Khái niệm rối nhiễu cảm xúc

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 38 - 41)

2.1. Lý luận v rối nhi u cảm x c

2.1.1. Khái niệm rối nhiễu cảm xúc

Trước khi bàn v khái niệm RNCX, ch ng tôi nêu lại quan điểm v rối nhi u tâm lý được các nhà tâm lý học lâm sàng sử dụng: "Rối nhi u tâm lý là các biểu hiện rối loạn, bất thường, bất ổn của hoạt động tâm lý do sự tác động lâu dài của các tác nhân/yếu tố mang tính tổn thương, được biểu hiện ra bên ngoài bằng các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng mà nổi trội là các triệu chứng v cảm x c, nhận thức, hành vi và cơ thể và nhưng không có các triệu chứng loạn thần" (Nguy n Thị Minh Hằng, 2014). Các rối nhi u tâm lý tập trung vào hai dạng cơ bản nhất là RNCX và rối nhi u thành vi.

Khái niệm “rối nhiễu cảm xúc”, hay còn được gọi là "rối loạn cảm xúc", tiếng Anh được dùng là "emotional disorder" hay "emotional disturbance" (đối với môi trường giáo dục), “affective disorder” hoặc "mood disorder", tùy thuộc vào ngữ cảnh cụ thể.

Khi nói đến khái niệm này, có nhi u định nghĩa khác nhau được đưa ra:

Trên thế giới:

Tại Hoa Kỳ, đạo luật giáo dục người khuyết tật (Individuals with disabilities Education Act - IDEA) đưa ra định nghĩa v “rối loạn cảm x c” (emotional disturbance) là: “... một tình trạng biểu hiện một hoặc nhi u đặc điểm sau đây trong một thời gian dài và đến một mức độ đánh dấu ảnh hưởng xấu đến thành tích học vấn của trẻ:

(A) Không có khả năng học hỏi mà không thể giải thích bằng các yếu tố trí tuệ, cảm giác hoặc sức khoẻ.

(B) Không có khả năng xây dựng hoặc duy trì mối quan hệ cá nhân thỏa đáng với bạn bè và giáo viên.

29

(C) Các hành vi hoặc cảm x c không thích hợp trong những hoàn cảnh bình thường.

(D) Tâm trạng phổ biến của sự bất hạnh hoặc trầm cảm.

(E) Có khuynh hướng phát triển các triệu chứng thể chất hoặc sợ hãi liên quan đến vấn đ cá nhân hoặc trường học". 1

Trang Web v sức khỏe của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa v “rối loạn cảm x c”

(“affective disorder”) như sau: “rối loạn cảm x c là một nhóm các bệnh tâm thần, còn được gọi là rối loạn tâm trạng. Các loại rối loạn cảm x c gồm có trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn lo âu. Các triệu chứng thay đổi theo từng cá nhân và có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Một nhà tâm thần học hoặc một chuyên gia được đào tạo v SKTT mới có khả năng chẩn đoán v rối loạn cảm x c. Việc chẩn đoán này được thực hiện thông qua quá trình đánh giá tâm thần. Rối loạn cảm x c có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, có thể thực hiện việc đi u trị tích cực, bao gồm cả bằng thuốc và trị liệu tâm lý.2

Một trang Web khác v tâm lý của Hoa Kỳ đưa ra khái niệm “rối loạn cảm x c” (“emotional disorder”) theo cách tiếp cận của Sổ tay Chấn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5). Tuy nhiên, theo DSM-5, rối loạn cảm x c cũng không phải là một dạng rối loạn tâm thần riêng biệt, mà bao gồm nhi u loại rối loạn khác nhau, điển hình là rối loạn tâm trạng và rối loạn lo âu. Các loại rối loạn cảm x c được đ cập đến theo DSM-5 phải kể đến bao gồm: rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm theo mùa, rối loạn khí sắc…3

Như vậy, trên thế giới, khái niệm rối loạn cảm x c hay RNCX cũng được sử dụng bằng nhi u từ khác nhau, tùy thuộc vào khía cạnh đã được chẩn đoán hay chưa được chẩn đoán, hoặc tùy thuộc vào mục đích để xác định vấn đ .

Nghiên cứu này kế thừa cách tiếp cận của khái niệm “emotional disorder”

để xây dựng định nghĩa về RNCX. Trong nghiên cứu này, khái niệm RNCX được chúng tôi sử dụng với các lý do nhằm giảm nhẹ mức độ kỳ thị về các vấn đề liên quan tới sức khỏe tâm thần trong cộng đồng. Nếu sử dụng khái niệm rối loạn cảm xúc dễ gây ra cảm giác nặng nề và dễ bị coi như người mang vấn đề/ đang gặp những vấn đề thuộc về bệnh lý tâm thần.

1 Nguồn: Bài viết giới thiệu v “rối loạn cảm x c” (emotional disturbance) trên trang Web của Trung tâm thông tin dành cho cha mẹ, Hoa Kỳ - http://www.parentcenterhub.org/emotionaldisturbance

2 Nguồn: Theo https://www.healthline.com/health/affective-disorders

3 Nguồn: https://study.com/academy/lesson/what-is-an-emotional-disorder-definition-types.html

30

Bên cạnh đó, nghiên cứu này chỉ tiếp cận dưới góc độ dịch tễ, tiến hành nghiên cứu tại một thời điểm với phương pháp chính là bảng hỏi do học sinh tự điền; đồng thời, nghiên cứu cũng không nhằm mục đích đưa ra chẩn đoán lâm sàng để kết luận các khách thể tham gia vào nghiên cứu gặp rối loạn hay không rối loạn, bệnh lý hay không bệnh lý mà chỉ nhằm hướng tới việc phòng ngừa các vấn đề về cảm xúc. Do vậy, nghiên cứu sử dụng khái niệm “nguy cơ rối nhiễu cảm xúc” chứ không nhằm kết luận việc những học sinh trong nghiên cứu có thực sự phải là rối nhiễu cảm xúc hay không. Với mô hình tiếp cận của tâm lý học học đường, nghiên cứu tập trung vào tầng bậc thứ nhất và thứ hai của các vấn đề học đường để đưa ra các can thiệp mang tính định hướng cơ bản cho toàn bộ học sinh và tập trung một vài hoạt động can thiệp vào nhóm mục tiêu nhằm phòng ngừa nguy cơ RNCX cho tất cả học sinh và ngăn chặn những học sinh có nguy cơ RNCX cao có thể tiến triển vấn đề sang mức độ bệnh lý.

Ở Việt Nam

Theo Từ điển Thuật ngữ Tâm lý học (Vũ Dũng, 2012, tr.454), khái niệm v rối loạn cảm x c được định nghĩa là: “những biểu hiện mang tính dị thường, bệnh lý trong lĩnh vực cảm x c do những nguyên nhân khác nhau (do tổn thương thực thể não, do rối loại stress, do rối loạn tâm thần hoặc do bệnh cơ thể). Rối loạn cảm x c được dùng với hai nghĩa chính: các triệu chứng rối loạn cảm x c và bệnh rối loạn cảm x c.

Các triệu chứng rối loạn cảm x c bao gồm 3 nhóm triệu chứng chính:

1) Giảm và mất cảm x c: giảm khí sắc, vô cảm, mất cảm giác tâm thần;

2) Tăng hoặc dao động cảm x c; tăng khí sắc, khoái cảm, cảm x c say đắm - ngẩn ngơ, cảm x c không ổn định;

3) Các cảm x c dị thường: cảm x c ngược chi u, cảm x c nghịch thường.

Trong đ tài “Nghiên cứu rối nhi u cảm x c và cơ chế ứng phó ở học sinh trung học cơ sở”, tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng cho rằng: “Rối nhi u cảm x c là các biểu hiện bất thường và bất ổn v mặt cảm x c, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, thường biểu hiện bằng các dấu hiệu v nhận thức, cảm x c, hành vi và và các triệu chứng v cơ thể nhưng không kèm theo các triệu chứng loạn thần” (Nguy n Thị Minh Hằng, 2014, tr.35).

31

Nếu như khái niệm rối loạn cảm x c được đưa ra trong Từ điển thuật ngữ Tâm lý học nhấn mạnh đến các triệu chứng của rối loạn cảm x c, thì tác giả Nguy n Thị Minh Hằng (2014) lại nhấn mạnh đến đặc điểm và ảnh hưởng v mặt chức năng cá nhân cũng như các phương diện biểu hiện của RNCX/rối loạn cảm x c. Tuy nhiên, tác giả Nguy n Thị Minh Hằng (2014) sử dụng khái niệm RNCX với hàm ý bao gồm cả những biểu hiện bất thường và bất ổn v cảm x c chứ không chỉ là những triệu chứng bệnh lý được xác lập rõ ràng bằng chẩn đoán và đánh giá lâm sàng. Với nghĩa như vậy, nội hàm của khái niệm RNCX của tác giả Nguy n Thị Minh Hằng (2014) phù hợp để nghiên cứu các vấn đ cảm x c ở học sinh THCS bởi hoạt động tâm lý ở trường học cần hướng nhi u đến phòng ngừa hơn là trị bệnh.

Khi các dấu hiệu bất thường, bất ổn ở học sinh được quan tâm và hóa giải sẽ không dẫn đến những rối loạn nặng mang tính bệnh lý. Với những lý do như vậy, ch ng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Nguy n Thị Minh Hằng và sử dụng khái niệm RNCX trong luận án này để nghiên cứu các vấn đ cảm x c ở học sinh THCS. Theo đó, nội hàm của khái niệm RNCX bao hàm không chỉ các triệu chứng bệnh lý mà cả những dấu hiệu bất thường, bất ổn và có ảnh hưởng đến các chức năng sống bình thường của cá nhân.

Với tinh thần như vậy, trong đ tài này ch ng tôi quan niệm:

“Rối nhiễu cảm xúc là các biểu hiện bất thường và bất ổn về mặt cảm xúc, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, thường biểu hiện bằng các dấu hiệu về cơ thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi nhưng không bao gồm các triệu chứng loạn thần”.

“Nguy cơ rối nhiễu cảm xúc là các biểu hiện bất thường và bất ổn về mặt cảm xúc, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân, biểu hiện trên bốn phương diện: cơ thể, nhận thức, cảm xúc, hành vi, chưa được kết luận là bệnh lý nhưng có thể trở thành bệnh lý nếu không được hỗ trợ kịp thời”.

Một phần của tài liệu Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(268 trang)