Chương 4. KẾT QUẢ NGHI N CỨU THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG
4.2. So sánh nguy cơ rối nhi u cảm x c và các biến nhân khẩu
4.3.3. Dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rối nhiễu cảm xúc
Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày các kết quả liên quan đến sự dự báo điểm số của RNCX ở học sinh THCS dựa theo các biến số độc lập. Các biến độc lập được đ cập tới bao gồm các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý - cá nhân có tương quan với RNCX được chỉ ra ở phần trước, bao gồm: tự đánh giá giá trị bản thân tích cực hoặc tiêu cực, tính ổn định - không ổn định của nhân cách, tính hướng nội - hướng ngoại của nhân cách; Các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý- xã hội gồm: điểm tựa xã hội, các vấn đ học đường; các vấn đ gia đình. Những yếu tố nào không thể hiện sự liên quan một cách có ý nghĩa với các biến rối nhi u cảm xúc sẽ được loại ra khỏi mô hình phân tích.
4.3.3.1. Dự báo ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý cá nhân đối với RNCX
Mô hình hồi quy đa biến chỉ ra ảnh hưởng của cả bốn yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân với RNCX. Kết quả được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.18: Dự báo các đặc điểm tâm lý cá nhân với RNCX
Các biến số
R2 R2Δ
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa p
B SE β F/t
.356 .354 135.760 6.498 20.893 .000 Giá trị bản thân tích cực -1.408 .228 -.157 -6.167 . 000 Giá trị bản thân tiêu cực 1.533 .242 .165 6.345 . 000 Tính ổn định - không ổn
định của nhân cách
-2.376 .141 -.464 -16.890 . 000 Tính hướng ngoại -
hướng nội của nhân cách
-.449 .167 -.072 -2.686 .007
Trong mô hình hồi quy trên, bốn yếu tố: (1) giá trị bản thân tích cực, (2) giá trị bản thân tiêu cực, (3) tính ổn định- không ổn định của nhân cách và (4) tính hưóng ngoại - hướng nội của nhân cách có khả năng dự báo được 35.4 % sự thay đổi của nguy cơ RNCX ở học sinh THCS, R2 = .354, F(4, 1082) = 149.190,
108
p < .001. Trong đó, tính ổn định - không ổn định của nhân cách có khả năng ảnh hưởng mạnh nhất đối với nguy cơ RNCX (β = -464, t = -16.890, p < .001), tiếp đến là hai yếu tố đánh giá trị bản thân tiêu cực (β = .165, t = 6.345, p < .001) và đánh giá trị bản thân tích cực (β = -1.57, t = -6.167, p < .001). p < .001). Yếu tố đặc điểm nhân cách hướng ngoại - hướng nội không có khả năng dự báo có ý nghĩa đối với RNCX (p > .001). Trong ba yếu tố đặc điểm tâm lý cá nhân dự báo có ý nghĩa với nguy cơ RNCX, “giá trị bản thân tiêu cực” cùng chi u với RNCX, nghĩa là, học sinh THCS càng có tự đánh giá giá trị bản thân tiêu cực thì nguy cơ RNCX càng cao. Yếu tố “giá trị bản thân tích cực” và “tính ổn định- không ổn định của nhân cách” ảnh hưởng ngược chi u với RNCX, nghĩa là học sinh THCS càng có sự đánh giá tích cực v giá trị bản thân và có đặc điểm nhân cách càng ổn định thì nguy cơ RNCX càng thấp.
So sánh kết quả trên với các nghiên cứu trên thế giới và trong nước, ch ng tôi nhận thấy: Yếu tố tự đánh giá giá trị bản thân tích cực hay tiêu cực có khả năng dự báo RNCX ở trẻ VTN trong nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trên các nhóm đối tượng khác trước đây (Chapman và Mullis, 1999;
Lane, Andrew, Liz, 2002; Đinh Thị Hồng Vân, 2013). Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách (hướng ngoại - hướng nội; ổn định - không ổn định) với RNCX là yếu tố đã được chỉ ra trong nhi u nghiên cứu trước đây (Eysenck H.J, 1958; Stuart, S., 1995, Michael W. O’ Hara & Swain, 1996). Nghiên cứu này có kết quả tương đồng trong việc khẳng định được “tính ổn định - không ổn định” của nhân cách dự báo được vấn đ RNCX ở nhóm trẻ VTN tại Việt Nam. Tuy nhiên, ảnh hưởng của “tính hướng ngoại - hướng nội” của nhân cách đến RNCX- yếu tố đã được chỉ ra trong nhi u nghiên cứu, với nhi u nhóm đối tượng khác nhau trước đây (Nguy n Thị Minh Huy n, Nguy n Xuân Nguyên, 2002) lại chưa được thể hiện trong nhóm khách thể là các trẻ VTN trong độ tuổi từ 12 - 15 trong nghiên cứu này. Sự khác biệt này phải chăng liên quan đến sự khác biệt v đặc điểm độ tuổi của nhóm đối tượng nghiên cứu, v bối cảnh văn hóa giữa các quốc gia được nghiên cứu? Đi u này là câu hỏi gợi ý cho những nghiên tiếp theo.
4.3.3.2. Dự báo ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý - xã hội
Bên cạnh yếu tố các đặc điểm tâm lý cá nhân, trong phần 3.2.2, nghiên cứu đã chỉ ra RNCX ở học sinh THCS có mối tương quan với các đặc điểm tâm lý xã
109
hội gồm: (1) điểm tựa xã hội (bao gồm trợ gi p từ gia đình, trợ gi p từ bạn bè và trợ gi p từ nguồn lực đặc biệt); (2) các vấn đ học đường (bao gồm bạo lực học đường, áp lực học tập, gặp vấn đ với giáo viên và vi phạm kỷ luật trường lớp) và (3) các vấn đ gia đình.
Để tìm hiểu cụ thể hơn mức độ dự báo của yếu tố ba nhóm yếu tố tâm lý xã hội nêu trên với nguy cơ RNCX ở học sinh THCS, chúng tôi đã sử dụng phép phân tích hồi quy đa biến. Kết quả được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.19: Dự báo các đặc điểm tâm lý - xã hội với RNCX
Các biến số
R2 R2Δ
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa p
B SE β F/t
.413 .412 20.239 16.315 8.009 .000 Điểm tựa xã hội -.029 .068 -.010 -.418 .676 Các vấn đ học đường .954 .073 .422 13.116 . 000 Các vấn đ gia đình .983 .116 .273 8.507 .000
Ở mô hình hồi quy trên, trong 3 yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý xã hội được đưa vào phân tích, chỉ có 2 yếu tố có khả năng dự báo có ý nghĩa đối với RNCX là:
các vấn đ học đường và các vấn đ gia đình. Các yếu tố này có khả năng dự báo được 41.2 % sự thay đổi của RNCX ở học sinh THCS, R2 = .412, F(3, 1083) = 253.492, p < .001. Trong đó, biến số “các vấn đ học đường” có khả năng ảnh hưởng mạnh nhất đối với RNCX (β = .422, t = 13.116, p < .001), tiếp đến biến số
"vấn đ gia đình" (β = .283, t = 8.507, p < .001). Các yếu tố “điểm tựa xã hội”
không có khả năng dự báo có ý nghĩa đối với RNCX.
Như vậy, kết quả này tiếp tục khẳng định trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, vấn đ học đường có khả năng dự báo rất cao đối với guy cơ RNCX ở học sinh THCS.
Để tiếp tục tìm hiểu nhằm làm rõ hơn yếu tố cụ thể nào có khả năng dự báo đối với nguy cơ RNCX, ch ng tôi tiếp tục chạy mô hình hồi quy đối với thang “vấn đ học đường”.
110
Bảng 4.20: Dự báo các vấn đề học đường
Các biến số
R2 R2Δ
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa p
B SE β F/t
.405 .403 17.739 16.429 17.045 .000 Bạo lực học đường 1.446 .162 .248 8.917 .000
Áp lực học tập 2.331 .156 .440 14.979 . 000
Gặp vấn đ với giáo viên .513 .249 .062 2.065 .039 Vi phạm quy định
trường lớp
.028 .309 .002 .090 .928
Kết quả chạy mô hình hồi quy với bốn tiểu thang của thang đo các vấn đ học đường chỉ ra: yếu tố “áp lực học tập” (bao gồm việc học sinh cảm thấy: “chương trình học khó so với khả năng của bản thân”; “kết quả học tập không như mong đợi”; “không xác định được mục tiêu học tập”; “không hứng thú với việc học” và
“phải đi học quá nhiều”) có khả năng dự báo nhất cao đối trong các vấn đ học đường với RNCX ở học sinh THCS. Tiếp đó, yếu tố bạo lực học đường (bao gồm việc các em “bị cô lập”, “bị bắt nạt”, “bị nói xấu, tung tin đồn”, “bị bạn đe dọa hoặc bị bạn đánh”) có ý nghĩa dự báo cao thứ hai đối với nguy cơ RNCX ở học sinh THCS. Đi u đó cho thấy tình trạng bắt nạt, bạo lực học đường vẫn đang di n ra khá phố biến trong các trường THCS. Các yếu tố “gặp vấn đề với giáo viên” và “vi phạm quy định trường lớp” không có khả năng dự báo cao đối với RNCX ở học sinh THCS.
4.3.3.3. Mô hình dự báo tổng hợp các yếu tố đặc điểm tâm lý cá nhân và tâm lý - xã hội đối với RNCX
Với kết quả được chỉ ra ở mục 4.3.3.1 và 4.3.3.2, có thể thấy trong các biến số thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân và các biến số thuộc đặc điểm tâm lý - xã hội, có 7 yếu tố thực sự có khả năng dự báo sự thay đổi của biến số RNCX, trong đó đặc điểm tâm lý cá nhân có bốn yếu tố: tự đánh giá giá trị bản thân tích cực, tự đánh giá giá trị bản thân tiêu cực, tính ổn định của nhân cách và tính hướng nội - hướng ngoại của nhân cách; đặc điểm tâm lý - xã hội có ba yếu tố, bao gồm hai yếu tố liên quan đến vấn đ nhà trường là áp lực học tập và bạo lực học đường và yếu tố các vấn đ gia đình.
111
Tuy nhiên, khi các biến số này được tổng hợp trong trong cùng một mô hình hồi quy đa biến, khả năng dự báo đối với RNCX ra sao? Chúng tôi đưa ra một mô hình gồm các biến số có khả năng dự báo cao nhất thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân và các biến số có khả năng dự báo cao nhất ở thuộc nhóm đặc điểm tâm lý - xã hội vào trong cùng một mô hình hồi quy. Kết quả được thể hiện trong bảng số liệu sau đây:
Bảng 4.21: Ảnh hưởng dự báo của các đặc điểm tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý xã hội với RNC
Các biến số
R2 R2Δ
Hệ số chưa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa p
B SE β F/t
.523 .519 74.597 6.456 11.555 .000 Đánh giá giá trị bản
thân tích cực
-.706
.201 -.079 -3.507 .000 Đánh giá giá trị bản
thân tiêu cực .802 .212 .087 3.787 .000
Tính ổn định - không ổn định của nhân cách
-1.343 .133 -.262 -10.119 .000 Tính hướng ngoại -
hướng nội của nhân cách
-.194 .145 -.031 -1.335 .182
Áp lực học tập 1.359 .145 .257 9.356 .000
Bạo lực học đường .623 .152 .107 4.099 .000
Các vấn đ gia đình .794 .099 .221 8.010 .000 Mô hình hồi quy trên chỉ ra biến số “tính hướng ngoại - hướng nội của nhân cách” không có khả năng dự báo đối với RNCX. Sáu biến số còn lại bao gồm:
đánh giá giá trị bản thân tích cực, đánh giá giá trị bản thân tiêu cực, tính ổn định - không ổn định của nhân cách, áp lực học tập, bạo lực học đường, các vấn đ gia đình có khả năng dự báo tới 51.9% sự thay đổi của biến số RNCX). Trong đó, biến số “tính ổn định - không ổn định của nhân cách” có khả năng dự báo cao nhất (β = .- 1.343, t = -10.119, p < .001) (Tính ổn định cao có khả năng phòng ngừa
112
nguy cơ rối nhi u cảm x c)). Tiếp đến, biến số “áp lực học tập” có khả năng dự báo cao thứ hai (β = 1.359, t = 0.356, p < .001). Khả năng dự báo tiếp theo đối với biến số nguy cơ RNCX trong mô hình này là “đánh giá giá trị bản thân tiêu cực” (β = .802, t = 3.787, p < .001) và “các vấn đ gia đình”, β = .794, t = 8.010, p < .001).
Biến số “đánh giá giá trị bản thân tích cực” dự báo khả năng phòng vệ với nguy cơ RNCX (β = -.0706, t = -3.507, p < .001) và cuối cùng là yếu tố “bạo lực học đường”
(β = .623, t = 4.099, p < .001).
Như vậy, mô hình hồi quy tổng hợp trong nghiên cứu này chỉ ra yếu tố “tính ổn định, không ổn định của nhân cách” và “áp lực học tập” là hai yếu tố có khả năng dự báo lớn nhất đối với RNCX ở học sinh THCS. Khả năng dự báo của yếu tố
“áp lực học tập” đối với RNCX ở học sinh THCS trong nghiên cứu này tương đồng với kết quả của nhi u nghiên cứu v ảnh hưởng của các vấn đ học đường đối với vấn đ SKTT của thanh thiếu niên được chỉ ra gần đây (Đinh Thị Hồng Vân, 2010;
Đỗ Thị Lệ Hằng, 2013; Nguy n Thị Minh Hằng, 2014, Trần Thành Nam, 2017).
Như vậy, các vấn đ đang nảy sinh trong trường học, đặc biệt là áp lực học tập là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới RNCX ở học sinh THCS là một kết luận hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam hiện nay. Đi u này một lần nữa cho thấy bằng chứng khoa học để xem xét lại mục tiêu giáo dục, chương trình và phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, những chương trình giáo dục, phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp vấn đ SKTT học đường cần phải sớm được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả trong các trường học tại Việt Nam.