Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở liên quan đến rối nhiễu cảm xúc

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 46 - 50)

2.2. Lý luận v học sinh trung học cơ sở

2.2.2. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học cơ sở liên quan đến rối nhiễu cảm xúc

2.2.2.1. Những thay đổi về thể chất

Một trong những đặc điểm phát triển thể chất nổi bật của lứa tuổi này là sự mất cân bằng giữa hệ tim và mạch. Tim đập nhanh hơn làm cho các mạch máu không đáp ứng được có thể gây ra sự thiếu máu trong từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi còn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch. Do đó, trẻ VTN có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc giảm, d bị kích động, d nổi nóng… Đồng thời, tuyến nội tiết ở trẻ VTN hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến sinh dục và tuyến giáp) gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương, d gây ra những cơn x c động mạnh, những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi xung động. Ở lứa tuổi VTN, quá trình hưng phấn của vỏ não mạnh, chiếm ưu thế và các quá trình ức chế có đi u kiện bị suy giảm. Trong khi đó, khí chất có cơ sở sinh lý là các kiểu hoạt động thần kinh, là thuộc tính tâm lý phức

37

hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tiến độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ của cá nhân. Do vậy, nhi u trường hợp các em thuộc khí chất nóng nảy đã không làm chủ được bản thân, không ki m chế được x c động mạnh, d bị lôi kéo, kích động, d nổi nóng, gây gổ. Trên thực tế, khả năng kiểm soát cảm x c thấp trên n n của trạng thái thần kinh - cảm x c không cân bằng là một trong những nguyên nhân gây nên các hành vi lệch chuẩn ở tuổi VTN. Có không ít trường hợp do xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ, nhưng không ki m chế được sự nóng giận quá khích mà các em đã hành động sai lầm, thậm chí là thực hiện các hành vi phạm tội (Nguy n Kế Hào, 2005; Dương Thị Diệu Hoa, 2008; Trương Thị Khánh Hà, 2013).

2.2.2.2. Nhu cầu khám phá cái mới

Tìm hiểu, khám phá cái mới là một nhu cầu cơ bản của các em ở lứa tuổi này. Đặc biệt, trong bối cảnh các phương tiện thông tin đại ch ng phát triển mạnh mẽ và hiện đại như ngày nay thì nhu cầu hiểu biết của các em càng được mở rộng.

Khi khám phá cuộc sống, các em có thể tiếp cận cả những cái thiếu lành mạnh, trái với các chuẩn mực xã hội. Nhi u khi, chính nhu cầu khám phá cái mới lại là cái bẫy đối với trẻ VTN bởi các em có thể vô tình rơi vào những tình huống hay hoàn cảnh tự mình không thể giải quyết được, không làm chủ được bản thân. Từ đó, ở các em nảy sinh tâm lý hoang mang, lo sợ, thu mình, né tránh và thậm chí là trầm cảm, rối loạn tâm thần (Nguy n Thị Minh Hằng, 2014).

2.2.2.3. Nhu cầu độc lập và các mối quan hệ giao tiếp

Trẻ VTN có nhu cầu cao v sự độc lập và chính nhu cầu này nhi u khi là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn với người lớn, đặc biệt là cha mẹ (Nguy n Thị Minh Hằng, 2014).Nhu cầu độc lập của trẻ VTN thể hiện trên nhi u mặt khác nhau: trong hoạt động học tập, trong giao tiếp với bạn bè và người lớn ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội, trong ăn mặc, trong quan hệ bạn bè... Ở độ tuổi này, VTN thường có mong muốn thể hiện một sự khác biệt với người khác, như một cách để thể hiện và khẳng định “cái tôi”. Tuy nhiên, nhi u khi cha mẹ, thầy cô giáo không d dàng hiểu và chấp nhận đi u này, khiến d gây ra những cảm x c tiêu cực trong mối quan hệ giữa VTN với cha mẹ và thầy cô. Vì vậy, nhi u người gán cho VTN những cái tên như giai đoạn “bất trị”, “nổi loạn”. Giao tiếp trở thành một trong những hoạt động chủ đạo của VTN trong giai đoạn này, đặc biệt là nhu cầu giao tiếp với bạn bè, đôi

38

khi lấn át cả hoạt động học tập. Đi u này đôi khi là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, xung đột giữa VTN và cha mẹ, nhất là khi cha mẹ đặt ra nhi u kỳ vọng vào thành tích học tập của trẻ (Dương Thị Diệu Hoa, 2008; Trương Thị Khánh Hà, 2014).

2.2.2.4. Những vấn đề cảm xúc của vị thành niên

Đời sống cảm x c của lứa tuổi này được các nhà tâm lý học mô tả bằng những từ ngữ như sự mất cân bằng, cảm x c không b n vững, tâm trạng thất thường... Những đặc điểm này khiến đời sống cảm x c của thanh thiếu niên rất đa dạng nhưng đầy khó khăn, phức tạp. Đặc biệt, khi những đặc điểm này kết hợp với một số yếu tố bất lợi như sự giáo dục không đ ng của gia đình và nhà trường, khó khăn trong mối quan hệ với những người xung quanh hay các đặc điểm sinh lý và nhân cách không thuận lợi có thể trở thành rối nhi u cảm x c.

Cảm xúc trong mối quan hệ với người lớn

Ở lứa tuổi VTN, các em cảm thấy mình “đã lớn” và học theo cách ứng xử của người lớn, đồng thời đòi hỏi người lớn cũng ứng xử với bản thân như với người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ, thầy cô vẫn thường không cư xử với các em như với một người lớn thực sự. Đi u đó tạo ra mâu thuẫn lớn trong mối tương tác giữa người lớn (mà thường là cha mẹ) với trẻ VTN và là một nguyên nhân cơ bản làm này sinh những rối nhi u tâm lý (cả cảm x c và hành vi). VTN có xu hướng muốn “tách mình” ra khỏi cha mẹ, song nếu cha mẹ tỏ ra không kiểm soát, không quan tâm, để các em hoàn toàn tự do thì các em lại d có cảm giác không được yêu thương, và thường dẫn đến những cảm x c tiêu cực như: buồn bã, tủi thân, giận dỗi... (Nguy n Kế Hào, 2005; Nguy n Thị Minh Hằng, 2014).

Cảm xúc trong mối quan hệ với bạn bè

Tuổi VTN có nhu cầu giao tiếp rất mạnh mẽ với bạn cùng tuổi. Các em có xu hướng liên kết lại với nhau trong các nhóm không chính thức. Chuẩn mực của các nhóm này ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành vi, cách ứng xử và cảm x c của mỗi thành viên trong nhóm. Thế nhưng, với những em không tìm cho mình một chỗ đứng trong một nhóm không chính thức nào đó sẽ thường có cảm giác bị cô lập, thậm chí là bị tẩy chay, bị ghét bỏ. Cảm giác này gây ra áp lực rất lớn đối với các em, làm cho các em cảm thấy mình vô giá trị, kém cỏi và không cần cho ai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các em rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, thậm chí là có hành vi tự tử (Trương Thị Khánh Hà, 2014; Nguy n Thị Minh Hằng, 2014).

39

Các vấn đ cảm x c liên quan đến hoạt động học tập

Hoạt động học tập rất quan trọng đối với lứa tuổi VTN. Kết quả học tập có ý nghĩa rất lớn đối với lòng tự tôn, sự đánh giá bản thân và hình ảnh bản thân của trẻ.

(Dương Diệu Hoa, 2008). Kết quả học tập tốt sẽ gi p các em sẽ đánh giá cao bản thân, cảm thấy bản thân có giá trị; ngược lại, nếu kết quả học tập không được như mong muốn, các em cảm thấy bản thân kém cỏi, vô giá trị. Các em trở nên tự ti, mặc cảm và thu mình, xa lánh bạn bè vì xấu hổ.

Ngoài áp lực tự thân v áp lực của kết quả học tập, các em học sinh ngày nay còn chịu áp lực v thành tích học tập từ phía cha mẹ và nhà trường, thầy/cô giáo.

Việc trẻ ngày càng bị ép học nhi u hơn, cao hơn, giỏi hơn, đạt nhi u thành tích trong các kỳ cuộc thi cử đang ngày càng phổ biến, vô tình làm mất đi động cơ học tập tự thân của các em, làm cho các em không còn tìm thấy ni m vui trong học tập.

Nhi u em chỉ còn biết cố gắng học thật nhi u, học giỏi để đáp ứng sự mong đợi của gia đình và nhà trường. Tình trạng này là nguyên nhân gây ra trạng thái stress, lo âu, dần dần sẽ tích tụ thành rối loạn lo âu, trầm cảm. Đi u này đã được chỉ ra trên nhi u phương tiện truy n thông và trong nhi u nghiên cứu gần đây (Đỗ Thị Lệ Hằng 2013, Nguy n Thị Minh Hằng, 2014).

2.2.2.5. Những đặc điểm tâm lý cá nhân không thuận lợi

Một khó khăn nữa của trẻ VTN thuộc mặt đặc điểm tâm lý cá nhân của các em. Không ít trẻ có bản tính hướng nội, nh t nhát, tự ti, ngại giao tiếp, mặc cảm v hình thức bên ngoài, quá nhạy cảm với sự phê bình hay nhận xét từ những người xung quanh, d bị tổn thương, tư duy theo hướng quy gán v bản thân, hệ thần kinh yếu (ức chế mạnh, hưng phấn mạnh và không cân bằng)... Những đặc điểm này của trẻ VTN là những yếu tố thuận lợi để cho các tác nhân bên ngoài tác động vào và gây ra stress, lo âu, trầm cảm, khủng hoảng (Đinh Thị Hồng Vân, 2014; Trương Thị Khánh Hà, 2014).

Tóm lại, học sinh THCS là các em đang ở giai đoạn đầu lứa tuổi VTN. Đây là giai đoạn có nhi u biến đổi mạnh mẽ trên cả ba mặt sinh lý, tâm lý và xã hội.

Đi u này đã tạo nên những đặc trưng riêng của lứa tuổi này, đồng thời đây cũng là giai đoạn khiến các em d gặp vấn đ RNCX hơn các lứa tuổi khác.

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)