Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU
3.3. Các phương pháp nghiên cứu
3.3.8. Phương pháp thử nghiệm một số biện pháp phòng ngừa và can thiệp
- Mục đích sử dụng
Kiểm định hiệu quả của biện pháp can thiệp nhóm đối với nhóm học sinh được phát hiện có nguy cơ RNCX cao thông qua biện pháp can thiệp giáo dục tâm lý bằng hình thức sinh hoạt nhóm.
- Giả thuyết
Việc phòng ngừa, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ RNCX cao có thể thực hiện dưới hình thức tham vấn, sinh hoạt nhóm thông qua các biện pháp giáo dục tâm lý như các buổi giáo dục kỹ năng sống.
- Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp:
Từ kết quả nghiên cứu lý luận, dựa vào kết quả nghiên cứu thực trạng RNCX và các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi lựa chọn một vài biện pháp trong chương trình phòng ngừa RNCX và tổ chức thử nghiệm trên một nhóm học sinh có RNCX nguy cơ cao tại trường THCS LN - Bắc Kạn.
Sự lựa chọn này xuất phát từ các luận cứ sau đây:
(1) RNCX ở học sinh THCS biểu hiện ở các mặt cơ thể, cảm xúc, nhận thức, hành vi. V mặt cảm x c, đó là những cảm x c tiêu cực như: sợ hãi, cô đơn, giận dữ, lo lắng… Mặt nhận thức gắn với nhận thức sai lệch và tiêu cực. Mặt hành vi gắn với các hành vi tiêu cực, thu mình hoặc bị kích động. Mặt cơ thể gắn với những biểu hiện v hơi thở, đau cơ thể...
(2) Can thiệp nhóm là một biện pháp tác động cho phép trẻ em tham gia học hỏi lẫn nhau các cách thức nhận diện RNCX và các cách thức ứng phó, giải quyết vấn đ . Hình thức can thiệp nhóm có nhi u hoạt động gi p trẻ em bộc lộ và khẳng định bản thân, củng cố ni m tin vào bản thân, phát triển tư duy tích cực và năng lực giải quyết vấn đ . Nội dung của chương trình can thiệp nhóm tập trung vào các yếu tố được chỉ ra có liên quan chặt với RNCX ở các em, bao gồm: (1) Áp lực học tập; (2) Sự tác động tiêu cực của bạn bè và bạo lực học đường; (3) Quan hệ với cha mẹ và thầy cô giáo; (4) Nhận thức tiêu cực và đánh giá thấp giá trị bản thân, chỗ dựa xã hội và khả năng thiết lập các mối QHXH. Do vậy, các nội dung của khóa tập huấn này sẽ được thiết kế tập trung vào việc giúp bản
66
thân trẻ tăng cường các kỹ năng sống tích cực để tự mình ứng phó và đương đầu với các vấn đề liên quan đến nhóm các yếu tố ảnh hưởng đã được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu chứ chưa nhằm hướng đến việc tạo ra sự thay đổi của môi trường bên ngoài.
(3) Giáo dục kỹ năng sống thông qua các buổi sinh hoạt nhóm là một biện pháp tác động trực tiếp, gi p trẻ học hỏi và rèn luyện những giá trị và kỹ năng sống hữu ích cho bản thân và sống thích nghi cùng môi trường xã hội.
- Nội dung và chương trình can thiệp
Xuất phát từ những luận cứ nêu trên, nội dung và chương trình can thiệp nhóm thông qua các buổi sinh hoạt, giáo dục kỹ năng sống được xây dựng như sau:
Chương trình được di n ra trong 4 đợt, mỗi đợt 3 buổi, mỗi buổi kéo dài 180 ph t. Chủ đ của bốn đợt là:
Khóa 1: “Em tự tin v bản thân mình”
Các chủ đ trong khóa 1 hướng đến việc gi p trẻ tăng cường khả năng nhận thức, tư duy tích cực, xây dựng lòng tự trọng và tăng giá trị bản thân, thể hiện bản thân một cách phù hợp nhằm kiểm soát những cảm x c và hành vi tiêu cực.
Khóa 2: “Nhận diện và làm chủ cảm x c bản thân”
Các chủ đ khóa 2 gi p trẻ nhận diện được các cảm x c khác nhau, các biểu hiện của RNCX, hiểu được ảnh hưởng của cảm x c tiêu cực đến hành vi và các khía cạnh khác.
Khóa 3: “Em và các mối quan hệ xung quanh”
Gi p trẻ có khả năng giải quyết các vấn đ với những người xung quanh và xây dựng các mối quan hệ với những người xung quanh tốt.
Khóa 4: “Hướng tới thành công”
Gi p trẻ trang bị các kỹ năng liên quan tới giải quyết các vấn đ khó khăn và áp lực trong học tập
Tên của lớp học đã được các em học sinh tham gia khóa học thảo luận và đặt là: khóa học “Tự tin vào bản thân - Hướng tới tương lai”.
Chương trình chi tiết xem thêm tại phụ lục luận án - Khách thể tham gia và tiêu chí lựa chọn
Là các trẻ có nguy cơ RNCX nguy cơ được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu thực trạng.
67
Với quy mô của một hoạt động giáo dục theo phương pháp phát huy sự tham gia, quy mô tối ưu cho hiệu quả của hoạt động này sẽ chỉ nên trong khoảng 20-25 tham dự viên. Do vậy, nếu theo đ ng mục tiêu v nhóm đối tượng đích cần tác động, ch ng tôi sẽ lựa chọn ra từ 20-25 học sinh được phát hiện có nguy cơ cao với RNCX được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu thực trạng để tham gia vào lớp học kỹ năng sống này.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, lĩnh vực SKTT và khái niệm RNCX là một lĩnh vực còn mới mẻ đối với mọi người, nhà trường cũng như cộng đồng. Do đó, ch ng tôi sẽ không lấy tất cả các học sinh thuộc nhóm có nguy cơ RNCX cao mà sẽ chỉ lựa chọn 13 học sinh từ nhóm 25 học sinh có nguy cơ RNCX cao của trường THCS LN và lấy ngẫu nhiên 13 học sinh thuộc nhóm nguy cơ RNCX thấp hoặc trung bình học trong cùng lớp với nhóm học sinh này. Như vậy, ngoại trừ những người tham gia vào nhóm nghiên cứu, bản thân các học sinh (nghiệm thể) và những người khác sẽ không có được thông tin từ cách thức lựa chọn này, nhằm đảm bảo tính chất khách quan nhất cho hoạt động thực nghiệm.
- Thời gian, địa điểm tác động - can thiệp
Thời gian tổ chức hoạt động thử nghiệm tác động- can thiệp di n ra trong tháng 4 và 5/2017 tại phòng học trường THCS LN - Huyện Ngân Sơn, Tỉnh Bắc Kạn.
- Các phương pháp đánh giá sau quá trình can thiệp - sinh hoạt nhóm Trước thời điểm chính thức tổ chức chương trình sinh hoạt nhóm, toàn bộ 26 học sinh tham gia chương trình được hướng dẫn làm lại phiếu khảo sát RNCX (các em đã được làm vào thời điểm tháng 11/2016). Sau khi kết th c 04 khóa học kỹ năng sống, các học sinh tham gia sẽ làm lại phiếu khảo sát v RNCX và các yếu tố ảnh hưởng để so sánh với kết quả của phiếu khảo sát các em đã thực hiện tại thời điểm tháng 11/2016. Bên cạnh đó, các học sinh được chỉ ra có nguy cơ RNCX cao nhưng không tham gia vào hoạt động thực nghiệm giáo dục kỹ năng sống cũng sẽ thực hiện lại phiếu khảo sát này. Từ đó, đánh giá liệu có sự khác biệt giữa thời điểm trước và sau can thiệp; giữa nhóm học sinh được can thiệp và không được can thiệp;
đồng thời đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm can thiệp và đưa ra những đ xuất/ kiến nghị tiếp theo.
68
Các hình thức và phương pháp tập huấn trong các đợt sinh hoạt nhóm được sử dụng với đa dạng các hình thức phát huy sự tham gia của tham dự viên như: vẽ tranh, kể chuyện, trò chơi, đóng kịch, nhảy, hát, m a, thư giãn ngồi thi n… Sau mỗi khóa học, nhóm triển khai sẽ thực hiện việc thu thập phản hồi của người học và những người liên quan để tổng hợp trong báo cáo đánh giá kết quả của hoạt động này.