Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý cá nhân

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 103 - 107)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHI N CỨU THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG

4.2. So sánh nguy cơ rối nhi u cảm x c và các biến nhân khẩu

4.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý cá nhân

Nhi u nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân như: tự đánh giá giá trị bản thân, đặc điểm nhân cách có mối quan hệ với RNCX. Vậy các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân này được thể hiện trên nhóm khách thể là 1085 học sinh THCS tại Hà Nội và Bắc Kạn ra sao?

4.3.1.1. Tự đánh giá giá trị bản thân

Tự đánh giá v giá trị bản thân là một trong những đặc điểm nhân cách có liên quan đến RNCX (Lane, Jones & Stevens, 2002; Đinh Thị Hồng Vân, 2013).

Những trẻ tự đánh giá cao v bản thân thường có xu hướng sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đ (như tìm kiếm chỗ dựa xã hội để lý giải, lập kế hoạch và gia tăng nỗ lực), trong khi đó những trẻ có tự đánh giá thấp giá trị bản thân thường sử dụng những cách ứng phó kém thích nghi như các hành vi lảng tránh và tự đổ lỗi.

Việc trẻ đánh giá cao giá trị bản thân có giá trị tích cực trong quá trình gi p trẻ ứng phó với cảm x c tiêu cực (Đinh Thị Hồng Vân, 2014).

Vậy việc học sinh tự đánh giá giá trị bản thân tích cực hay tiêu cực liệu có liên quan tới nguy cơ rối nhi u cảm x c ở các em?

Số liệu cho thấy ĐTB tự đánh giá giá trị bản thân tích cực của học sinh là M = 9.67, SD = 2.37 và ĐTB tự đánh giá giá trị bản thân tiêu cực là M = 6.89, SD = 2.29.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy tự đánh giá giá trị bản thân của học sinh có liên quan chặt chẽ với nguy cơ RNCX nói chung và RNCX trên tất cả các mặt biểu hiện v mặt cơ thể, cảm x c, nhận thức, hành vi.

Bảng 4.11: Tương quan tự đánh giá giá trị bản thân và RNCX Yếu tố

Tự đánh giá bản thân

tiêu cực

Tự đánh giá bản thân

tích cực Điểm RNCX chung .339** -.200**

Biểu hiện cơ thể .161** -.057 Biểu hiện cảm xúc .307** -.218**

Biểu hiện nhận thức .297** -.182**

Biểu hiện hành vi .297** -.209**

Chú thích: *p< .05, ** p < .01

94

Trong đó, tự đánh giá giá trị bản thân tiêu cực, với các yếu tố được thể hiện như: “nghĩ mình không có ưu điểm nào cả”, “cảm thấy không có nhiều ưu điểm để tự hào”, “cảm thấy mình là người vô dụng”, “cho rằng mình là người thất bại trong mọi chuyện” có tương quan chặt chẽ với RNCX chung (r = .339, p < .01), tương quan chặt chẽ nhất với biểu hiện rối nhi u v cảm x c (r = .307, p < .01), nhận thức (r

= .297, p < .01), hành vi (r = .297, p < .01) và cơ thể (r = .172, p < .01). Tất cả các mối quan hệ này đ u có đ u có tương quan thuận đồng nghĩa với việc tự đánh giá giá trị bản thân tiêu cực sẽ tăng nguy cơ RNCX ở học sinh THCS và có thể ngược lại.

Ngược lại, tự đánh giá giá trị bản thân tích cực, với các yếu tố được học sinh lựa chọn: “hài lòng với bản thân mình”, “nghĩ mình có một số phẩm chất tốt”,

“có thể học tốt như những người khác”, “cảm thấy mình là một người có giá trị”, hay “có thái độ tích cực đối với bản thân mình” tương quan chặt chẽ nhất với RNCX biểu hiện ở mặt cảm x c (r = -.218, p < .01), tiếp đó là mặt hành vi (r = - .209, p < .01),nhận thức (r = -.182, p < .01) và không tương quan có ý nghĩa với nguy cơ RNCX ở cơ thể (r = -.057). Tất cả các tương quan này đ u là tương quan nghịch, có nghĩa là càng đánh giá tích cực v bản thân thì càng ít có nguy cơ mắc RNCX và có thể ngược lại..

Nghiên cứu của Đinh Thị Hồng Vân (2014) chỉ ra có sự tương quan thuận giữa “tự đánh giá v giá trị bản thân” với cách ứng phó “giải quyết vấn đ ” và “suy nghĩ tích cực”. Những nghiên cứu khác ở nước ngoài trước đây cũng chỉ ra những trẻ đánh giá cao v giá trị bản thân cũng thường ứng phó với cảm x c tiêu cực bằng cách giải quyết vấn đ hơn những trẻ đánh giá thấp giá trị bản thân (Chan, 1977; Colletta, Hadler và Gregg, 1981; Moos, 1990; theo Chapmam và Mullis, 1999). Những học sinh có cách ứng phó tích cực khi gặp vấn đ khó khăn sẽ cân bằng được cảm x c và kiểm soát tốt hành vi. Do đó, các em cũng ít nguy cơ với RNCX hơn.

Như vậy, tự đánh giá giá trị bản thân là một yếu tố có liên quan chặt chẽ với RNCX. Kết quả này cũng tương đồng với kết luận được Chapman và Mullis (1999), Đinh Thị Hồng Vân (2013) đã đưa ra. Kết quả nghiên cứu đã một lần nữa khẳng định tính tích cực của việc đánh giá cao giá trị bản thân trong việc giảm nguy cơ RNCX. Do vậy, đây cũng là một yếu tố được ch ng tôi cân nhắc đưa vào trong chương trình giáo dục kỹ năng sống nhằm phòng ngừa và can thiệp những học sinh có nguy cơ RNCX cao.

95 4.3.1.2. Đặc điểm nhân cách

Nhân cách là một thuộc tính của mỗi cá nhân. Một số nghiên cứu đã chỉ ra RNCX có thể xuất hiện ở bất kỳ một loại hình nhân cách nào. Tuy nhiên, nhi u nghiên cứu cho thấy RNCX hay gặp ở những người có đặc điểm nhân cách như lo âu, tránh né, phụ thuộc, ám ảnh và kịch tính, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy các nét nhân cách như nhi u tâm/ kiểu thần kinh không ổn định, hướng nội, sự phụ thuộc, tự chỉ trích bản thân hoặc quá cầu toàn là những yếu tố có liên quan đến RNCX dạng trầm cảm (Goodwin & Gotlib, 2004, dẫn theo Lê Thị Thanh Thủy, 2015).

Nghiên cứu v trầm cảm ở phụ nữ sau sinh của Lê Thị Thanh Thủy chỉ ra nhóm những phụ nữ có đặc điểm nhân cách không ổn định thường có nguy cơ trầm cảm cao nhất, dù đó là người hướng nội hay hướng ngoại (Lê Thị Thanh Thủy, 2015). Tuy nhiên, đây là kết quả nghiên cứu trên nhóm đối tượng là phụ nữ sau sinh. Vậy với học sinh THCS đang trong độ tuổi VTN, đặc điểm nhân cách hướng nội - hướng ngoại và kiểu thần kinh ổn định - không ổn định có ảnh hưởng đến nguy cơ RNCX ở các em ra sao?

Số liệu cho thấy ĐTB tính hướng nội - hướng ngoại của nhân cách ở học sinh là M = 26.33, SD = 3.4 (với xu hướng điểm càng cao càng hướng ngoại) và ĐTB tính ổn định - không ổn định của nhân cách là M = 33.25, SD = 4.19 (với xu hướng điểm càng cao càng ổn định).

Mối tương quan giữa RNCX với mặt hướng nội - hướng ngoại và ổn định - không ổn định của nhân cách ở học sinh THCS được thể hiện trong bảng kết quả nghiên cứu sau đây:

Bảng 4.12: Tương quan giữa đặc điểm nhân cách và RNCX Các yếu tố Hướng nội - Hướng

ngoại

Ổn định - Không ổn định

Điểm RNCX chung -.209** -.548**

Biểu hiện cơ thể -.171** -.352**

Biểu hiện cảm xúc -.190** -.560**

Biểu hiện nhận thức -.182** -.462**

Biểu hiện hành vi -.166** -.462**

Chú thích: *p< .05, ** p < .01

96

Có thể thấy, các đặc điểm nhân cách hướng nội - hướng ngoại và ổn định- không ổn định có tương quan chặt chẽ với nguy cơ RNCX ở nhóm học sinh THCS được nghiên cứu và tương quan này là tương quan nghịch (r = -.209**, p < .01, và r = -.548**, p < .01). Đi u đó có nghĩa là những học sinh có điểm hướng ngoại càng cao thì càng ít nguy cơ gặp phải RNCX. Tương tự như vậy, những học sinh có đặc điểm nhân cách càng ổn định cũng sẽ là yếu tố phòng vệ đối với RNCX.

Ngược lại, những học sinh càng có đặc điểm nhân cách hướng nội và không ổn định càng gặp phải nguy cơ cao với RNCX. Như vậy, kết quả này trùng hợp với kết quả của nhi u nghiên cứu v mối liên quan giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đ v sức khỏe tâm thần trước đó.

Đặc điểm nhân cách không chỉ tương quan với điểm nguy cơ RNCX chung.

Trong nghiên cứu này, đặc điểm nhân cách hướng ngoại còn tương quan nghịch trực tiếp và chặt chẽ với RNCX thể hiện ở bốn nhóm biểu hiện v cơ thể (r = - .171**, p < .01), nhận thức (r = -.182**, p < .01), cảm x c (r = -.190**, p < .01và hành vi (r = -.166**, p < .01). Cũng như vậy, đặc điểm nhân cách ổn định tương quan nghịch trực tiếp và chặt chẽ với RNCX thể hiện ở bốn nhóm biểu hiện v cơ thể (r = -.352**, p < .01), nhận thức (r = -.462**, p < .01), cảm x c (r = -.560**, p

< .01) và hành vi (r = -.462**, p < .01). Đi u này có nghĩa rằng những học sinh càng có xu hướng đặc điểm nhân cách “hướng nội” và “không ổn định” không chỉ có nguy cơ cao với RNCX nói chung mà sẽ gặp phải RNCX trên tất cả các mặt biểu hiện v mặt cơ thể, nhận thức, cảm x c và hành vi.

Như vậy, đặc điểm nhân cách là một yếu tố có tương quan chặt chẽ tới nguy cơ RNCX ở trẻ VTN. Tuy nhiên, do đặc điểm nhân cách là yếu tố không d tác động để thay đổi. Do vậy, ch ng tôi chưa lựa chọn yếu tố này để can thiệp trong chương trình thử nghiệm tác động phòng ngừa, can thiệp RNCX.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu tương quan nói trên cho thấy nguy cơ RNCX và rối nhi u biểu hiện trên các mặt sẽ xuất hiện nhi u ở những học sinh có đặc điểm đánh giá thấp v giá trị bản thân, đặc điểm nhân cách hướng nội và đặc điểm nhân cách không ổn định.

Kết quả nêu trên gợi mở những yếu tố có thể tác động nhằm can thiệp hoặc gi p phòng ngừa nguy cơ RNCX ở học sinh THCS. Trong chương trình thực

97

nghiệm tác động của nghiên cứu này, ch ng tôi nhận định các yếu tố thuộc v đặc điểm nhân cách cá nhân là những yếu tố không d dàng tác động thông qua một chương trình thực nghiệm dưới hình thức giáo dục kỹ năng sống. Tuy nhiên, yếu tố đánh giá giá trị bản thân là yếu tố có thể tác động, can thiệp gi p trẻ VTN thay đổi thông qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm can thiệp và phòng ngừa, can thiệp với các học sinh đang gặp phải nguy cơ RNCX nguy cơ cao.

Kết quả tương quan giữa RNCX và các mặt biểu hiện với các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân nêu trên cho phép ch ng tôi đưa các yếu tố này vào mô hình phân tích hồi quy nhằm chỉ ra mức độ dự báo của các biến độc lập đối với RNCX.

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)