Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
3.3. Các phương pháp nghiên cứu
3.3.9. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Nhằm xử lý, phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu trên.
- Cách thức tiến hành
Phương pháp phân tích dữ liệu định tính
Phương pháp định tính được sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu thu thập được từ các câu hỏi mở trong bảng hỏi, kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm.
Những câu hỏi mở trong phiếu cá nhân và những thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn sâu được trình bày dưới dạng mô tả và phân tích.
Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng.
Số liệu thu được từ đi u tra chính thức trên diện rộng được nhập và xử lý bằng chương trình SPSS 16.0. Đ tài lựa chọn các phép toán thống kê dưới đây:
- Phân tích sử dụng thống kê mô tả
Phần phân tích này chủ yếu sử dụng các thông số sau:
Điểm trung bình cộng (Mean): là giá trị bình quân. Cách tính này được dùng trong việc tính điểm đạt được của từng câu.
Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation): dùng để mô tả sự phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời trong toàn mẫu).
Tần suất, phần trăm được dùng để thống kê các phương án trả lời theo từng nhóm khách thể.
Phân tích thống kê mô tả được sử dụng cho các câu thuộc nhóm A1, A2, A3, A4, A5, B1, B2, B3, B5. C1 và một số câu phần 4 (thông tin chung v mẫu nghiên cứu).
69
Để xác định mức độ nguy cơ RNCX chung và nguy cơ RNCX theo từng nhóm dấu hiệu biểu hiện ở học sinh THCS, ch ng tôi đã tính tổng số điểm tất cả các mệnh đ của 4 nhóm dấu hiệu biểu hiện thuộc thang A và các tiểu thang A1, A2, A3, A4. Tiếp đó, sử dụng công thức ĐTB (M) và độ lệch chuẩn (SD) để phân ra 3 mức là M+/-SD với các nguy cơ RNCX ở mức thấp, trung bình và mức cao, kết quả đã được chỉ ra như sau:
Bảng 3.2: Mức độ nguy cơ RNC Mức ĐTB
(N=1085)
Không nguy cơ Nguy cơ RNCX thấp
Nguy cơ RNC trung bình
Nguy cơ RNCX cao RNCX chung 0 1- 20.75 20.76 - 63.27 63.28 - 147 Biểu hiện cơ thể 0 1- 4.83 4.84 - 15.37 15.38 - 36 Biểu hiện cảm xúc 0 1-6.00 6.01- 21.05 21.06 - 39 Biểu hiện nhận thức 0 1- 2.57 2.58 - 14.34 14.35 - 33 Biểu hiện hành vi 0 1- 3.73 3.74 - 16.13 16.14 -39
- Phân tích thống kê suy luận: Các chỉ số được dùng trong phân tích thống kê suy luận gồm:
Phân tích so sánh:
Chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (Compare-mean). Các giá trị trung bình được xem là khác nhau có ý nghĩa v mặt thống kê khi p <0.05
So sánh giá trị trung bình của 2 nhóm được thực hiện bởi phép phân tích t.test. So sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên được thực hiện bởi phép phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA). Bên cạnh đó, phép so sánh chéo (Crosstabs) cũng được sử dụng để so sánh các giá trị tỷ lệ %. Các giá trị có ý nghĩa v mặt thống kê khi xác suất p < .05. Cụ thể:
Phân tích t.test được sử dụng nhằm so sánh mức độ RNCX của các nhóm có 2 biến khác nhau như: giới tính, nhóm học sinh ở Hà Nội và Bắc Kạn, nhóm học sinh nội thành và ngoại thành của Hà Nội.
Phân tích ANOVA được sử dụng nhằm so sánh mức độ RNCX ở một số nhóm có 3 biến khác nhau trở lên như: khối lớp
70
Phân tích tương quan:
Trong nghiên cứu này, phép phân tích tương quan được sử dụng để xác định mối liên quan giữa mức độ và các biểu hiện của RNCX ở học sinh THCS với các đặc điểm thuộc hai nhóm yếu tố: (1) các đặc điểm tâm lý cá nhân và (2) các đặc điểm tâm lý xã hội. Các yếu tố cụ thể trong nhóm đặc điểm tâm lý cá nhân được kể đến gồm: mức độ xác định giá trị bản thân; đặc điểm nhân cách.
Các yếu tố thuộc nhóm đặc điểm tâm lý - xã hội gồm: điểm tựa xã hội; các vấn đ học đường; các vấn đ gia đình.
Mục đích của phép phân tích tương quan là tìm hiểu mức độ (hay độ mạnh) liên kết giữa 2 biến được xem xét. Mức độ này được đo bởi hệ số tương quan (r) có giá trị từ (-1) đến (+1). Giá trị này cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ: nếu giá trị (+) tức (r > 0) có nghĩa là giữa 2 biến này có mối liên quan thuận, nghĩa là khi giá trị của một biến tăng lên thì giá trị của biến kia cũng tăng, và ngược lại, khi giá trị của một biến giảm, thì giá trị của biến kia cũng giảm; trái lại, nếu giá trị (-), tức (r < 0) là thể hiện mối liện quan nghịch, nghĩa là, khi giá trị của một biến tăng lên, thì giá trị của biến kia giảm đi và ngược lại, khi giá trị của một biến giảm đi, thì giá trị của biến kia tăng lên; giá trị của r càng tiến đến 1, thì mức độ tương quan càng lớn; nếu (r = 0) thì 2 biến này không có mối liên quan với nhau.
Mức độ ý nghĩa của mối quan hệ dựa vào quan hệ xác suất (p). Nếu p <.05 thì giá trị r có ý nghĩa cho phân tích mối quan hệ giữa 2 biến, ngược lại nếu p = hoặc > .05 thì giá trị r không có ý nghĩa cho phân tích mối quan hệ giữa 2 biến.
Phân tích nhân tố:
Mục đích của phương pháp phân tích nhân tố là nhằm cấu tr c lại số liệu định lượng của thang đo. Trong nghiên cứu này, ch ng tôi sử dụng chủ yếu là chiến lược phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor Analysis) và tính toán độ tin cậy bên trong theo chỉ số Cronbach Alpha. Để lựa chọn ra số nhân tố tối ưu và lựa chọn câu nào thuộc v nhân tố nào, sự kết hợp các yếu tố sau được áp dụng
+ Giá trị riêng (eligenvalue) được biểu thị qua biểu đồ dốc (Scree - plot) + Hệ số tải (Item - Factor loading) sự phù hợp của nội dung câu với nhân tố và số lượng câu trong mỗi nhân tố
+ Phân tích thành tố cấu tr c trục chính (Principal Axis Factoring)
71
+ Các thang trong bảng hỏi được sử dụng chiến lược phân tích nhân tố gồm:
Thang đo các đặc điểm nhân cách (B2); Thang đo hỗ trợ xã hội đa diện (B3); Các vấn đ học đường (B4); Các vấn đ gia đình (B5)
Phân tích hồi quy:
Nghiên cứu sử dụng phép hồi quy để dự báo mức độ RNCX ở học sinh THCS (mức độ RNCX là biến phụ thuộc) khi có tác động của các yếu tố đặc điểm tâm lý - cá nhân như kiểu nhận thức; đặc điểm nhân cách; tự xác định giá trị bản thân và tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý xã hội như: Hỗ trợ xã hội;
nhà trường và các mối quan hệ trong trường học; Các vấn đ từ phía gia đình. Phép phân tích này cho phép dự đoán thay đổi của biến phụ thuộc khi có sự ảnh hưởng của một hay nhi u biến độc lập trên cơ sở nghiên cứu các thông số thống kê tương ứng: R, F-Test, trị số β và giá trị p (p < .05) thì được coi là có ý nghĩa thống kê.
Trong các số thống kê của phép phân tích hồi qui một vài thông số sau được đưa vào phân tích:
+ R2: là hệ số xác định, hệ số này là bình phương của hệ số tương quan giữa hai biến số. Hệ số này cho ch ng ta biết tỷ lệ biến thiên ở biến số phụ thuộc được giải thích bởi biến số dự đoán.
+ B: là hệ số hồi qui, trong phương trình hồi qui B chính là hằng số.
+ Beta: là hệ số hồi qui cho biết độ nghiêng của đường hồi qui, nó mô tả mức độ giải thích của biến số.
+ Giá trị F-test và xác suất của nó gi p ta có quyết định v mức độ có nghĩa của R2 trong phân tích.
Trong phép phân tích hồi quy này ch ng tôi thực hiện 3 nhiệm vụ gồm: Kiểm định mô hình, kiểm định độ phù hợp của mô hình và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố đối với dự báo mức độ nguy cơ RNCX ở học sinh THCS
72 Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận án đã tập trung làm rõ đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, quy trình tổ chức nghiên cứu, đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu, luận án tổ chức nghiên cứu theo 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu v thực trạng, các biểu hiện của nguy cơ RNCX và các yếu tố liên quan tới nguy cơ RNCX ở học sinh THCS. Giai đoạn 2:
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến RNCX. Giai đoạn 3: Trên cơ sở kiểm chứng các yếu tố ảnh hưởng đ xuất các hoạt động phòng ngừa, can thiệp và thử nghiệm một vài hoạt động phòng ngừa, can thiệp RNCX ở học sinh THCS.
Trong quá trình nghiên cứu, ch ng tôi đã sử dụng phối hợp đồng bộ các phương pháp: nghiên cứu tài liệu, đi u tra bằng bảng hỏi, trắc nghiệm tâm lý, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, chuyên gia, phân tích dữ liệu, thử nghiệm tác động. Ở từng phương pháp, ch ng tôi xác định mục đích, nội dung và hình thức thực hiện cụ thể. Những dữ liệu thu thập được từ các phương pháp này hướng đến đảm bảo tính chính xác, khoa học cho kết quả đạt được của nghiên cứu.
73