Chương 1. TỔNG QUAN NGHI N CỨU VỀ R I NHIỄU CẢM C Ở TRẺ VỊ THÀNH NI N
1.2. Các nghiên v rối nhi u cảm x c trong thanh thiếu niên ở Việt Nam
1.2.4. Nghiên cứu biện pháp phòng ngừa và can thiệp
Ở Việt Nam, các chương trình giáo dục phòng ngừa RNCX cảm x c và can thiệp các trẻ gặp vấn đ RNCX bước đầu đã được triển khai tại một số trường học.
Tuy nhiên, các chương trình này mới chỉ tập trung trong phạm vi của một số nghiên cứu hoặc một vài dự án, chưa được triển khai dài hơi và đồng bộ.
Tại giai đoạn hai của đ tài “Bước đầu nghiên cứu v sức khoẻ tâm thần của học sinh ở một số trường THCS tại Hà Nội”, nhóm tác giả Hoàng Cẩm T và cs.
thực hiện 2007 đã tiến hành can thiệp đối với nhóm học sinh có các vấn đ rối loạn x c cảm (trầm cảm, lo âu, thu mình, né tránh giao tiếp, ám ảnh sợ…) thông qua một chương trình can thiệp toàn diện tại trường học với các nội dung: hỗ trợ tâm lý xã hội, làm tham vấn trực tiếp, thực hiện quy trình làm việc giữa cán bộ nghiên cứu với giáo viên và phụ huynh. Sau quá trình hỗ trợ, kết quả đánh giá lại cho thấy 48.38%
học sinh có vấn đ RNCX được can thiệp đã không còn ở khu vực bệnh lý. (Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm T , 2007). Như vậy, hỗ trợ tâm lý trực tiếp cho trẻ bằng tham vấn bước đầu cho thấy số học sinh có vấn đ RNCX giảm, gi p trẻ cân bằng tâm lý. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là không có nhóm chứng - không được can thiệp để so sánh, đánh giá được hiệu quả của chương trình can thiệp.
Ngoài ra, nghiên cứu mới chỉ hạn chế trên số mẫu của học sinh 02 trường THCS tại Hà Nội. Bên cạnh đó, năm 2007 nhóm tác giả Nguy n Thị Hồng Th y, Trần Thành Nam cũng đã thực hiện nghiên cứu “Bước đầu áp dụng mô hình trị liệu nhận thức
26
hành vi (CBT) cho trẻ em có rối loạn lo âu” (Nguy n Thị Hồng Th y, Cao Vũ Hùng, Trần Thành Nam, Đặng Hoàng Minh, 2007).
Để hỗ trợ các trẻ sống trong gia đình có bạo lực gặp vấn đ rối nhi u tâm lý, tác giả Nguy n Bá Đạt đã thực nghiệm can thiệp thông qua hình thức giáo dục kỹ năng sống. Biện pháp thực nghiệm cho thấy hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả trong việc hỗ trợ những trẻ có rối nhi u tâm lý do sống trong gia đình có bạo lực (Nguy n Bá Đạt, 2014).
Tác giả Nguy n Thị Minh Hằng (2014) đã tiến hành một đánh giá tổng thể đối với cả học sinh, phụ huynh và giáo viên v sự cần thiết có chương trình phòng ngừa và hỗ trợ RNCX cho học sinh THCS. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đ xuất một chương trình phòng ngừa và hỗ trợ RNCX tương đối toàn diện cho học sinh THCS. Tuy nhiên, do giới hạn v nguồn lực và thời gian, các kết quả của nghiên cứu này mới chỉ dừng ở một vài trường THCS được lựa chọn nghiên cứu và chương trình phòng ngừa mới chỉ dừng ở việc đ xuất mô hình mà chưa có đi u kiện triển khai trong thực ti n (Nguy n Thị Minh Hằng, 2014).
Gần đây, trung tâm CRISP, trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá so sánh đối chứng ngẫu nhiên, đánh giá hiệu của chương trình Nối Kết (RECAP) - Chương trình can thiệp SKTT dựa vào trường học trên học sinh lớp 2 tại Hà Nội và Đà Nẵng. Một số kết quả bước đầu cho thấy chương trình có hiệu quả trong việc cải thiện vấn đ SKTT ở học sinh (Trần Quỳnh Trang, Đặng Hoàng Minh, 2014; Trần Thành Nam, Đặng Hoàng Minh, 2014).
Tóm lại, các nghiên cứu v biện pháp và chương trình phòng ngừa RNCX ở HS đã được triển khai ở Việt Nam nhưng chưa nhi u và chưa toàn diện. Các biện pháp phòng ngừa và can thiệp RNCX ở học sinh THCS được triển khai trên thực tế còn rất ít và chưa hệ thống. Vì vậy, cần sớm phải có nhi u hơn các chương trình nghiên cứu, phòng ngừa và can thiệp vấn đ SKTT, bao gồm RNCX trong trường học.
27 Tiểu kết chương 1
Từ việc điểm luận những nghiên cứu đã có v RNCX ở học sinh THCS được trình bày trong chương1, ch ng tôi r t ra một số kết luận sau:
Thực trạng RNCX từ các nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới, và các nghiên cứu trong lĩnh vực SKTT tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ VTN gặp phải các vấn đ liên quan tới RNCX rất khác nhau, dao động từ 8.8% đến 38%. Sự khác biệt này tùy thuộc vào từng độ tuổi và đối tượng nhóm trẻ được tiến hành nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, địa bản tiến hành nghiên cứu và theo từng loại hình RNCX được nghiên cứu.
Trên thế giới, RNCX đã được nghiên cứu trên nhi u bình diện khác nhau, bao gồm các nghiên cứu v thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, các công cụ nghiên cứu và các mô hình phòng ngừa. Những yếu tố ảnh hưởng tới vấn đ RNCX ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên được chỉ ra trên thế giới và trong một số nghiên cứu tại Việt Nam rất đa dạng, bao gồm cả những yếu tố thuộc v đặc điểm tâm lý cá nhân và cả những yếu tố thuộc v đặc điểm tâm lý xã hội. Ở Việt Nam, hiện chưa có nhi u nghiên cứu tập trung chuyên sâu vào tìm hiểu v RNCX, các yếu tố ảnh hưởng và đ xuất mô hình phòng ngừa RNCX trong học đường. Đi u này là gợi ý cho những nội dung trong công trình nghiên cứu này của ch ng tôi.
28