Chương 4. KẾT QUẢ NGHI N CỨU THỰC TIỄN VỀ THỰC TRẠNG
4.4. Thử nghiệm một số hoạt động phòng ngừa, can thiệp nguy cơ rối nhi u cảm x c cho học sinh trung học cơ sở
4.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn để thử nghiệm hoạt động phòng ngừa,
(1) Kết quả nghiên cứu ở mục 4.1 chương 4 đã chỉ ra nguy cơ RNCX ở học sinh THCS biểu hiện ở các mặt cơ thể, cảm x c, nhận thức, hành vi. Mặt cơ thể gắn với những biểu hiện v hơi thở, đau cơ thể. V mặt cảm x c, đó là những cảm x c tiêu cực như: sợ hãi, cô đơn, giận dữ, lo lắng. Mặt nhận thức gắn với nhận thức sai lệch và tiêu cực v bản thân như: “thấy mình kém cỏi, vô dụng”, “nghĩ mình sẽ thất bại trong học tập và cuộc sống”.
Mặt hành vi gắn với các hành vi tiêu cực, thu mình hoặc bị kích động.
113
(2) Các kết quả nghiên cứu mục 4.3 chương 4 chỉ ra các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý - xã hội bao gồm: tự đánh giá giá trị bản thân tích cực hoặc tiêu cực; điểm tựa xã hội; các vấn đ học đường (bạo lực học đường, áp lực học tập, mối quan hệ không tốt với giáo viên, vi phạm kỷ luật trường lớp); các vấn đ gia đình có tương quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến RNCX ở học sinh THCS.
(3) Can thiệp bằng hình thức sinh hoạt nhóm dưới dạng các buổi sinh hoạt ngoại khóa, nói chuyện chuyên đ , giáo dục kỹ năng sống là các biện pháp tác động cho phép trẻ em tham gia học hỏi lẫn nhau cách thức nhận diện RNCX và các cách thức ứng phó, giải quyết vấn đ . Hình thức can thiệp nhóm có thể tiến hành bằng nhi u hoạt động trải nghiệm - sáng tạo dưới dạng: tự thuật/ kể chuyện, vẽ tranh, làm các sản phẩm thủ công sáng tạo, các hoạt động nghệ thuật: nhảy, hát, m a, đóng kịch… gi p trẻ em thoải mái bộc lộ và khẳng định bản thân, củng cố ni m tin vào bản thân, phát triển tư duy tích cực, năng lực giải quyết vấn đ và sống thích nghi cùng môi trường xã hội.
Do vậy, nội dung của chương trình sinh hoạt nhóm trong chương trình thử nghiệm này sẽ tập trung vào hoạt động với chủ đ liên quan tới các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân và đặc điểm tâm lý xã hội có liên quan với nguy cơ RNCX ở các em đã được chỉ ra trong kết qủa nghiên cứu. Các yếu tố đó bao gồm: (1) giúp học sinh thay đổi những nhận thức tiêu cực, sai lệch v bản thân, tăng cường nhận thức, tư duy tích cực, tăng cường giá trị bản thân; (2) tăng cường khả năng tìm kiếm và thiết lập các “điểm tựa xã hội” tích cực, trong đó tập trung vào tăng cường các mối quan hệ bạn bè tích cực; (3) tăng cường kỹ năng để tự giải quyết các vấn đ học đường (áp lực học tập, sự tác động tiêu cực của bạn bè và bạo lực học đường, quan hệ với giáo viên thầy cô giáo, vi phạm kỷ luật trường lớp); (4) củng cố mối quan hệ với các thành viên trong gia đình và tăng cường kỹ năng giải quyết các vấn đ gia đình. Áp lực học tập là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến RNCX ở học sinh. Do đó, ch ng tôi lựa chọn hình thức tác động can thiệp bằng cách thiết kế hoạt động trải nghiệm, giáo dục KNS thông qua các hình thức vui chơi, thư giãn
114
như: đóng kịch, kể chuyện, hát, nhảy m a, vẽ, ngồi thi n, nghe nhạc... gi p bộc lộ cảm x c và giải quyết vấn đ . (Yếu tố đặc điểm nhân cách ch ng tôi không lựa chọn để đưa ra trong nội dung can thiệp sinh hoạt nhóm do đặc điểm nhân cách cá nhân là yếu tố mang tính ổn định, lâu dài, không d dàng can thiệp thông qua một vài hoạt động sinh hoạt nhóm). Các nội dung của khóa tập huấn này sẽ được thiết kế tập trung vào việc giúp trẻ tăng cường các kỹ năng sống tích cực liên quan đến nhóm các yếu tố ảnh hưởng đã được chỉ ra từ kết quả nghiên cứu để tự thay đổi bản thân mình nhằm thích ứng với môi trường bên ngoài chứ chưa đặt mục tiêu vào việc thay đổi các yếu tố môi trường gia đình, xã hội khách quan bên ngoài đang có ảnh hưởng đến trẻ.
4.4.1.2. Cơ sở thực tiễn
(1) Nhu cầu cần có một chương trình hỗ trợ phòng ngừa, can thiệp nguy cơ RNCX cho học sinh.
Kết quả lấy ý kiến các học sinh tham gia vào nghiên cứu cho thấy có đến 92.5% học sinh cho rằng “cần thiết phải có một chương trình phòng ngừa RNCX cho học sinh”. Những gợi ý cụ thể hơn cho chương trình này cũng được các học sinh thể hiện bằng các ý kiến được nêu trong bảng khảo sát. Trong đó: 89.9%
học sinh cho rằng: “chương trình nên được triển khai trong trường học”. 81.4%
học sinh đ xuất: “chương trình nên được tổ chức cho cả giáo viên và học sinh cùng tham gia”. 79.1% các em gợi ý: “chương trình nên được tổ chức với quy mô toàn trường”.
Bên cạnh đó, các nội dung liên quan đến chương trình giáo dục, phòng ngừa nguy cơ RNCX được đưa ra đ u được phần lớn các em cho rằng “cần thiết”. Trong đó, những nội dung có tỉ lệ nhi u học sinh cho rằng cần thiết nhất phải có, đó là:
“quan hệ và ứng xử với thầy cô giáo” (86.0%), “quan hệ và ứng xử với bạn bè”
(85.2%), “phòng chống bạo lực học đường” (84.6%). Tiếp đó là các chủ đ : “kỹ năng đặt mục tiêu và giảm áp lực thi cử” (79.7%), “kỹ năng tìm kiếm nguồn lực trợ giúp” (77.2%), “nhận diện cảm xúc tiêu cực” và “thay đổi nhận thức tiêu cực để kiểm soát cảm xúc” (75.5%).
115
Bảng 4.22: Các chủ đề cần được triển khai trong chương trình giáo dục, phòng ngừa nguy cơ RNC
Chủ đề Cần thiết
(%)
1. Nhận diện cảm xúc tiêu cực 75.5
2. Quản lý cảm xúc tiêu cực 70.5
3. Thay đổi nhận thức tiêu cực để kiểm soát cảm xúc 75.5 4. Kỹ năng tìm kiếm nguồn lực trợ giúp (tìm kiếm hỗ trợ của
người khác) 77.2
5. Tự nhận thức và xác định giá trị bản thân 82.8
6. Quan hệ và ứng xử với bạn bè 85.2
7. Quan hệ và ứng xử với thầy cô giáo 86.0
8. Phòng chống bạo lực học đường 84.6
9. Kỹ năng đặt mục tiêu và giảm áp lực thi cử 79.7
Bên cạnh đó, 97.5% ý kiến của giáo viên, phụ huynh học sinh và cán bộ bảo vệ trẻ em tại địa phương trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đ u cho rằng “rất cần thiết” phải có một chương trình giáo dục và phòng ngừa rối nhi u cảm x c và các vấn đ sức khỏe tinh thần cho học sinh. “Việc có một chương trình như vậy (chương trình phòng ngừa, can thiệp nguy cơ RNCX) là rất cần thiết bởi hiện nay các em học sinh ngày càng phải chịu nhiều áp lực như: áp lực học tập vì chương trình học rất nhiều, áp lực từ sự kỳ vọng của cha mẹ về thành tích học tập của con cái... Những biểu hiện về của nguy cơ RNCX ở các em xuất hiện rất phổ biến. Có những em khi kết quả học tập, thi cử không được như mong đợt còn có những ý nghĩ tiêu cực như: tự muốn hủy hoại bản thân, ngại tiếp xúc với bạn bè, thậm chí có khi còn có ý nghĩ muốn tự tử”. (Trích ý kiến phỏng vấn sâu cô B.N - giáo viên trường THCS ĐTĐ - Hà Nội).
Hay như ý một ý kiến khác của cô L.T.B.H - Hiệu trưởng trường THCS LN - Bắc Kạn chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn sâu: “Các học sinh học sinh gặp nhiều vấn đề liên quan tới nguy cơ RNCX lắm, nhất là những học sinh ở nội trú.
Các em học sinh ở vùng cao bây giờ bị ảnh hưởng bởi internet nhiều lắm. Nhiều em sử dụng điện thoại và giao lưu, kết bạn, chơi điện tử ở trên mạng suốt ngày, ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt. Nhiều học sinh có hôm trốn thầy cô ra ngoài
116
chơi điện tử đến khuya muộn không về, hôm sau không lên lớp học được. Các thầy cô giáo không có nhiều kinh nghiệm để giải quyết hết các vấn đề này nên nhiều khi thấy rất mệt mỏi. Nhà trường rất mong có được sự hỗ trợ để có những chương trình phòng ngừa, can thiệp các vấn đề tâm lý cho các em. (Ý kiến cô B.H - Hiệu trưởng THCS LN- Bắc Kạn).
Do vậy, có thể khẳng định việc có một chương trình phòng ngừa, can thiệp nguy cơ RNCX nói riêng và một chương trình tổng thể để phòng ngừa, can thiệp các vấn đ sức khỏe tinh thần học đường là hết sức cần thiết không chỉ đối với riêng các trường ở thành phố lớn như Hà Nội, mà còn đặc biệt cần thiết với ngay cả các trường THCS tại mi n n i như Bắc Kạn. Một chương trình để gi p học sinh phòng ngừa, can thiệp và ứng phó tốt với các vấn đ cảm x c cần là một chương trình tổng thể và toàn diện với các nội dung cơ bản gồm:
- Các hoạt động nhằm phòng ngừa RNCX
- Xây dựng hồ sơ tâm lý cho học sinh toàn trường - Chẩn đoán, đánh giá tâm lý học sinh định kỳ - Can thiệp tâm lý cho học sinh
- Tổ chức các câu lạc bộ, các hình thức sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh.
(Nguy n Thị Minh Hằng, 2014).
Tuy nhiên, trong khuôn khổ nguồn lực của nghiên cứu này, ch ng tôi không có đi u kiện để triển khai một chương trình tổng thể phòng ngừa và can thiệp mà chỉ lựa chọn một số hoạt động cụ thể để thực hiện thử nghiệm tại ba trường THCS thuộc địa bàn nghiên cứu huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn.
(2) Các nguồn lực hỗ trợ mà nghiên cứu đã nhận được để triển khai chương trình thử nghiệm tác động
Để triển khai hoạt động thử nghiệm tác động, nghiên cứu đã nhận được rất nhi u nguồn lực trợ gi p, cụ thể phải kể đến như sau:
a/ Tổ chức Childfund Việt Nam
Child Fund là tổ chức phi chính phủ của Úc, hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tổ chức Child Fund đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu để triển khai thực hiện hoạt động khảo sát và một số hoạt động thử nghiệm phòng ngừa, can thiệp tác động với nhóm học sinh có nguy cơ RNCX cao được phát hiện tại huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu của chương trình này
117
bên cạnh việc nhằm hỗ trợ triển khai luận án, tổ chức Child Fund còn mong đợt có thêm những kết quả cụ thể được công bố từ những nghiên cứu chuyên sâu để phân tích các vấn đ và nhu cầu thực sự của trẻ em tại cộng đồng Huyện Ngân Sơn - Tỉnh Bắc Kạn, để từ đó tiếp tục đưa ra những chương trình hỗ trợ tổng thể cho trẻ em một cách phù hợp nhất.
Với sự hỗ trợ của Child Fund, nhóm nghiên cứu thực hiện thí điểm một vài hoạt động phòng ngừa RNCX và can thiệp với một số học sinh có RNCX nguy cơ cao. Cụ thể là:
- Hoạt động phòng ngừa: Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 03 cuộc nói chuyện v chủ đ nhận diện và phòng ngừa RNCX cho toàn bộ học sinh, giáo viên và cán bộ bảo vệ trẻ em tại địa bàn 03 trường được nghiên cứu.
- Hoạt động can thiệp: Nhóm nghiên cứu đã tổ chức 04 đợt sinh hoạt - tham vấn nhóm cho một số học sinh được lựa chọn ngẫu nhiên từ nhóm học sinh được sàng lọc có nguy cơ RNCX ở mức cao trong số những khách thể nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, với mục tiêu chia sẻ kết quả nghiên cứu và hướng đến nhân rộng mô hình nghiên cứu, kết nối và vận động chính sách với các bên liên quan (giáo dục, y tế, LĐTB-XH, tâm lý học, công tác xã hội, chính quy n địa phương...) trong hoạt động chăm sóc sức khỏe tinh thần học đường, tổ chức Child Fund còn kết hợp với nhóm nghiên cứu triển khai một hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu với quy mô cấp tỉnh, có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan ở cấp Trung Ương.
b/ Phòng giáo dục - đào tạo huyện Ngân Sơn
Trong quá trình triển khai nghiên cứu, từ giai đoạn khảo sát cho đến các hoạt động thử nghiệm can thiệp và tác động, nghiên cứu đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Ban lãnh đạo và các chuyên viên của phòng giáo dục đào tạo huyện Ngân Sơn. Phòng Giáo dục huyện đã hỗ trợ công tác lựa chọn các trường tham gia nghiên cứu và bố trí cán bộ theo sát và hỗ trợ toàn bộ công tác tổ chức các hoạt động của nghiên cứu tại các trường, chỉ đạo các trường tham gia phối hợp với đoàn nghiên cứu.
118
c/ Ban Giám hiệu ba trường THCS tại huyện Ngân Sơn
Trong quá trình triển khai hoạt động thử nghiệm phòng ngừa (nói chuyện chuyên đ ), Ban Giám hiệu và các giáo viên của cả ba trường tham gia nghiên cứu đã phối hợp chặt chẽ với nhóm nghiên cứu trong công tác tổ chức. Đặc biệt, Ban Giám hiệu và các giáo viên trường THCS LN - trường được lựa chọn nhóm học sinh tham gia hoạt động thử nghiệm can thiệp RNCX đã phối hợp và hỗ trợ công tác tổ chức: địa điểm, hậu cần, tập trung và quản lý học sinh trong suốt 4 đợt của hoạt động thử nghiệm tác động.
d/ Sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia tâm lý học, công tác xã hội Suốt quá trình triển khai thực hiện thử nghiệm hoạt động phòng ngừa, can thiệp, nghiên cứu đã nhận được sự hỗ trợ chuyên môn, tham gia triển khai trực tiếp hoặc đóng góp ý kiến xây dựng chương trình thử nghiệm từ các chuyên gia tâm lý học: PGS.TS. Nguy n Thị Minh Hằng, PGS.TS Văn Thị Kim C c và các chuyên gia công tác xã hội: GS.TS Frances Crawford- Đại học New England - nước Úc, là giảng viên thỉnh giảng tại khoa Công tác xã hội - Đại học Sư phạm Hà Nội, ThS.
NCS Ngô Thị Thanh Mai - giảng viên khoa Công tác xã hội, phụ trách giảng dạy bộ môn kỹ năng sống, giá trị sống, ThS. Tâm lý học Nguy n Thị Phương Thảo - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
GS. Frances và ThS.NCS. Ngô Thị Thanh Mai tại khu nhà ở học sinh bán tr
119
(3) Phạm vi giới hạn của chương trình thử nghiệm
Mặc dù nghiên cứu đã nhận được rất nhi u nguồn lực hỗ trợ, cả v tài chính và chuyên môn, kỹ thuật, tuy nhiên, với chương trình thử nghiệm tác động phòng ngừa, can thiệp nguy cơ RNCX cho học sinh THCS, trong khuôn khổ thời hạn của một đ tài luận án, quy mô của chương trình thử nghiệm vẫn bị giới hạn bởi những yếu tố sau:
+ V thời gian: Luận án của nghiên cứu sinh cần được hoàn thành trong năm 2017.
Bên cạnh đó, các hoạt động thử nghiệm phòng ngừa và can thiệp chỉ có thể được thực hiện trước khi học sinh kết th c năm học 2016 - 2017. Như vậy, nghiên cứu chỉ có khoảng thời gian tiến hành các hoạt động thử nghiệm trong vòng 4 tháng (từ tháng 2 đến cuối tháng 5 năm 2017).
+ V nguồn lực: kinh phí để triển khai các hoạt động được giới hạn trong đi u khoản tham chiếu thử nghiệm chương trình đã được ký kết và hỗ trợ bởi tổ chức Child Fund.
Do vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn để tổ chức chương trình thử nghiệm các hoạt động trong khoảng thời gian 4 tháng với các nội dung sau:
- Ba buổi nói chuyện chuyên đ tại 03 trường tham gia nghiên cứu dành cho học sinh, giáo viên toàn trường và đại diện các phụ huynh, cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã - Một chương trình thử nghiệm tác động phòng ngừa, can thiệp RNCX cho nhóm học sinh có nguy cơ RNCX cao tại trường THCS LN- BK.