Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý xã hội

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 107 - 117)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHI N CỨU THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG

4.2. So sánh nguy cơ rối nhi u cảm x c và các biến nhân khẩu

4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý xã hội

Bên cạnh các yếu tố thuộc v đặc điểm tâm lý cá nhân, RNCX có liên hệ với các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý xã hội như: điểm tựa xã hội, các vấn đ học đường (bạo lực học đường, khó khăn học tập, vướng mắc với giáo viên, vi phạm kỷ luật trường lớp) và các vấn đ liên quan tới gia đình ra sao?

4.3.2.1. Điểm tựa xã hội

Điểm tựa xã hội (hay chỗ dựa xã hội hoặc hỗ trợ xã hội) có thể hiểu là những nơi mà con người có thể nhận được các nguồn cảm x c, thông tin, ủng hộ, trợ giúp... thông qua các mối quan hệ xã hội; là nơi con người có thể tin tưởng, là chỗ dựa cả vật chất lẫn tinh thần (Phan Thị Mai Hương, 2007). Nhi u nghiên cứu đã từng chỉ ra những người có chỗ dựa xã hội tốt thường sẽ có khả năng ứng phó và đương đầu tốt hơn với các tác nhân gây rối nhi u, do vậy, họ cũng ít có khả năng gặp phải các vấn đ RNCX hơn (Đinh Thị Hồng Vân, 2014). Trong nghiên cứu này, thang đo hỗ trợ xã hội được ch ng tôi chia thành 3 tiểu thang nhỏ hơn là hỗ trợ từ gia đình, hỗ trợ từ bạn bè và hỗ trợ đặc biệt.

Các mệnh đ thuộc tiểu thang “hỗ trợ từ gia đình” gồm: “Gia đình tôi thực sự cố gắng giúp đỡ tôi”; “Tôi được giúp đỡ và hỗ trợ về tinh thần và tình cảm từ gia đình”; “Tôi có thể nói chuyện với gia đình về những khó khăn của mình”; “Gia đình luôn sẵn lòng giúp tôi quyết định một việc gì đó”.

Tiểu thang “hỗ trợ từ bạn bè” gồm việc: “Bạn bè thường giúp đỡ tôi”; “Tôi có thể dựa vào bạn bè mỗi khi có khó khăn”; “Tôi có những người bạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn” hay “Tôi có thể nói với bạn bè về những khó khăn của mình”.

98

Tiểu thang “hỗ trợ đặc biệt” được thể hiện bằng các mệnh đ : “Tôi có một người đặc biệt ở bên khi gặp khó khăn”; “Có một người đặc biệt mà tôi có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn” hay “Có một người đặc biệt luôn quan tâm đến cảm xúc và tâm trạng của tôi”.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra học sinh THCS tại Hà Nội và Bắc Kạn nhận được sự hỗ trợ xã hội khá cao, trong đó ĐTB hỗ trợ từ gia đình cao nhất (M= 11.5, SD = 3.2), tiếp đó là từ bạn bè (M = 10.6, SD = 3.1) và cuối cùng là từ nguồn hỗ trợ đặc biệt (M = 8.2, SD = 2.7). Nghiên cứu của Đinh Thị Hồng Vân chỉ ra việc có các hỗ trợ xã hội là điểm thuận lợi cho trẻ khi ứng phó với các khó khăn trong cuộc sống (Đinh Thị Hồng Vân, 2015). Đi u này liệu có dự báo mối quan hệ giữa điểm tựa xã hội với việc làm giảm nguy cơ RNCX ở trẻ VTN trong nghiên cứu này?

Kết quả tương quan giữa điểm tựa xã hội nói chung và điểm tựa từ gia đình, bạn bè và các nguồn lực hỗ trợ đặc biệt với RNCX nói chung và RNCX biểu hiện trên các mặt cơ thể, nhận thức, cảm x c, hành vi được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.13: Tương quan giữa hỗ trợ xã hội và rối nhiễu cảm xúc

Yếu tố

Hỗ trợ xã hội chung

Hỗ trợ gia đình

Hỗ trợ bạn bè

Hỗ trợ đặc biệt

Điểm RNCX chung -.197** -.222** -.173** -.080**

Biểu hiện cơ thể -.085** -.119** -.077* -.005 Biểu hiện cảm xúc -.210** -.228** -.179** -.104**

Biểu hiện nhận thức -.138** -.178** -.127** -.026 Biểu hiện hành vi -.235** -.229** -.205** - .140**

Chú thích: *p< .05, ** p < .01

Với kết quả này, có thể nhận thấy có mối tương quan nghịch giữa yếu tố hỗ trợ xã hội với nguy cơ RNCX chung (r = -.175, p < .05). Đi u đó có nghĩa là những học sinh có điểm hỗ trợ xã hội càng cao thì nguy cơ RNCX càng giảm.

Tuy nhiên, đi sâu phân tích cụ thể hơn ảnh hưởng của điểm tựa xã hội đối với RNCX trên các mặt biểu hiện, kết quả nghiên cứu chỉ ra các hỗ trợ xã hội có tương quan chặt chẽ và có ý nghĩa đối với RNCX biểu hiện ở các dấu hiệu v mặt hành vi, riêng hỗ trợ từ gia đình có tương quan với RNCX biểu hiện ở mặt nhận

99

thức; không nhận thấy có tương qua giữa hỗ trợ xã hội với các biểu hiện của RNCX trên các mặt còn lại (cơ thể, cảm x c).

Bên cạnh đó, có mối tương quan chặt chẽ tỉ lệ nghịch giữa các hỗ trợ từ bạn bè với RNCX v mặt hành vi (r = -.124, p < .01). Các hỗ trợ từ bạn bè hay những nguồn hỗ trợ “đặc biệt” như việc trẻ cho rằng: “bạn bè thường giúp đỡ”, “có thể dựa vào bạn bè mỗi khi có khó khăn”, “có những người bạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn” hay “có thể nói với bạn bè về những khó khăn của mình”; “có một người đặc biệt ở bên khi gặp khó khăn hoặc có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hay luôn quan tâm đến cảm xúc và tâm trạng” có thể gi p làm giảm các nguy cơ RNCX v mặt hành vi ở trẻ.

Những phân tích trên cho thấy việc có điểm tựa xã hội tốt có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ RNCX ở trẻ VTN. Do đó, việc học sinh có kỹ năng để thiết lập được các mối quan hệ tốt với các thành viên trong gia đình, với bạn bè và có khả năng tìm kiếm, kết nối những nguồn lực hỗ trợ đặc biệt là yếu tố rất quan trọng gi p các em phòng ngừa nguy cơ RNCX. Vì thế, trong chương trình thử nghiệm giáo dục kỹ năng sống phòng ngừa RNCX ở nhóm học sinh có nguy cơ cao, ch ng tôi cũng đã đưa nội dung “tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ xã hội” trở thành một phần nội dung trong chương trình giáo dục.

4.3.2.2. Các vấn đề học đường

Các vấn đ trong nhà trường như áp lực học tập, bạo lực học đường, mối quan hệ với giáo viên, với bạn bè là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới học sinh, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Đi u này đã được chỉ ra trong nhi u nghiên cứu trước đây (Đỗ Thị Lệ Hằng, 2013, Đinh Thị Hồng Vân, 2014). Nghiên cứu này cũng đặt ra việc tìm hiểu liệu các yếu tố trong học đường bao gồm: bạo lực học đường, khó khăn học tập, tác động tiêu cực bởi giáo viên và vi phạm kỷ luật của trường lớp có mối quan hệ như thế nào với rối nhi u cảm x c ở học sinh THCS?

Thang đo các vấn đ học đường được ch ng tôi tìm hiểu ở bốn khía cạnh, tương ứng với bốn tiểu thang: (1) bạo lực học đường; (2) áp lực học tập; (3) tác động tiêu cực bởi giáo viên và (4) tác động tiêu cực bởi các quy định trường lớp.

Kết quả cho thấy các vấn đ học sinh THCS gặp phải trong trường học như sau:

bạo lực học đường” (M = 6.91, SD = 4.01), “áp lực học tập” (M = 4.77, SD = 3.65), “gặp vấn đề với giáo viên” (M = 2.37, SD = 2.57), và “vi phạm quy định trường lớp” (M = 1.84, SD = 1.90)

100

Bảng 4.14: Các vấn đề học đường

Yếu tố (N= 1085) M SD

Tổng hợp khó khăn học đường 15.90 9.40

Bạo lực học đường 6.91 4.01

Áp lực học tập 4.77 3.65

Gặp vấn đ với giáo viên 2.37 2.57

Vi phạm quy định trường lớp 1.84 1.90

Để tìm hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các vấn đ trường học, các vấn đ bạn bè và mối quan hệ trong nhà trường, ch ng tôi sử dụng phép tương quan Pearson Bivariate Correlation. Kết quả cụ thể được thể hiện dưới đây.

Bảng 4.15: Tương quan giữa các vấn đề học đường và rối nhiễu cảm xúc Yếu tố Tổng hợp

khó khăn học đường

Bạo lực học đường

Áp lực học tập

Gặp vấn đ với giáo viên

Vi phạm quy định trường lớp RNCX chung .611** .484** .590** .403** .300**

Biểu hiện cơ thể

.426* .360** .380** .280** .236**

Biểu hiện cảm xúc

.524** .429* .373** .354** .229**

Biểu hiện nhận thức

.547** .425** .534** .358** .275**

Biểu hiện hành vi

.578** .429* .403** .373** .289**

Chú thích: *p< .05, ** p < .01

Các kết quả được chỉ ra trong bảng số liệu trên đây cho thấy: có mối tương quan thuận chi u ở mức độ cao giữa tác động tiêu cực của các vấn đ học đường với RNCX chung và với các mặt biểu hiện.

Trong đó, RNCX chung tương quan thuận chặt chẽ với vấn đ học đường nói chung (r = .611, p < .01). Đi sâu vào từng yếu tố cụ thể trong trường học, nguy cơ RNCX liên hệ chặt chẽ nhất với “áp lực học tập” (r = .590, p < .01), tiếp đó là với

101

yếu tố “bạo lực học đường” (r = .484, p < .01) và “gặp vấn đ với giáo viên” (r = .403, p < .01) và cuối cùng là “vi phạm quy định trường lớp” (r = .300, p < .01).

Kết quả trên cho thấy, ở nghiên cứu này, trong các yếu tố liên quan tới vấn đ nhà trường, “áp lực học tập” là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đối với nguy cơ RNCX ở học sinh THCS. Đi u này cho thấy trong bối cảnh cụ thể của văn hóa Việt Nam, áp lực và quá tải v chương trình học tập là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lớn đến vấn đ RNCX của học sinh THCS.

Bên cạnh đó, các vấn đ khó khăn học đường có tương quan thuận chặt chẽ với RNCX trên cả bốn mặt cụ thể: cơ thể (r = .426, p < .01), cảm xúc (r = .524, p <

.01), nhận thức (r = .547, p < .01) và hành vi (r = .578, p < .01).

+ Yếu tố bạo lực học đường có tương quan chặt chẽ với RNCX chung (r = .35, p < .01) và các RNCX biểu hiện ở các mặt v nhận thức (r= .344, p < .01), cảm xúc (r= .157, p < .05), hành vi (r= .245, p < .01). Những tình huống tác động tiêu cực bởi bạn bè và bạo lực học đường gây ra RNCX có thể gặp phải ở trẻ là : “bị cô lập, không có bạn”; “bị bạn bắt nạt” ; “bị bạn bàn tán, nói xấu sau lưng”; “bị bạn tung tin đồn không đúng”; bị bạn đe dọa” hay bị bạn đánh”.

Chia sẻ của một thành viên lớp học kỹ năng sống v tình huống bị bắt nạt học đường mà bạn đã từng gặp phải: “Trong lớp các bạn thường xuyên trêu em là

“bị pê đê”. Các bạn con gái thường xúm vào chòng ghẹo em, bọn con trai có lúc còn xúm vào sờ mó cơ thể em khiến em cảm thấy rất xấu hổ, có những đợt em không muốn đến lớp”.

+ Đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của các mối quan hệ trong trường học, áp lực học tập là yếu tố được chỉ ra học sinh gặp vấn đ lớn nhất trong trường học.

Các yếu tố thể hiện áp lực học tập mà học sinh gặp phải như : “kết quả học tập không như mong đợi”, “chương trình học khó so với khả năng của bản thân”,

“không hứng thú với việc học”, “không xác định được mục tiêu học tập”, “khó khăn khi sắp xếp kế hoạch bản thân trong học tập, vui chơi” hay việc “phải đi học quá nhiều hoặc quá nhiều bài tập phải hoàn thành”… có tương quan chặt chẽ với RNCX chung (r= .309, p < .01) và các RNCX biểu hiện ở mặt nhận thức (r = .253, p < .01). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả được chỉ ra trong nghiên cứu của Nguy n Thị Minh Hằng, 2014: “khó khăn trong học tập và áp lực học tập là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến RNCX ở học sinh”.

102

Đặc điểm này được làm rõ hơn qua các ý kiến phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với các học sinh tham gia nghiên cứu tại hai vùng Hà Nội và Bắc Kạn:

“Chương trình học hiện nay rất nhiều. Nhiều khi em về nhà làm các bài tập mà mãi vẫn chưa hết khiến em cảm thấy rất mệt mỏi. Nhà trường cần giảm bớt việc học cho học sinh”. (Ý kiến của học sinh Hà Nội, mã phiếu 02). Bên cạnh đó, thảo luận nhóm với học sinh Bắc Kạn v nguyên nhân dẫn đến nguy cơ RNCX chung và các biểu hiện rối nhi u, nhi u em cho biết: “Áp lực học tập rất lớn - chương trình học khó so với bản thân”. 8/11 em được hỏi đ u cảm thấy áp lực và sợ hãi khi thầy cô giao quá nhi u bài tập v nhà, có rất nhi u môn học khó như môn tiếng anh, môn toán, môn vật lý.

+ Yếu tố gặp vấn đề với giáo viên có tương quan thuận chi u với RNCX chung và RNCX biểu hiện ở mặt hành vi.

Các yếu tố thể hiện các vấn đ với giáo viên học sinh có thể gặp phải như:

“mâu thuẫn với thầy/ cô giáo”, “cảm thấy không được các thầy cô giáo quan tâm”... cũng ảnh hưởng đến RNCX của học sinh, kết quả chỉ ra mối tương quan tuyến tính thuận chi u của tác động tiêu cực của giáo viên với RNCX chung là (r = .366, p < .01) và với rối nhi u v mặt hành vi (r = .244, p < .01).

Qua phỏng vấn sâu, học sinh cũng cho biết những cách cư xử từ phía giáo viên khiến cho các em cảm thấy lo sợ (như quát, mắng, dọa…), thậm chí là có hành vi bạo lực học đường của giáo viên với học sinh, như một thầy giáo dạy thể dục có hành vi đánh, quật một số em. Đi u này kiến các em không muốn đến trường, thường lo lắng và trở nên tự ti, ngại giao tiếp hơn.

Thông qua phỏng vấn một số giáo viên, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy có thái độ kỳ thị của một số giáo viên với các em học sinh là dân tộc thiểu số: “Nhiều học sinh ở đây, đặc biệt là học sinh dân tộc Mông rất bẩn, lười biếng, chậm chạp, nói mãi cũng không thể thay đổi được”. (Ý kiến phỏng vấn sâu cô H, giáo viên trường NK). Bên cạnh đó, qua thảo luận nhóm với học sinh ở trường TM- Bắc Kạn v mối quan hệ của các em với thầy cô giáo và bạn bè ở trường, có em cho biết như sau: “Mâu thuẫn với thầy cô giáo khi thầy cô giao quá nhiều bài tập về nhà, phương pháp giảng dạy khó hiểu, thầy cô không công bằng, thầy cô quát mắng nói nặng lời với học sinh khi các em không hoàn thành bài tập được giao”. (H- một cậu bé b ngoài tỏ ra nghịch ngợm, khi bị chế gi u em rất bực tức nhưng khi nói chuyện thì rụt rè, em nói: sợ thầy cô mắng.

103

+ Thang “vi phạm quy định trường lớp” có tương quan tuyến tính thuận chi u với RNCX chung (r = .161, p < .01) và biểu hiện cơ thể (r = 216, p < .01).

Những tác động tiêu cực được các em chỉ ra như: “phải làm bản kiểm điểm” hay

“vi phạm kỷ luật của nhà trường, của khu nội trú”.

Như vậy, có thể khẳng định các tác động tiêu cực bởi các vấn đ trường học và các vấn đ bạn bè, cụ thể là: áp lực học tập, các tác động tiêu cực của bạn bè và tình trạng bạo lực học đường, gặp vấn đ với giáo viên, tác động tiêu cực từ các quy định của trường lớp có tương quan chặt chẽ với nguy cơ RNCX cao ở trẻ. Kết quả này lại một lần nữa chứng minh những khó khăn học sinh THCS tại Việt Nam đang gặp phải trong trong trường học hiện nay và những vẫn đ này có liên quan mật thiết tới nguy cơ RNCX nói riêng và với vấn đ SKTT học đường ở các em.

4.3.2.3. Các vấn đề gia đình

Gia đình vừa là nguồn lực hỗ trợ quan trọng trong việc phòng ngừa và phát hiện, hỗ trợ học sinh RNCX, nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến những RNCX ở học sinh khi gia đình xuất hiện những vấn đ không thuận lợi. Mối liên hệ giữa hoàn cảnh gia đình không thuận lợi với tình trạng SKTT ở trẻ VTN đã được chỉ ra trong nhi u nghiên cứu trước đây (Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm T 2007, Leventhal, Adam 2011, Taylor, Peter, 2013, Nguy n Bá Đạt, 2014, Nguy n Thị Minh Hằng, 2014).

Ở nghiên cứu này, các vấn đ liên quan tới gia đình được tìm hiểu bao gồm các tình huống liên quan tới những khó khăn do phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với trẻ chưa phù hợp, cụ thể là: “cha mẹ không lắng nghe”, “cha mẹ ít dành thời gian tâm sự và chia sẻ hàng ngày”, “cha mẹ đánh mắng con cái”, “cha mẹ không ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của trẻ”, “cha mẹ không tin tưởng”, “cha mẹ không tôn trọng trẻ”, “cha mẹ đối xử không công bằng” và những vấn đ do khó khăn khách quan từ phía gia đình mang lại cho trẻ: “gặp khó khăn trong quan hệ ứng xử với anh chị em trong gia đình”, “gia đình gặp chuyện không may mắn (người thân ốm, mất, gia đình gặp khó khăn về tài chính…), “Bố mẹ cãi cọ/ đánh chửi nhau”,

Bảng kết quả dưới đây cho thấy học sinh THCS gặp phải tất cả các loại khó khăn được nêu ra trên đây từ phía gia đình. Tuy nhiên, các em gặp phải mức độ thường xuyên nhất ở tình huống: “Cha mẹ ít dành thời gian tâm sự và chia sẻ với

104

em hàng ngày” (M = 1.0, SD = 1.03), tiếp đó là các khó khăn như: “Gia đình gặp chuyện không may mắn (người thân ốm, mất, gia đình gặp khó khăn về tài chính…)” (M = .96, SD = .84), “Cha mẹ đánh mắng con cái” (M = .96, SD = .86)

Bảng 4.16: Các khó khăn từ gia đình

Yếu tố (N= 1085) M SD

Cha mẹ không lắng nghe em .82 .92

Em gặp khó khăn trong quan hệ ứng xử với

anh chị em trong gia đình .84 .91

Gia đình gặp chuyện không may mắn (người thân ốm, mất, gia đình gặp khó khăn v tài chính…)

.96 .84

Cha mẹ ít dành thời gian tâm sự và chia sẻ

với em hàng ngày 1.00 1.03

Bố mẹ cãi cọ/ đánh chửi nhau .71 .78

Cha mẹ đánh mắng con cái .96 .86

Cha mẹ không ghi nhận sự nỗ lực của em .67 .93

Cha mẹ không tin tưởng em .66 .91

Cha mẹ không tôn trọng em .42 .78

Cha mẹ đối xử không công bằng với em .58 .89

Cuộc sống hiện đại với muôn vàn áp lực ngày nay khiến nhi u cha mẹ bận rộn và không còn nhi u thời gian dành cho con cái. Khoảng cách giữa con cái và cha mẹ ngày càng xa, đặc biệt là khi các em đã bước vào độ tuổi dậy thì với rất nhi u thay đổi v tâm, sinh lý. Bên cạnh đó, việc cha mẹ không có phương pháp giáo dục phù hợp với các em, nhi u cha mẹ còn dùng roi vọt như một trong những phương pháp chính để dạy bảo trẻ, những đi u không may mắn xảy đến trong gia đình... đ u có thể liên quan tới vấn đ sức khỏe tâm thần của trẻ (Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm T (2007), Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss, Nguy n Cao Minh (2013), Nguy n Bá Đạt (2014), Nguy n Thị Anh Thư (2017).

Trong nghiên cứu này, khi tìm hiểu mối tương quan giữa nguồn lực trợ gi p từ phía gia đình, kết quả cũng đã chỉ ra những học sinh có sự hỗ trợ của gia đình (như bố mẹ quan tâm, dành nhi u thời gian cho con cái, con cái thường tìm đến bố

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)