị gia tăng của 1m3 sản phẩm gỗ ngoại thất tăng đạt 38,01%, trong đó phần lớn giá trị gia tăng được tạo ra là thu nhập của người lao động, chiếm khoảng 29,37%.
90
Bảng 4.19. Cơ cấu giá trị gia tăng của mỗi công đoạn sản phẩm trong liên kết dọc
TT Khoản mục
1Giá trị sản xuất/giá bán 1m3 sản
phẩm (GO) 2Chi phí trung gian (IC)
Chi phí sản xuất vật chất Chi phí dịch vụ bên ngoài 3Giá trị gia tăng (VA=GO-IC)
Thu nhập của người lao động (W) Thuế sản xuất khác (T)
Khấu hao TSCĐ (A)
Lợi nhuận (NPr=VA-W-T-A)
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017) Phân tích hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản phẩm cho thấy, chi phí trung gian cho mỗi mét khối sản phẩm chế biến gỗ cao hơn rất nhiều lần (72 lần) so với hoạt động trồng rừng. Do đó, chi phí tạo ra 1m3 sản phẩm đồ gỗ ngoại thất cần một khoản tiền rất lớn, cao hơn 44 lần so với hoạt động trồng rừng. Và lợi nhuận tính trên 1m3 sản phẩm cuối cùng của khâu chế biến chỉ cao hơn 1,9 lần so với khâu trồng rừng. Tuy nhiên, khả năng sinh lợi nhuận trên đồng vốn đầu tư chi phí trung gian (NPr/IC) của hoạt động trồng rừng là NPr/IC = 3,58 lần, với chu kỳ kinh doanh 7 năm (84 tháng). Trong khi đó, đối với hoạt động chế biến gỗ với NPr/IC=0,10 lần với chu kỳ kinh doanh 3 tháng, tính từ khi gỗ nguyên liệu đến cổng nhà máy, qua các khâu chế biến, đóng gói và xuất hàng. Do đó, khả năng sinh lợi nhuận tính theo tháng của mỗi khâu là tương đương nên lợi ích được phân chia công bằng cho mỗi tác nhân trong liên kết theo chuỗi giá trị đồ gỗ ngoại thất. Rõ ràng, trong liên kết không có “kẻ thắng người thua” mà cả hai bên cùng thắng, mô hình “win - win”. Ý nghĩa quan trọng và trở thành động lực cho các nhà chế biến gỗ tham gia xây dựng và phát triển LK tạo ra nguồn cung gỗ nguyên liệu có chứng chỉ rừng ổn định, chi phí thấp cho hoạt động giải trình truy
91
xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp, bảo toàn vốn đầu tư, phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ.
c. Kết quả sản xuất kinh doanh
Kết khảo sát 65 hộ gia đình trồng rừng liên kết và 04 cán bộ đại diện công ty chế biến đồ gỗ ngoại thất về sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong liên kết được tổng hợp trong bảng 4.20.
Bảng 4.20. Kết quả sản xuất, kinh doanh của tác nhân trong liên kết dọc
Hoạt động trong chuỗi Trồng rừng chứng chỉ FSC Chế biến đồ gỗ ngoại thất
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2016, 2017) Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trồng rừng cũng được thể hiện qua chỉ tiêu BCR, với 01 đồng chi phí đầu tư sẽ thu về được 1,49 đồng doanh thu; NPV = 23,03 triệu đồng/ha, giá trị thu nhập tương đương hàng năm AEV = 4,27 triệu/ha/năm. Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng tính hiệu quả tài chính trong khâu trồng rừng là r = 7%/năm, kết quả phân tích về tỷ suất thu hồi nội bộ IRR = 21,63% và lớn hơn trên 3 lần so với giá trị r.
Do vậy, hoạt động trồng rừng đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người trồng rừng, hình thức liên kết kinh doanh rừng trồng là khả thi và nên duy trì phát triển. Với chu kỳ trồng rừng 7 năm, mỗi mét khối gỗ nguyên liệu tại cổng nhà máy, đúng quy cách cho chế biến đồ gỗ ngoại thất đã tạo ra 1,04 triệu đồng lợi nhuận.
Điểm hạn chế của liên kết là chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật để kéo dài chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Hiện tại chỉ có 20% sản lượng gỗ nguyên liệu đảm bảo quy cách (đường kính ≥ 14cm) cho chế biến sâu và được mua với giá gỗ có chứng chỉ rừng, còn 80% còn lại được bán làm nguyên liệu chế biến dăm gỗ, với giá không có chứng chỉ rừng. Do vậy, với chu kỳ trồng rừng 7 năm là chưa