4.1. THỰC TRẠNG KINH DOANH LÂM NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH KHẢO SÁT KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAMKHẢO SÁT KHU VỰC MIỀN TRUNG VIỆT NAM
4.1.1. Diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê các tỉnh cho thấy, diện tích rừng của các tỉnh tương đối ổn định, đặc biệt đối với diện tích rừng của tỉnh Quảng Trị. Sự biến động về diện tích rừng các tỉnh được thể hiện trong biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.1. Diễn biến diện tích rừng năm hàng năm
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định (2017; 2019) Đối với tỉnh Quảng Nam và Bình Định, diện tích rừng tăng lên ở giai đoạn 2015-2016 là do nguyên nhân tăng diện tích rừng cả ba loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) từ việc tăng diện tích rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp. Trong khi đó, diện tích rừng của tỉnh Quảng Trị tương đối ổn định.
4.1.1.2. Diện tích rừng theo loại rừng
Rừng được hình thành từ hai nguồn gốc là rừng tự nhiên và rừng trồng;
trong đó mỗi loại rừng được phân chia thành những diện tích rừng theo từng chức năng khác nhau như Rừng phòng hộ, Rừng sản xuất, Rừng đặc dụng và diện tích rừng nằm ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp. Tính đến năm 2019, diện
66
tích rừng trồng sản xuất của các tỉnh đều có quy mô tương đối lớn, đây là nguồn cung gỗ nguyên liệu lớn cho ngành chế biến gỗ của tỉnh và của khu vực.
Bảng 4.1. Diện tích rừng theo loại rừng, năm 2019
ĐVT: ha Loại rừng
Rừng Sản xuất Rừng Phòng hộ
Rừng trồng Rừng Đặc
dụng Rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp
Tỉnh
Rừng Tự nhiên
Rừng Sản xuất Rừng Phòng hộ Rừng Đặc dụng Rừng ngoài quy hoạch cho lâm nghiệp
Tổng
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2019) 4.1.1.3. Diện tích rừng theo chủ quản lý
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các tỉnh được Nhà nước giao cho
9 nhóm đối tượng chủ rừng khác nhau và một phần diện tích tạm giao cho UBND cấp xã quản lý. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao cho nhóm đối tượng là tổ chức kinh tế và HGĐ, cá nhân chiếm tỷ trọng không cao so với các Ban quản lý (BQL) rừng và diện tích UBND các xã đang tạm thời quản lý; nhưng phần diện tích này chủ yếu là rừng trồng sản xuất với sự tham gia của một số lượng lớn các HGĐ và cá nhân, theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định năm 2016 cho thấy, có 20.694 HGĐ được giao đất và tham gia quản lý rừng, thành phần chủ rừng này cung cấp phần lớn sản lượng gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ trong và ngoài tỉnh. Diện tích rừng được giao cho các đối thượng chủ rừng được tổng hợp trong bảng 4.2.
Chủ rừng là các Ban quản lý Rừng phòng hộ và BQL Rừng đặc dụng được giao phần diện tích chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 40% tổng diện tích) so với các đối tượng chủ rừng khác, phần diện tích này chủ yếu là Rừng phòng
67
hộ và Rừng đặc dụng. Mặc dù được quản lý phần diện tích lớn nhưng chủ yếu là rừng tự nhiên, có vai trò phòng hộ và bảo tồn nguồn gen... có quy chế quản lý đặc biệt và nghiêm ngặt; do vậy, đây không phải là nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho ngành chế biến lâm sản trong nước.
Bảng 4.2. Diện tích rừng theo chủ quản lý năm 2019
STT Chủ quản lý
1 BQL Rừng ĐD
2 BQL rừng PH
3 Tổ chức kinh tế
4 Tổ chức KH&CN, ĐT, DN về LN 5 Doanh nghiệp có
vốn N.ngoài - - - 9.745 2,54
6 Hộ gia đình, cá
nhân
7 Cộng đồng dân cư
8 Đơn vị vũ trang
9 Các tổ chức khác
10 UBND, Tổ chức
khác (chưa giao) Tổng
Diện tích rừng do các UBND cấp xã đang tạm quản lý chiếm tỷ trọng rất lớn; đặc biệt đối với tỉnh Quảng Nam. Phần lớn diện tích này chưa được giao cho các chủ rừng cụ thể, do vậy hiệu quả sử dụng đất và năng xuất chất lượng rừng không cao. Do đó, cần nghiên cứu và đưa ra được các giải pháp cụ thể thúc đẩy liên kết để phát triển sản xuất lâm nghiệp trên các diện tích rừng này.
4.1.1.4. Diện tích rừng trồng mới tập trung hàng năm
Diện tích rừng trồng mới tập trung bình quân hàng năm của các tỉnh trong giai đoạn 2014-2018 khoảng từ trên 7,9 nghìn ha đến trên 16,2 nghìn ha. Tổng hợp diện tích rừng trồng mới hàng năm được thể hiện trong bảng 4.3.
68
Bảng 4.3. Diện tích rừng trồng mới tập trung hàng năm, giai đoạn 2014-2018
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Trung Bình
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định (2019) Diện tích rừng trồng mới hàng năm của các tỉnh có sự biến động không lớn, điều này được giải thích bởi các chủ rừng sản xuất kinh doanh rừng trồng với luân kỳ ổn định 6-7 năm đối với loài cây mọc nhanh như Keo lai và Keo Tai tượng, diện tích khai thác hàng năm sẽ được trồng lại hoàn toàn cho chu kỳ tiếp theo.