Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 62 - 66)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU

3.2. Tổ chức nghiên cứu

Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2013, việc tổ chức nghiên cứu được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu:

- Nghiên cứu lý luận và chuẩn bị phương pháp, công cụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu thực ti n.

- Nghiên cứu đ xuất chương trình phòng ngừa RNCX cho học sinh THCS và triển khai thực nghiệm một số hoạt động.

3.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

Giai đoạn nghiên cứu lý luận được thực hiện suốt quá trình giải quyết những vấn đ của luận án, nhưng tập trung tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2013 đến tháng 9/2015.

- Mục đích

Hệ thống hóa một số vấn đ phương pháp luận trong nghiên cứu RNCX, xây dựng cơ sở lý luận cho toàn bộ quá trình nghiên cứu. Từ khung lý luận, xác lập quan điểm của luận án trong việc nghiên cứu RNCX ở học sinh THCS.

Nội dung nghiên cứu lý luận

 Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước v RNCX ở học sinh THCS, từ đó xác định những vấn đ còn là khoảng trống trong các công trình này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

53

 Xác định quan điểm tiếp cận nghiên cứu RNCX ở học sinh THCS.

 Hệ thống hóa một số vấn đ lý luận cơ bản v RNCX, RNCX ở học sinh THCS, các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ RNCX ở học sinh THCS, các chương trình phòng ngừa RNCX cho học sinh THCS đã có.

 Từ khung lý luận, xác lập quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu thực trạng biểu hiện nguy cơ RNCX ở học sinh THCS, các yếu tố ảnh hưởng và phác thảo ý tưởng đ xuất các biện pháp phòng ngừa, can thiệp.

- Phương pháp tiến hành

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản, dịch tài liệu bàn v những vấn đ liên quan tới RNCX ở trẻ VTN. Bên cạnh đó, ch ng tôi cũng xin ý kiến của chuyên gia v các vấn đ lý luận.

3.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Giai đoạn này được thực hiện từ tháng 10/2015 đến tháng 12/2016, trải qua các giai đoạn: lựa chọn và thiết kế công cụ nghiên cứu; khảo sát thử và hoàn thiện các công cụ nghiên cứu; khảo sát chính thức và phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm; xử lý và phân tích kết quả khảo sát, nghiên cứu trường hợp; xử lý và phân tích kết quả khảo sát.

- Mục đích

Khảo sát thực trạng nguy cơ RNCX, biểu hiện RNCX ở học sinh THCS theo 4 nhóm dấu hiệu v cơ thể, cảm xúc, nhận thức, hành vi. Tìm hiểu và kiểm chứng ảnh hưởng của nhóm các yếu tố: (1) Đặc điểm tâm lý cá nhân, bao gồm: ảnh hưởng của tự đánh giá v giá trị bản thân; đặc điểm nhân cách và (2) Đặc điểm tâm lý xã hội, bao gồm: ảnh hưởng của chỗ dựa xã hội; các vấn đ học đường; các vấn đ gia đình đến nguy cơ RNCX ở học sinh THCS.

Từ việc xác định và kiểm chứng các yếu tố ảnh hưởng, luận án đ xuất chương trình phòng ngừa, can thiệp nguy cơ RNCX và thử nghiệm một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ RNCX cho học sinh THCS.

- Nội dung nghiên cứu

+ Thực trạng nguy cơ RNCX ở học sinh THCS, so sánh thực trạng theo các tiêu chí: địa bàn, giới tính, khối lớp.

+ Các biểu hiện nguy cơ RNCX ở học sinh THCS theo các nhóm: cơ thể, cảm x c, nhận thức, hành vi.

54

+ Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý xã hội đến nguy cơ RNCX ở học sinh THCS.

+ Đánh giá của khách thể nghiên cứu v sự cần thiết của chương trình phòng ngừa RNCX, những ý kiến đ xuất phục vụ cho việc xây dựng chương trình phòng ngừa và đ xuất chương trình phòng ngừa RNCX.

+ Thử nghiệm một số hoạt động phòng ngừa và can thiệp RNCX ở 13 em thuộc nhóm có nguy cơ RNCX cao, đánh giá v hiệu quả của các hoạt động thử nghiệm này.

+ Xây dựng hồ sơ tâm lý một trẻ gặp vấn đ RNCX điển hình để tiến hành nghiên cứu trường hợp.

+ Phân tích kết quả đi u tra - Phương pháp tiến hành

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau để thực hiện các nội dung ở giai đoạn này: Phương pháp đi u tra bằng bẳng hỏi, phương pháp trắc nghiệm tâm lý, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp chuyên gia, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phương pháp nghiên cứu trường hợp.

- Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này đi u tra trên 1085 học sinh đang theo học tại 03 trường THCS thuộc thành phố Hà Nội và 03 trường THCS tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.

Cách thức tiếp cận với khách thể của đ tài được thực hiện như sau:

Tại Hà Nội, ch ng tôi liên hệ với Phòng Giáo dục - Đào tạo, Ban Giám hiệu của các trường để có được sự đồng ý của Nhà trường, xin phép giáo viên chủ nhiệm và đại diện Hội cha mẹ học sinh các lớp có học sinh được lựa chọn nghiên và mời 200 học sinh/trường tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

Tại Bắc Kạn, ch ng tôi nhận được sự hỗ trợ, tạo đi u kiện để triển khai nghiên cứu bởi Tổ chức Child Fund tại Việt Nam, văn phòng dự án của tổ chức Child Fund tại Bắc Kạn. Thông qua sự giới thiệu của tổ chức Child Fund tại Bắc Kạn, ch ng tôi đã nhận được sự ủng hộ, tạo đi u kiện của phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Ngân Sơn để lựa chọn 03 trường tham gia vào nghiên cứu. Do vậy, tại Bắc Kạn, nghiên cứu đã được triển khai với các học sinh dân tộc thiểu số tại 03 trường THCS thuộc huyện Ngân Sơn là: LN, NK và TM. Trước khi tiến hành mời các em học sinh từng trường chính thức tham gia vào nghiên cứu, ch ng tôi đã trao đổi để

55

có được sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm lớp, đại diện cha mẹ học sinh để có được sự đồng ý cho phép học sinh tham gia vào nghiên cứu này.

Các học sinh được lựa chọn bao gồm cả các học sinh đầu cấp học (lớp 6, 7) và các học sinh lớp cuối cấp (lớp 8, 9).

Bảng 3.1: Đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu

STT Đặc điểm (N=1085) Giá trị Số lƣợng (%) hoặc

Mean±SD

1 Tuổi 12.4 ± 1,2

2 Giới tính Nam 586 (54.0%)

Nữ 499 (46.0%)

3 Khối lớp 6 286 (26.3%)

7 328 (30.6%)

8 277 (25.4%)

9 194 (17.8%)

4 Địa bàn Hà Nội 676 (62.3%)

Bắc Kạn 409 (37.7%)

3.2.3. Giai đoạn đề xuất biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm phòng ngừa, can thiệp nguy cơ rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở và thử nghiệm một số hoạt động phòng ngừa, can thiệp

- Mục đích nghiên cứu

Mục đích của giai đoạn này nghiên cứu, đ xuất các biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm phòng ngừa, can thiệp RNCX ở học sinh THCS và thử nghiệm một vài hoạt động của biện pháp này đối với nhóm học sinh có nguy cơ RNCX.

- Nội dung nghiên cứu

+ Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, đ xuất các biện pháp phòng ngừa RNCX ở học sinh THCS.

+ Tổ chức thử nghiệm một số hoạt động trong chương trình phòng ngừa đối với nhóm học sinh có nguy cơ RNCX

- Phương pháp tiến hành

Để triển khai các nội dung nghiên cứu trong giai đoạn này, các phương pháp sau đã được sử dụng: phương pháp nghiên cứu tài liệu, xin ý kiến chuyên gia, phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp, thử nghiệm tác động.

56 3.2.4. Giai đoạn hoàn thiện luận án

Dựa vào những dữ liệu thu được từ giai đoạn khảo sát thực ti n, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu, công bố một phần kết quả nghiên cứu của luận án trên tạp chí, hội thảo chuyên ngành, sau đó hoàn thiện luận án. Giai đoạn này di n ra từ tháng 3 năm 2017.

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)