Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
3.3. Các phương pháp nghiên cứu
3.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp đi u tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đ tài, được sử dụng với mục đích tìm hiểu các vấn đ : mức độ biểu hiện của nguy cơ RNCX;
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ RNCX ở trẻ VTN; lấy ý kiến của trẻ v các hoạt động phòng ngừa RNCX; một số thông tin cá nhân của trẻ...
57 - Cách thức tiến hành
Phương pháp đi u tra bằng bảng hỏi được tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Thiết kế bảng hỏi
Thu thập thông tin xây dựng bảng hỏi
Để thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng bảng hỏi, các nguồn tư liệu sau đã được sử dụng:
Nguồn thứ nhất là triệu chứng của các rối loạn cảm x c được nêu ra trong DSM 5 (DSM- 5, 2013). Cách thức thực hiện: nghiên cứu đã liệt kê tất cả các triệu chứng của các bệnh thuộc rối loạn cảm x c được nêu ra trong DSM-5, gồm có: rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu, stress. Tiếp đó, ch ng tôi tập hợp tất cả các triệu chứng này và phân loại theo 4 nhóm: biểu hiện v cơ thể, nhận thức, cảm x c, hành vi, bỏ đi những triêu chứng mang tính chất bệnh lý. Những biểu hiện triệu chứng trùng nhau ở các rối loạn cảm x c khác nhau được gộp chung.
Nguồn thứ hai được tham khảo từ các thang đo và bảng hỏi v rối nhi u cảm x c và các yếu tố ảnh hưởng đến RNCX. Trong nghiên cứu này, ch ng tôi đã tham khảo bộ công cụ của đ tài: “Nghiên cứu rối nhi u cảm x c và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở” của Nguy n Thị Minh Hằng (2014); tiểu thang “căng thẳng cảm x c” (emotional distress), thang Conners (2010); trắc nghiệm “Tự đánh giá v giá trị bản thân” (Rosenberg Self- Esteem Scale - RSES) của Rosenberg (1965); thang đo nhân cách của Eysenck (Eysenck Personality Inventory - EPI) (1964); “Thang đo hỗ trợ xã hội đa diện” (The multidimensional Scale of perceived social support- MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet và Farley (1988).
Nguồn thứ ba là lấy ý kiến của các chuyên gia v RNCX và các yếu tố liên quan tới RNCX ở trẻ VTN. Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu là những định hướng chính cho việc xây dựng nội dung bảng hỏi.
Xây dựng nội dung bảng hỏi
Từ nguồn tài liệu đã tổng hợp, ch ng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi dành cho học sinh THCS tự đi n. Nội dung của bảng hỏi được xây dựng theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đ ra, cụ thể gồm 4 phần như sau:
Phần 1: Thang đo tìm hiểu thực trạng nguy cơ RNCX và các dấu hiệu biểu hiện theo từng mặt. Ch ng tôi thiết kế thang đo tổng hợp gồm các tiểu thang dựa trên 4 nhóm dấu hiệu cơ bản của RNCX đã được chỉ ra tại DSM 5, đồng thời tham
58
khảo và kế thừa một số nội dung và cách di n đạt trong bộ công cụ từ nghiên cứu của tác giả Nguy n Thị Minh Hằng (2014), một số mệnh đ của tiểu thang "căng thẳng cảm x c" thuộc thang Conners (2010).
Phần 2: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến RNCX Các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân:
Tự đánh giá v giá trị bản thân:
Để tìm hiểu cách trẻ tự đánh giá v giá trị bản thân và làm rõ mối liên hệ với RNCX, ch ng tôi sử dụng “Thang đo tự đánh giá v giá trị bản thân”
(Rosenberg Self- Esteem Scale - RSES) của Rosenberg (1965).
Đặc điểm nhân cách
Việc tìm hiểu đặc điểm nhân cách và mối quan hệ của yếu tố này với RNCX ở trẻ VTN được tìm hiểu qua “Thang đo nhân cách” của Eysenck (Eysenck Personality Inventory - EPI) (1964).
Các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý xã hội
Điểm tựa xã hội
Ảnh hưởng của chỗ dựa xã hội đối với vấn đ RNCX ở trẻ được tìm hiểu qua
“Thang đo hỗ trợ xã hội đa diện” (The multidimensional Scale of perceived social support- MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet và Farley (1988).
Các yếu tố khác:
Ảnh hưởng của các vấn đ học đường và các vấn đ gia đình được ch ng tôi tìm hiểu thông qua các câu hỏi tự xây dựng.
Phần 3: Các câu hỏi tìm hiểu nhu cầu và gợi ý của trẻ nhằm xây chương trình phòng ngừa, can thiệp nguy cơ RNCX cho học sinh THCS.
Phần 4: Tìm hiểu một số thông tin cá nhân của trẻ như: giới tính, độ tuổi, học lực, sở thích, thông tin v gia đình.
Bước 2: Khảo sát thử
Mục đích của bước này là xác định độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi và chỉnh sửa những mệnh đ chưa đạt yêu cầu. Khách thể tham gia khảo sát thử là 53 học sinh THCS thuộc các khối lớp 7,8,9 trên địa bàn Hà Nội.
Trong quá trình làm thử, học sinh được khuyến khích đưa ra những thắc mắc v những câu, từ, cụm từ khó hiểu, không rõ nghĩa. Những thắc mắc, những từ không rõ nghĩa và thời gian học sinh thực hiện phiếu khảo sát được ghi lại. Khi học
59
sinh nộp phiếu, từng phiếu được rà soát để đảm bảo học sinh đã đi n đầy đủ các thông tin trong bảng hỏi.
Kết quả khảo sát thử:
Thu được 53 phiếu từ các học sinh đang học THCS. Thời gian trung bình hoàn thành phiếu khảo sát là 30 ph t, có những học sinh kéo dài tới 40 ph t. Trong quá trình làm phiếu, một số cụm từ, mệnh đ học sinh không rõ và thường hỏi lại là:
“thu mình”, “tôi dấn thân vào những hoạt động mang lại thích thú nhưng có nhiều rủi ro”,“tôi bị bùng nổ cảm xúc”. Những từ không rõ nghĩa đã được đi u chỉnh trong bảng hỏi chính thức.
Dữ liệu thu v được xử lý bằng phần m m SPSS phiên bản 16.0 với 02 kỹ thuật thống kê là phân tích độ tin cậy bằng cách tính hệ số Alpha của Cronbach và hệ số tương quan giữa từng mệnh đ và toàn thang đo để xác định độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi và độ hiệu lực v nội dung của từng thang đo. Sau khi loại bỏ đi những thang đo và những item của từng thang đo không đủ độ tin cậy và chỉnh sửa lại những nội dung học sinh thường yêu cầu làm rõ, bảng hỏi được sử dụng trong đi u tra chính thức.
(Kết quả kiểm tra độ tin cậy của từng thang đo trong giai đoạn điều tra thử được mô tả cụ thể trong từng thang đo ở mục 3.3.4 dưới đây).
Ngoài ra, kết quả quan sát các phản ứng của học sinh trong quá trình khảo sát cho thấy v cơ bản, họ sinh hiểu tất cả nội dung trong bảng hỏi.
Kết quả phân tích độ tin cậy của các nội dung trong bảng hỏi cho thấy sau khi đi u chỉnh, có thể sử dụng bảng hỏi này trong đi u tra chính thức.
Bước 3: Điều tra chính thức