Chương 4. KẾT QUẢ NGHI N CỨU THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG
4.4. Thử nghiệm một số hoạt động phòng ngừa, can thiệp nguy cơ rối nhi u cảm x c cho học sinh trung học cơ sở
4.4.2. Kế hoạch triển khai các hoạt động phòng ngừa, can thiệp và đánh giá kết quả thu được
4.4.2.1. Hoạt động nói chuyện chuyên đề phòng ngừa rối nhiễu cảm xúc - Mô tả hoạt động
Ba cuộc nói chuyện đã được thực hiện với toàn thể học sinh, giáo viên, đại diện phụ huynh học sinh và những người đang làm công việc liên quan tới bảo vệ trẻ em trong cộng đồng thuộc 03 trường THCS đã tham gia nghiên cứu tại huyện Ngân Sơn với thời lượng 120 phút/ buổi/ trường. Các hoạt động này đã được di n ra vào các ngày 24-25/4/2017.
Hoạt động này được thực hiện chính bởi PGS.TS Văn Thị Kim C c. Nhóm hỗ trợ gồm: NCS. Nguy n Thị Ánh Nguyệt và một số giảng viên, sinh viên khoa CTXH - Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, cán bộ tổ chức Child Fund tại Việt Nam.
120 - Mục đích của chương trình
Gi p cho học sinh, giáo viên, phụ huynh và những người đang làm công tác bảo vệ trẻ em tại cộng đồng có được các kiến thức đ ng đắn v vấn đ RNCX và được nâng cao nhận thức v tầm quan trọng của việc chăm sóc SKTT học đường
Gi p học sinh, giáo viên, phụ huynh có khả năng nhận biết dấu hiệu của nguy cơ RNCX và có kỹ năng năng phòng ngừa, can thiệp phù hợp
Các hoạt động chính trong buổi nói chuyện chuyên đ bao gồm: các trò chơi sinh hoạt cộng đồng; văn nghệ; nội dung trao đổi v RNCX: khái niệm, đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng, hậu quả, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa và giải pháp hỗ trợ, câu hỏi kiến thức trắc nghiệm hiểu biết v RNCX (kế hoạch cụ thể xem phụ lục đính kèm).
Các học sinh tham gia vào hoạt động “thể hiện và nhận biết cảm xúc”
- Kết quả thu được
03 cuộc nói chuyện chuyên đ v phòng ngừa RNCX được thực hiện tại 03 trường đã thu h t được hơn 450 học sinh, hơn 80 giáo viên, phụ huynh và cán bộ bảo vệ trẻ em tham gia.
+ Kết quả định lượng: Trước mỗi chương trình, học sinh được phát phiếu khảo sát v những hiểu biết của các em đối với vấn đ RNCX. Những phiếu khảo sát này được phát lại cho tất cả các em vào cuối buổi, trước khi kết th c chương trình nhằm tìm hiểu sự thay đổi v nhận thức của các em đối với vấn đ phát hiện và phòng ngừa nguy cơ RNCX. Tỉ lệ những câu trả lời đ ng đối với các câu hỏi tìm hiểu v SKTT được đưa ra đã tăng từ 65.2% trong phiếu đi n trước buổi trao đổi, lên đến 94% sau buổi trao đổi.
121 + Kết quả định tính:
Kết quả của các buổi trao đổi này được học sinh, giáo viên, phụ huynh và những người tham dự đánh giá rất cao.
Các học sinh cho biết những nội dung trao đổi trong buổi nói chuyện chuyên đ đã gi p các em hiểu rõ hơn v RNCX, đặc biệt là có sự hiểu biết đ có các biện pháp thư giãn, ứng phó khi gặp các cảm x c tiêu cực.
Cuối hoạt động, đại diện một số học sinh đã chia sẻ ý kiến của các em v hoạt động nói chuyện chuyên đ . Các em cho biết: “Buổi trao đổi hôm nay đã giúp em hiểu được vấn đề sức khỏe tâm thần học đường là gì và việc chăm sóc SKTT rất quan trọng. Cô Cúc đã giúp em có suy nghĩ tích cực hơn về bản thân mình. Em thấy không có việc gì khó, chỉ cần mình có ý chí để vượt lên” (học sinh lớp 8 - THCS NK - Bắc Kạn).
Bên cạnh đó, các phụ huynh học sinh tham gia buổi nói chuyện chuyên đ cũng đã chia sẻ những ý kiến của mình: “Qua buổi hoạt động ngoại khóa hôm nay, phụ huynh chúng tôi đã hiểu hơn về vấn đề sức khỏe tinh thần và các dấu hiệu để nhận biết khi con có khó khăn tâm lý. Những chương trình như thế này cần phải được tổ chức nhiều hơn” (ý kiến phỏng vấn sâu, phụ huynh tham gia buổi nói chuyện chuyên đ tại THCS TM - Bắc Kạn).
4.4.2.2. Hoạt động thử nghiệm tác động can thiệp nhóm với nhóm học sinh có nguy cơ cao
a/ Nội dung
Sau khi sàng lọc được nhóm học sinh có RNCX nguy cơ cao, đánh giá mức độ và các biểu hiện trên từng mặt cụ thể v mặt cơ thể, cảm x c, nhận thức, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng, ch ng tôi đã thảo luận để lên kế hoạch phòng ngừa và can thiệp.
Trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm tác động của một luận án nghiên cứu, ch ng tôi không thể thực hiện tất cả các nội dung được đ xuất trong mô hình can thiệp. Do vậy, ch ng tôi chỉ lựa chọn một vài nội dung can thiệp với các hoạt động tập trung tác động vào học sinh nhằm tạo ra sự thay đổi ở chính các em để giúp các em thay đổi bản thân mình, ứng phó tích cực với nguy cơ RNCX chứ chưa đặt ra mục tiêu thay đổi các yếu tố khách quan bên ngoài tác động như môi trường gia đình, nhà trường hay xã hội. Những nội dung được lựa chọn để triển khai
122
trong chương trình can thiệp thực nghiệm tác động liên quan tới các yếu tố như:
đánh giá giá trị bản thân, tăng cường khả năng tìm kiếm và thiết lập các “điểm tựa xã hội” tích cực, tăng cường khả năng nhìn nhận và kỹ năng tự giải quyết các vấn đ trong trường học, trong gia đình có liên quan tới nguy cơ RNCX đã được chỉ ra trong kết quả nghiên cứu. N n tảng lý thuyết để thiết kế chương trình được dựa trên cách tiếp cận các lý thuyết: nhận thức - hành vi (A. Beck, 1979), học tập xã hội (A.
Bandura) và lý thuyết cảm x c hợp lý (A.Ellis), liệu pháp kể chuyện/ tự thuật (narrative therapy) (M. White and D. Epston, 1990)
b/ Cách thức tiến hành
Tiến hành tổ chức hoạt động thực nghiệm tác động - can thiệp, phòng ngừa RNCX cho một nhóm gồm 26 em, trong đó có 13 học sinh được lấy ra từ nhóm 25 học sinh có số điểm RNCX ở mức nguy cơ cao đang theo học tại trường THCS LN - Bắc Kạn, đã được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu, 13 em được lấy ngẫu nhiên từ nhóm các học sinh có RNCX nguy cơ thấp học cùng lớp với các học sinh nhóm RNCX nguy cơ cao được chọn ở trên. 12 học sinh còn lại trong nhóm học sinh có nguy cơ RNCX cao không tham gia vào chương trình thử nghiệm can thiệp sẽ trở thành nhóm đối chứng.
Hoạt động can thiệp được thiết kế thông qua hình thức sinh hoạt - tham vấn nhóm, giáo dục kỹ năng sống bằng các hình thức trải nghiệm sáng tạo và nghệ thuật.
Trong quá trình thiết kế thử nghiệm chương trình can thiệp, một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo tính khách quan và đạo đức nghiên cứu là người can thiệp độc lập với nhà nghiên cứu. Do vậy, trước khi tiến hành hoạt động thử nghiệm can thiệp, người nghiên cứu (nghiên cứu sinh) đã dựa trên kết quả các yếu tố ảnh hưởng được chỉ ra, cùng với các chuyên gia tâm lý, chuyên gia giáo dục kỹ năng sống và nhóm các sinh viên sẽ tham gia đi u hành các hoạt động thực nghiệm triển khai buổi họp định hướng nội dung can thiệp. Người nghiên cứu cùng với các chuyên gia tham gia lên kế hoạch cho 4 khóa của hoạt động thử nghiệm can thiệp, nhưng trực tiếp thực hiện can thiệp là các giáo viên chuyên v tâm lý và kỹ năng sống. Trong tất các buổi triển khai các hoạt động thử nghiệm can thiệp, ThS. NCS Ngô Thị Thanh Mai và ThS.
Nguy n Phương Thảo thay nhau đóng vai trò là người đi u hành chính các hoạt động, các em sinh viên ngành Công tác xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà Nội được lựa chọn mời tham gia nhóm triển khai thử nghiệm đóng vai trò là người hỗ trợ hoặc dẫn
123
dắt một số hoạt động cụ thể, người nghiên cứu chỉ đóng vai trò là người quan sát, ghi chép biên bản và đi u hành các buổi họp tổng kết, r t kinh nghiệp sau mỗi khóa học.
Ch thích ảnh: Người nghiên cứu và nhóm triển khai chương trình thử nghiệm can thiệp (ThS. NCS Ngô Thị Thanh Mai - áo hồng và ThS. Nguy n Phương Thảo - áo đen, cùng các em học sinh
tham gia hỗ trợ đi u hành hoạt động) họp thảo luận, lên kế hoạch 4 đợt giảng dạy
+ Phương pháp can thiệp và lý do lựa chọn
Hình thức can thiệp nhóm được lựa chọn bởi các ưu điểm sau đây: a) gi p học sinh có cảm giác được thuộc v một nhóm nào đó, b) tạo ra điểm tựa bạn bè cho các em bởi điểm tựa bạn bè vốn là một yếu tố bảo vệ đối với nguy cơ RNCX như đã được chỉ ra trong nghiên cứu; c) trong nhóm các em được chia sẻ và các phản ứng của các em được “bình thường hóa”, giảm cảm giác mình là “cá biệt”, d) học sinh có cơ hội học hỏi các cách ứng phó với RNCX có hiệu quả ở các thành viên khác trong nhóm; e) gi p học sinh trải nghiệm các mối quan hệ và tăng mức độ kết nối xã hội. Ngoài ra, can thiệp nhóm phù hợp với đi u kiện của nghiên cứu bởi hình thức này tối đa hóa số lượng học sinh được can thiệp và tối ưu hóa hiệu quả can thiệp trong đi u kiện thời gian có hạn.
+ Các quan điểm tiếp cận khi thiết kế các hoạt động
Tiếp cận can thiệp cảm xúc: khuyến thích trẻ nói v tâm trạng của mình, phản ánh cảm xúc, biểu lộ thấu cảm,...
Tiếp cận can thiệp hành vi: tổ chức cho học sinh các hoạt động viết v cảm xúc, vẽ tranh, đóng kịch, thư giãn, nhận diện và quản lý triệu chứng cơ thể, lập kế hoạch hoạt động, giảm thiểu lo âu thông qua tiếp xúc, quan sát hành vi mẫu, nhắc lại hành vi, luyện tập hành vi mới, củng cố, động viên, khen thưởng...
124
Tiếp cận can thiệp nhận thức: hướng dẫn cách giải quyết vấn đ , tự kiểm soát, bài tập suy nghĩ, đi u chỉnh ni m tin không hợp lý, tái cấu trúc nhận thức.
Quan điểm tiếp cận kể chuyện/ tự thuật (narrative therapy): nhằm ngoại hóa vấn đ của thân chủ giúp thân chủ chia sẻ một cách thoải mái và không bị cảm giác mình là người đang có vấn đ . Việc tách bạch con người với vấn đ của họ gi p cho người kể chuyện có thêm kỹ năng, năng lực, ni m tin, giá trị, cam kết và khả năng của chính bản thân mình, giúp các học sinh giảm thiểu ảnh hưởng của các vấn đ trong cuộc sống của các em.
+ Thời lượng chương trình
Chương trình can thiệp di n ra trong 12 buổi, mỗi buổi 150 ph t, chia làm 4 đợt với 12 chủ đ khác nhau, tập trung vào việc nhận diện các cảm x c khác nhau trong cuộc sống, các biểu hiện và hậu quả của các cảm x c tiêu cực (RNCX) và tập trung vào việc tăng cường các kỹ năng sống tích cực liên quan đến nhóm các yếu tố ảnh hưởng đã được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu, bao gồm: (1) đánh giá thấp giá trị bản thân; (2) điểm tựa xã hội và khả năng thiết lập các mối QHXH. (3) các vấn đ học đường và (4) các vấn đ gia đình.
+ Kết quả thu đƣợc
Sau 4 khóa học, nhi u kết quả đã thu được, trong đó phải kể đến:
Các học sinh hứng thú và tích cực tham gia chương trình can thiệp nhóm thông qua giáo dục kỹ năng sống.
Các em nhận thức rõ dấu hiệu của RNCX thông qua 4 mặt biểu hiện cụ thể: cơ thể, cảm xúc, nhận thức, hành vi.
Các em đã cùng thảo luận và đưa ra được các cách thức xử lý đối với các cảm xúc tiêu cực: giận dữ, buồn bã, lo âu và thực hành được các kỹ năng tích cực để ứng phó với các cảm xúc tiêu cực.
Nhận thức được ảnh hưởng của tư duy tích cực đối với việc kiểm soát RNCX, thực hành kỹ năng tư duy tích cực
Các em khám phá và nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
125
Các em được thể hiện bản thân thông qua việc phát huy những điểm mạnh v sáng tạo và nghệ thuật trong suốt tất cả các buổi học.
Đưa ra được những biểu tượng v một ngôi nhà mơ ước và ngôi trường mơ ước. Trong ngôi nhà mơ ước, các em mong đợi đó phải là một nơi có tình yêu thương, sự quan tâm của bố mẹ, có sự hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Ở ngôi trường mơ ước, các em mong muốn đó là một nơi có rất nhi u cây xanh, khu vui chơi, có những người bạn sống chan hòa, sẻ chia, gi p đỡ, không
Có bạo lực hay bắt nạt xảy ra trong học đường, học sinh đến trường chỉ toàn những ni m vui, không bị áp lực quá nhi u bởi kết quả học tập.
Thông qua những hoạt động v mối quan hệ trong gia đình, các em hiểu được tình cảm của bố mẹ dành cho mình; thông cảm cho những hạn chế, lỗi lầm của cha mẹ và biết cách ứng xử, bày tỏ nguyện vọng của mình với bố mẹ, thày cô một cách phù hợp.
Các em biết cách thể hiện trong mối quan hệ với bạn bè và các tình huống v bạo lực học đường.
Tỉ lệ học sinh tham gia trong các buổi học đạt trên 95%.
Một số hình ảnh hoạt động của khóa học
Các em học sinh thể hiện bài tập về “lòng biết ơn”
126
“Ngôi nhà mơ ước”
Sản phẩm bài tập “biển cảm xúc”
Kết quả các nhóm thể hiện bài tập “nhận biết các biểu hiện của RNCX”
127
- Kết quả đánh giá rối nhi u cảm x c ở học sinh sau can thiệp Số liệu định lượng
Sau chương trình can thiệp, số lượng 13 học sinh có điểm RNCX nằm trong mức nguy cơ cao ban đầu đã giảm xuống còn 6 em.
12/13 học sinh tham gia chương trình can thiệp có tổng điểm RNCX giảm so với thời điểm so với thời điểm trước thực nghiệm. (Riêng trường hợp em L điểm RNCX không giảm. Nguyên nhân: L đang gặp vấn đ lo lắng, cảm x c tiêu cực do thời gian gần đây thường xuyên bị bạn bè trêu chọc là “pê đê”).
So sánh mức độ RNCX ở trẻ em trước và sau can thiệp: Điểm RNCX chung tại thời điểm trước khi tham gia vào hoạt động can thiệp (tháng 2/2017) và tại thời điểm đánh giá lại sau khi tiến hành can thiệp (tháng 5/2017) được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.23: Điểm RNC của nhóm học sinh có RNC nguy cơ cao tham gia vào hoạt động thực nghiệm trước và sau can thiệp
Mã phiếu Giới tính Điểm RNC Trước Sau
289 Nam 84 81
313 Nữ 77 62
323 Nữ 74 37
371 Nữ 90 67
373 Nam 120 59
375 Nam 75 57
366 Nam 86 123
381 Nữ 107 83
402 Nữ 96 76
393 Nam 83 72
390 Nữ 106 91
391 Nữ 93 63
400 Nam 77 22
128
So sánh mức độ RNCX ở trẻ em được can thiệp với nhóm đối chứng Một tuần sau khi kết th c thử nghiệm với nhóm 13 em được lựa chọn ngẫu nhiên từ 25 học sinh có RNCX nguy cơ cao, ch ng tôi tiến hành tổ chức cho cả 25 học sinh này cùng làm lại bảng khảo sát rối nhi u cảm x c. Với nhóm 13 học sinh tham gia vào chương trình thực nghiệm, kết quả thay đổi điểm số ở thang đo RNCX đã được chỉ ra ở trên. Trong khi đó, với nhóm 12 học sinh không tham gia vào chương trình tác động, kết quả khảo sát lại không chỉ ra sự thay đổi v mặt điểm số ở thang đo RNCX đối với nhóm học sinh này. Với 12 học sinh này, mặc dù không có đi u kiện can thiệp, hỗ trợ các em trực tiếp, tuy nhiên, ch ng tôi đã có sự trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp và Ban Giám hiệu nhà trường v vấn đ của các em.
Trong quá trình trao đổi, nhóm nghiên cứu đã cùng với giáo viên và nhà trường đ xuất các hoạt động theo dõi và hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể.
Số liệu định tính
Trong từng buổi học, chúng tôi đã quan sát cẩn thận, ghi chép biên bản và chụp ảnh tư liệu lớp học và các em học viên tham gia vào hoạt động thực nghiệm tác động - khóa học “Tự tin vào bản thân - hướng tới tương lai”.
Qua từng khóa học, ch ng tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở các em. Trong buổi học cuối cùng, các em đã có hoạt động tự làm bưu thiếp ghi lại cảm nhận v khóa học. Tất cả các tấm thiệp đ u được các em làm cẩn thận và trang trọng, thể hiện những thay đổi v tư duy, nhận thức tích cực của các em. Tất cả các em đ u cho rằng đây là một khóa học “rất có ý nghĩa” và “rất vui”, “rất hạnh phúc” vì đã được tham gia vào khóa học này.
129
Hình ảnh một số tấm bưu thiếp về cảm xúc cuối khóa được thể biện bởi chính các em
130
- Đánh giá v chương trình thử nghiệm can thiệp RNCX
Trong phạm vi của một nghiên cứu, chương trình thử nghiệm các hoạt động phòng ngừa, can thiệp RNCX đã được triển khai thành công.
Chương trình đã nhận được sự tham gia hào hứng, tích cực và đặc biệt là sự thay đổi từ chính các em học sinh tham gia vào hoạt động.
Chương trình đã nhận được sự đánh giá cao v những kết quả đạt được từ phía Nhà trường, phòng Giáo dục địa phương, tổ chức Child Fund và các bên liên quan khác.
Tuy nhiên, do quy mô của một hoạt động thử nghiệm và thí điểm, các hoạt động mới chỉ có thể tổ chức và triển khai trên một phạm vi rất nhỏ (13 học sinh thuộc nhóm có RNCX nguy cơ cao, 13, học sinh không thuộc nhóm điểm RNCX nguy cơ cao) thuộc một trường THCS trong địa bàn nghiên cứu. Chương trình cũng mới chỉ dừng lại ở những hoạt động tập trung vào trẻ, chưa có những hoạt động hướng đến việc thay đổi các vấn đ tác động xung quanh trẻ như: nhà trường, gia đình, xã hội.
- Bài học kinh nghiệm và gợi ý cho việc nhân rộng kết quả chương trình thử nghiệm vào trong thực ti n
+ Hiệu quả và thành công của chương trình có được cần phải kể đến các yếu tố sau đây:
Sự phù hợp trong thiết kế chương trình
Vai trò của người đi u hành trong các buổi tham vấn, sinh hoạt nhóm
Công tác, cách thức tổ chức hiệu quả
Sự hợp tác chặt chẽ của các bên liên quan khi triển khai hoạt động: nhóm nghiên cứu và các chuyên gia, tổ chức Child Fund, nhà trường, phụ huynh, học sinh.
+ Với những kết quả đã được chỉ ra, có thể khẳng định, chương trình thử nghiệm này phù hợp để giải quyết, can thiệp vấn đ nguy cơ RNCX ở học sinh THCS và có thể tiếp tục nhân rộng để triển khai trong thực ti n. Cho đến thời điểm tổng kết hoạt động nghiên cứu tại Bắc Kạn (6/2017), nhóm nghiên cứu và tổ chức Child Fund đã cùng thảo luận v những nội dung có thể tiếp tục mở rộng cho