Các căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 183 - 190)

4.4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT TRONG PHÁT TRIỂN RỪNG

4.4.2. Các căn cứ đề xuất giải pháp

4.4.2.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp

a. Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất

Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam đang đối mặt với những thách thức, nhất là sự thiếu hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu với người trồng rừng để nâng cao chất lượng gỗ rừng trồng; gỗ rừng trồng chủ yếu nhỏ, khai thác sớm, chất lượng thấp, cùng với sự phát triển nhanh của các cơ sở chế biến gỗ, nên áp lực về thiếu chủ động được nguồn nguyên liệu chất lượng gay gắt hơn, trong khi nguyên liệu nhập khẩu ngày càng khan hiếm và đắt đỏ hơn (Bộ NN&PTNT, 2019a). Chính phủ và Bộ NN&PTNT đề ra mục tiêu và định hướng phát triển rừng gỗ nguyên liệu tới năm 2020, giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung như sau:

- Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vùng Bắc Trung bộ: xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn thứ hai của cả nước cung cấp nguyên liệu gỗ cho công nghiệp giấy và ván nhân tạo ở các khu

128

vực gần nhà máy, xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn ở các khu vực xa hơn cho các nhà máy chế biến đồ mộc trong và ngoài vùng; vùng Duyên hải Nam Trung bộ: xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn thứ ba của cả nước chủ yếu cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến gỗ tại địa phương và vùng Đông Nam bộ (Bộ NN&PTNT, 2013).

- Phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng rừng, khuyến khích trồng rừng hỗn loài; kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn dài ngày;

chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn ở những nơi có điều kiện thích hợp; phát triển hệ thống rừng trồng rừng gỗ lớn có năng suất và chất lượng cao (Thủ tướng Chính phủ, 2021); xây dựng 200.000 ha rừng trồng thâm canh gỗ lớn, Chuyển hóa rừng trồng, kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn khoảng 90.000 ha; trước đó, năm 2013 Bộ NN&PTNT định hướng quy hoạch và xây dựng các vùng trồng rừng gỗ lớn tập trung với diện tích khoảng 1,2 triệu ha để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (Bộ NN&PTNT, 2013; Thủ tướng Chính phủ, 2017; Quốc hội, 2017).

- Nâng cao năng suất bình quân rừng trồng mới và trồng lại bằng cây sinh trưởng nhanh để kinh doanh gỗ lớn đạt trên 15m³/ha/năm tại vùng Đông Bắc Bộ;

trên 20m³/ha/năm tại vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Đối với rừng trồng mới kinh doanh gỗ lớn: đưa tỷ lệ gỗ lớn bình quân (gỗ xẻ có đường kính ≥15cm) từ 30-40% sản lượng khai thác hiện nay lên 50- 60% vào năm 2020 và trên 60% từ năm 2020 trở đi (Bộ NN&PTNT, 2014b). Trung bình cả nước, năng suất bình quân đạt 20 m3/ha/năm vào năm 2025 và 22 m3/ha/năm vào 2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2021).

b. Phương hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ xuất khẩu đến năm 2030

Theo Chỉ thị số 08/CT-TTg, gỗ là ngành hàng xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt Nam và liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 13%/năm trong giai đoạn 2010 - 2018. Sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu; chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu và còn nhiều dư địa để phát triển (Thủ tướng Chính phủ, 2019).

129

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng ngành công nghiệp chế biến gỗ đang đối mặt với không ít thách thức và khó khăn như: nguồn nguyên liệu có chất lượng, đạt chứng chỉ Quản lý rừng bền vững còn hạn chế;

mối liên kết theo chuỗi từ khâu tạo giống đến chế biến, xuất khẩu giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chưa chặt chẽ; để phát huy những kết quả đã đạt được; khắc phục những tồn tại khó khăn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung sau đây:

- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập kinh tế sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp.

- Đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.

- Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm năm đạt 18-20 tỷ USD vào năm 2025; đạt 23-25 tỷ USD vào năm 2030; từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu (Thủ tướng Chính phủ, 2019).

Luật Lâm nghiệp năm 2017 cũng đã đưa ra định hướng chính sách phát triển chế biến lâm sản như sau: đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng; Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, hỗ trợ liên kết chuỗi sản xuất, chế biến. Theo Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: phải hình thành các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn ở từng vùng kinh tế, lấy các doanh nghiệp mạnh, doanh nghiệp “đầu tàu”

hiện có làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu (Bộ NN&PTNT, 2013; Quốc hội, 2017).

c. Kế hoạch phát triển Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng của Việt Nam Chính phủ đã định hướng mục tiêu trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020: đến năm 2020, chủ rừng sản xuất kinh doanh

130

xây dựng và thực hiện phương án điều chế rừng, ít nhất 30% diện tích rừng sản xuất (tương ứng 2,52 triệu ha) được cấp chứng chỉ rừng (Thủ tướng Chính phủ, 2007); tuy nhiên theo đến tháng 10/2018 diện tích rừng đã được cấp chứng chỉ rừng là 235.000 ha (Thủ tướng chính phủ, 2018).

Các định hướng phát triển ngành lâm nghiệp quốc gia đã nêu rõ: cần đẩy mạnh công tác Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ gỗ rừng trồng theo tiêu chuẩn của Việt Nam phù hợp với quy định, thông lệ của quốc tế. Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án Quản lý rừng bền vững. Đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ Quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế. Công nhận nhiều loại chứng chỉ rừng hợp pháp của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới trong hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam (Thủ tướng chính phủ, 2018).

Mục tiêu cấp chứng chỉ rừng theo các giai đoạn: (1) Giai đoạn từ năm 2018

- 2020: xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 300.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ; (2) Giai đoạn từ năm 2020 - 2030: xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 1triệu ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ (Thủ tướng chính phủ, 2018).

d. Định hướng tổ chức và liên kết trong sản xuất lâm nghiệp

Định hướng về tổ chức và liên kết trong sản xuất lâm nghiệp của nhà nước đã nêu cụ thể trong Luật Lâm nghiệp năm 2017, Quyết định 886/QĐ-TTG, và Chỉ thị số 08/CT-TTG đã nêu cụ thể như sau:

- Tổ chức sản xuất lâm nghiệp phải theo chuỗi giá trị sản phẩm gỗ, từ trồng rừng, thu mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp; thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi về thể chế để nông dân, hộ gia đình góp cùng doanh nghiệp tổ chức sản xuất lâm nghiệp quy mô lớn theo mô hình "cánh đồng lớn".

- Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến.

131

Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã định hướng: mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty lâm nghiệp với các thành phần kinh tế khác, với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tạo mối liên kết gắn bó, ổn định giữa vùng nguyên liệu, người sản xuất cung cấp nguyên liệu với cơ sở chế biến nông, lâm sản; cụ thể:

- Liên kết, liên doanh giữa các thành phần kinh tế, trong nội bộ các thành phần kinh tế, đặc biệt là liên kết, giữa các công ty lâm nghiệp với hộ gia đình để trồng rừng nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Khuyến khích liên kết các doanh nghiệp và các tác nhân trong các khâu trồng rừng, khai thác, chế biến, dịch vụ, ... để hình thành chuỗi giá trị của sản phẩm lâm nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

4.4.2.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp địa phương

Theo quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Bình Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với mục tiêu: “phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, không ngừng nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm; chuyên môn hóa sản xuất, tạo việc làm ổn định, thúc đẩy sự chuyển dịch và phân công, cơ cấu lại lao động ở nông thôn góp phần nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập của nông dân”.

Trong đó, chú trọng quan tâm vấn đề trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng có chứng chỉ FSC, cụ thể như sau: mục tiêu đến năm 2020, diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn 10.000 ha, năng suất bình quân trên 20m³/ha/năm, sản lượng gỗ lớn bình quân đạt tỷ lệ 50 - 60%; quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu rừng trồng gỗ lớn; quy trình kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn; xây dựng chứng chỉ kinh doanh rừng bền vững cho diện tích trồng rừng sản xuất. Đến năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2035; theo đó, đến năm 2025, diện tích rừng trồng gỗ lớn tập trung của tỉnh đạt 10.000 ha; cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến gỗ tinh chế trên địa bàn

132

tỉnh đạt trên 50%; xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng rừng trồng kinh doanh gỗ lớn. Đến năm 2035, diện tích rừng gỗ lớn toàn tỉnh sẽ đạt 30.000 ha.

Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển lâm nghiệp và chương trình mục tiêu phát triên lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, các tỉnh Quảng Trị và Quảng Nam đã chú trọng thực hiện các nội dung và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và công tác quản lý rừng bền vững; thành lập Ban chỉ đạo về Chương trình mục tiêu phát triên lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; chú trọng phát triển liên kết và sản xuất lâm nghiệp theo hướng Quản lý rừng bền vững.

4.4.2.3. Kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng tại Phần 4

Trong phần 4, tác giả đã trình bày khá đầy đủ về kết quả nghiên cứu thực trạng kinh doanh lâm nghiệp, thực trạng liên kết, kết quả các hoạt động liên kết và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia và duy trì liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu. Từ các kết quả nghiên cứu, hàm ý nhiều vấn đề về hướng giải quyết cho các bên tham gia liên kết và cơ quan quản lý Nhà nước trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu và toàn ngành lâm nghiệp.

Có thể thấy rằng, để liên kết phát triển rừng gỗ nguyên liệu mang lại hiệu quả cao, trước hết các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng gỗ và sản phẩm gỗ phải thực sự quan tâm đến 07 yếu tố chính đã được kiểm định qua các phân tích định lượng và mô hình EFA, nghĩa là phải có những giải pháp đồng bộ và phù hợp với

6 khía cạnh đã tính toán và kiểm định được, bao gồm (1) Hiệu quả kinh tế; (2) Hỗ trợ từ tổ chức bên ngoài; (3) Thị trường sản phẩm; (4) Chính sách Nhà nước;

(5) Tác động của chính quyền địa phương; (6) Cơ chế liên kết; (7) Đặc điểm các bên tham gia liên kết. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách tác động đồng bộ và tích cực hơn nữa trong việc tạo ra môi trường liên kết và kinh doanh lâm nghiệp bền vững; các tác nhân trong chuỗi cung ứng cần có các giải pháp phù hợp với chiến lược đầu tư và kinh doanh của mình.

4.4.2.4. Kết quả phân tích SWOT các liên kết

Kết quả nghiên cứu từ 03 mô hình liên kết cho thấy, mỗi mô hình liên kết đều có những tương đồng và sự khác nhau về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (chi tiết tại phụ lục 3; trang 193-195). Tổng hợp chung cho 03 mô hình liên kết được thể hiện trong bảng 4.54.

133

Bảng 4.54. Phân tích SWOT về 03 mô hình liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu tại khu vực miền Trung

Điểm mạnh (Strengths)

‐ Các thành viên tham gia đều có năng lực thực hiện tốt quy định của liên kết.

‐ Số lượng lớn HGĐ tham gia liên kết, tạo vùng nguyên liệu tập trung.

‐ Liên kết thông qua hợp đồng và có tính pháp lý cao.

‐ Quy chế hoạt động của liên kết minh bạch, công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia.

‐ Rừng trồng liên kết mang lại lợi ích và có hiệu quả kinh tế cao.

‐GNL của rừng trồng liên kết có chất

lượng tốt. Đảm bảo về hồ sơ truy xuất nguồn gốc gỗ.

‐LK dọc và LK hỗn hợp có tư cách pháp

nhân, tạo được cơ chế bao tiêu sản phẩm tốt.

Cơ hội (Opportunities)

‐ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường có nhu cầu ngày càng cao về GNL có chất lượng tốt, có khả năng truy xuất nguồn gốc.

‐Giá gỗ nguyên liệu có chứng chỉ

QLRBV cao hơn so với gỗ không có chứng chỉ tại cùng thời điểm.

‐ Có nhiều tổ chức quốc tế và DN chế biến gỗ tại địa phương quan tâm đến vấn đề phát triển rừng có chứng chỉ QLRBV như: WWF, WB, IKEA...

‐ Chính quyền địa phương quan tâm, ủng hộ việc phát triển liên kết.

‐Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ

trợ liên kết; bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV để các chủ rừng có thêm cơ hội lựa chọn loại chứng chỉ QLRBV phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Liên kết chịu sự tác động lớn của chính sách Nhà nước; thực hiện chính sách giao khoán đất trồng rừng của Nhà nước. Tuy nhiên, liên kết thực sự thể hiện được nhu cầu và vai trò, tầm quan trọng của mỗi bên trong liên kết.

Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến lâm sản và chủ rừng sẽ giải quyết được ba vấn đề cơ bản là: nguồn cung nguyên liệu gỗ được đáp ứng, đảm bảo nguồn gốc gỗ, truy xuất gỗ một cách dễ dàng và lợi nhuận của các bên đều đạt được.

Việc liên kết này là xu thế tất yếu trên thế giới và của Việt Nam trong tương lai vì liên quan đến sản xuất theo chuỗi.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền trung việt nam (Trang 183 - 190)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(291 trang)
w