Nguy cơ rối nhiễu cảm xúc và khối lớp

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 99 - 103)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHI N CỨU THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG

4.2. So sánh nguy cơ rối nhi u cảm x c và các biến nhân khẩu

4.2.4. Nguy cơ rối nhiễu cảm xúc và khối lớp

Nghiên cứu này được thực hiện trên khách thể là học sinh THCS, nghĩa là nhóm các học sinh đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 trong hệ thống giáo dục quốc dân. Xét v độ tuổi phát triển, các em ở trong thời kỳ đầu tuổi VTN và đang trong giai đoạn tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này, những thay đổi cả v mặt thể chất và tâm lý của các em di n ra nhanh và mạnh. Do đó, cùng là học sinh THCS song ở các lớp

90

cuối cấp, các em có sự thay đổi và trưởng thành hơn nhi u so với học sinh các lớp đầu cấp. Cùng một độ tuổi nhưng có những em phát triển sớm và nhanh hơn các bạn khác. Liệu nguy cơ RNCX ở các học sinh thuộc các khối lớp khác nhau, các lớp đầu cấp và cuối cấp - tương ứng với các nhóm tuổi khác nhau có gì khác nhau hay không?

Biểu đồ 4.7: Nguy cơ RNC theo khối lớp

Đường biểu đồ thể hiện nguy cơ RNCX theo khối lớp cho thấy càng lên khối lớp cao, học sinh có nguy cơ RNCX càng cao. ĐTB RNCX tăng mạnh từ lớp 6 lên lớp 7 và tiếp tục tăng nhẹ ở khối lớp 8 và 9. Bảng số liệu sau đây sẽ minh họa rõ hơn nguy cơ RNCX giữa học sinh các khối lớp.

91

Bảng 4.10: Nguy cơ RNCX và khối lớp (N=1085)

Nhóm biểu hiện (1) Lớp 6 (2) Lớp 7 (3) Lớp 8 (4) Lớp 9 95 %

interval

M SD M SD M SD M SD

RNCX chung F(1069), =3.543, p = .014

38.60 19.89 43.09 21.17 43.02 20.90 44.10 22.97 (1) < (4), p = .034

Cơ thể F(1069),

=3.998, p = .008

9.28 4.97 10.43 5.24 10.74 5.08 10.04 5.88 (1) < (2), p = .045 (1) < (3), p = .007 Cảm x c F

(1069), = 3.565, p = .014

12.33 6.95 13.82 7.76 13.87 7.43 14.35 7.71 (1)< (4), p = .023

Nhận thức F (1069), = .704, p = .550

7.97 5.40 8.66 5.90 8.44 6.03 8.83 6.16 (1) < (4),

p = .023

Hành vi F(1069),

=3.733, p = .011

9.02 5.82 10.17 6.02 9.97 5.82 10.87 7.08 (1) < (4), p = .018

Ở mặt RNCX chung, học sinh lớp 6 có RNCX ở mức độ thấp nhất (M=

38.60, SD = 19.89); tiếp đó là khối lớp 8 (M = 43.02, SD= 20.90) và khối lớp 7 và (M= 43.09, SD= 21.17). Nhóm các học sinh lớp 9 có ĐTB RNCX cao nhất (M = 44.10, SD = 22.97). Kiểm định Oneway ANOVA cho kết quả F(1069) = 3.543, p = .014. Tuy nhiên, phép so sánh cặp cho biết thêm, chỉ có nhóm học sinh lớp 9 có ĐTB RNCX lớn hơn một cách có ý nghĩa so với học sinh lớp 6 (p = .034). Kết quả này khác biệt so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguy n Thị Minh Hằng. Trong nghiên cứu của Nguy n Thị Minh Hằng (2014), mức độ nguy cơ RNCX ở các học sinh lớp 6 hơn các học sinh lớp 7, càng lên các lớp cao thì nguy cơ RNCX càng cao.

Đi u này có thể được giải thích bằng việc cùng nghiên cứu trên nhóm khách thể là học sinh THCS nhưng các nghiên cứu này được thực hiện trên các nhóm khách thể cụ thể khác nhau.

Với RNCX v mặt cơ thể, nhóm học sinh lớp 6 có ĐTB RNCX (M = 9.28, SD= 4.97) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm học sinh lớp 7 (M = 10.43, SD= 5.24) (p < .05) và học sinh khối lớp 8 (M = 10.74, SD= 5.08), (p < .05)

92

Với RNCX v mặt cảm x c, nhóm học sinh lớp 6 có ĐTB RNCX (M = 12.33, SD= 6.95) thấp hơn so với nhóm học sinh lớp 7 (M = 13.82, SD= 7.76), lớp 8 (M = 13.87, SD= 7.43) và lớp 9 (M = 14.35, SD= 7.71), tuy nhiên, không nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa.

Với RNCX v mặt nhận thức, nhóm học sinh lớp 6 có ĐTB RNCX (M = 7.97, SD= 5.40) thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm học sinh lớp 9 (M = 8.83, SD=

6.16) (p < .05). Tương tự, nhóm học sinh lớp 6 (M = 9.02, SD= 5.82) cũng thấp hơn có ý nghĩa so với học sinh khối 9 (M = 10.87, SD= 7.08) v nguy cơ RNCX ở mặt hành vi (p < .05).

Như vậy, có thể nhận định rằng học sinh khối lớp 6 có mức độ RNCX chung thấp hơn so với học sinh khối lớp 9, các biểu hiện của RNCX v mặt cơ thể thấp hơn học sinh khối lớp 7, 8 và các biểu hiện RNCX v mặt hành vi thấp hơn so với học sinh khối 9. Số liệu không chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa v nguy cơ RNCX ở mặt cảm x c.

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu trên đây chỉ ra: Trong nghiên cứu này, 15.9% học sinh THCS được khảo sát có RNCX ở mức nguy cơ cao. Học sinh nữ gặp các vấn đ v RNCX cao hơn học sinh nam (19.8% và 12.5%). Tỉ lệ học sinh có nguy cơ RNCX ở Hà Nội là 18.6%, cao hơn hẳn so với Bắc Kạn là 11.2%. Tại Hà Nội, học sinh trường “điểm” thuộc quận nội thành có ĐTB RNCX chung cao hơn so với học sinh hai trường thuộc huyện ngoại thành. So sánh giữa các khối lớp, học sinh khối lớp 6 có mức độ RNCX chung thấp hơn so với học sinh khối lớp 8, các biểu hiện của RNCX v mặt cơ thể thấp hơn học sinh khối lớp 7, 8 và các biểu hiện RNCX v mặt hành vi thấp hơn so với học sinh khối 9. Không có ra sự khác biệt có ý nghĩa giữa các khối lớp ở mặt RNCX thể hiện ở mặt cảm x c.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối nhiễu cảm xúc ở nhóm học sinh có nguy cơ cao Ngoài các biến số v đặc điểm nhân khẩu được phân tích ở trên, như ch ng tôi đã trình bày trong phần lý thuyết, các yếu tố ảnh hưởng đến RNCX ở học sinh rất đa dạng. Đó có thể là các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân và các yếu tố thuộc v đặc điểm tâm lý xã hội.

Trong phần này, ch ng tôi sẽ phân tích ảnh hưởng của một số nhóm yếu tố ở học sinh có nguy cơ RNCX cao như sau: (1) Nhóm yếu tố tâm lý cá nhân bao gồm:

tự đánh giá v giá trị bản thân; đặc điểm nhân cách; (2) Nhóm các yếu tố tâm lý - xã hội bao gồm: điểm tựa xã hội; các vấn đ học đường (bạo lực học đường, khó khăn

93

học tập, vướng mắc với giáo viên, vi phạm kỷ luật trường lớp); các vấn đ liên quan tới gia đình.

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)