2.3. Rối nhi u cảm x c ở học sinh trung học cơ sở
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối nhiễu cảm xúc ở học sinh trung học cơ sở
Trên cơ sở khái quát các nghiên cứu cụ thể, chúng tôi phân loại các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nguy cơ RNCX ở học sinh THCS theo hai nhóm yếu tố cơ bản, đó là: (1) các yếu tố tâm lý cá nhân và (2) các yếu tố tâm lý xã hội. Nhóm yếu tố tâm lý cá nhân bao gồm các yếu tố: tự đánh giá v giá trị bản thân; đặc điểm nhân cách. Nhóm các yếu tố tâm lý xã hội bao gồm: ảnh hưởng của điểm tựa xã hội; các vấn đ học đường; các vấn đ gia đình.
Trong phạm vi của luận án, ch ng tôi cũng sẽ tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản nêu trên tới nguy cơ RNCX ở trẻ VTN.
2.3.3.1. Yếu tố tâm lý cá nhân
a/ Tự đánh giá về giá trị bản thân
Theo nghĩa thông thường, “đánh giá là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật” (Từ điển Tiếng Việt, 1991). Một nghiên cứu trên 361 trẻ VTN từ lớp 7 đến lớp 12 cho thấy những trẻ tự đánh giá v giá trị bản thân thấp thường sử dụng cách ứng phó lảng tránh nhi u hơn so với những trẻ tự đánh giá cao v giá trị bản thân và đây là nguy cơ cho các vấn đ RNCX (Chapman và Mullis, 1999). Đây cũng là nội dung đã được nhi u tác giả nghiên cứu (Lane, Andrew, Liz, 2002). Nghiên cứu của Đinh Thị Hồng Vân, 2014 chỉ ra: những trẻ tự đánh giá cao v bản thân thường có xu hướng sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đ (như tìm kiếm chỗ dựa xã hội để lý giải, lập kế hoạch và gia tăng nỗ lực), trong khi đó những trẻ có tự đánh giá thấp giá trị bản thân thường sử dụng những cách ứng phó kém thích nghi như các
44
hành vi lảng tránh và tự đổ lỗi. Đi u này dẫn đến nguy cơ gia tăng rối nhi u cảm x c ở những trẻ có tự đánh giá thấp v giá trị bản thân. Luận án sẽ tìm hiểu và làm rõ ảnh hưởng của tự đánh giá v giá trị bản thân đối với nguy cơ RNCX ở học sinh THCS.
b/ Đặc điểm nhân cách
Vấn đ nhân cách từ lâu đã được nhi u ngành khoa học xã hội quan tâm, nghiên cứu. Khi đ cập đến đặc điểm nhân cách, các trường phái xem xét trên nhi u khía cạnh khác nhau thuộc cấu tr c nhân cách như: Lý thuyết phân tâm bàn v đặc điểm của Cái Nó, Cái Tôi và Cái Siêu tôi; Lý thuyết hành vi tập nhi m xã hội xem xét tổng số các kích thích - phản ứng được tập quen mà cá nhân phát triển qua sự tương tác với môi trường (Nguy n Thị Hồng Nga, 2011).
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu sử dụng tiếp cận lý thuyết nhân cách của Hans Eysenck như nghiên cứu của Lê Thị Thanh Thủy v “những yếu tố tâm lý - xã hội liên quan tới tràm cảm ở phụ nữ sau sinh” (Lê Thị Thanh Thủy, 2015), nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái, Ngô Xuân Điệp (2016) v “Phụ nữ sau sinh - rối nhi u tâm lý và biện pháp hỗ trợ” (Trần Thị Minh Đức, Bùi Thị Hồng Thái, Ngô Xuân Điệp, 2016).
Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng tiếp cận theo lý thuyết nhân cách của Hans Eysenck, coi “đặc điểm của nhân cách là tính ổn định/ không ổn định của hệ thần kinh và khí chất hướng ngoại/ hướng nội của nhân cách” (Eysenck H. J, 1958).
Trẻ thuộc kiểu hình thần kinh và khí chất nêu trên sẽ có những đặc điểm tính cách cụ thể như sau.
- Hướng nội không ổn định: Người có khí chất hướng nội và hệ thần kinh không ổn định được xem là người ưu tư ủy mị. Ở họ, các quá trình tâm lý di n ra một cách chậm chạp. Người thuộc kiểu khí chất này thường phản ứng lại các kích thích một cách khó khăn, hay cảm thấy mệt mỏi v thể lực và tinh thần, những kích thích mạnh, liên tục, kéo dài luôn là thách thức đối với kiểu người này. Họ là người tự ti, tự đánh giá mình thấp, ngại đối đầu, va chạm, là người hướng nội, nhạy cảm cao họ d cảm thấy bị x c phạm, chịu đựng những giận dỗi một cách nặng n , hay u sầu, buồn bã, là người của “quá khứ” hay bị chìm đắm vào những việc đã xảy ra Trong giao tiếp, người có kiểu khí chất này có khuynh hướng khép kín thường l ng t ng, vụng v trong những hoàn cảnh mới. Trong những đi u kiện không thuận lợi, những học sinh có kiểu khí chất này có thể sẽ phát triển những đặc điểm như d bị
45
tổn thương, ngã lòng nản chí, u sầu, hay lo lắng, nghi ngờ, giấu giếm, bi quan, xa lánh tập thể, sống với thế giới nội tâm của mình.
- Hướng nội ổn định: Trẻ có khí chất hướng nội và hệ thần kinh ổn định được xem là người đi m tĩnh. Các em có những nét tính cách như không vội vàng hấp tấp; ít có xu hướng tiếp cận sự mới lạ; thích duy trì, gìn giữ những kinh nghiệm, d trở thành người bảo thủ; ưa thực tế, không mơ mộng viển vông, sống chắc chắn, đáng tin cậy, có khả năng chịu đựng những khó khăn, là người thích sự ngăn nắp, trật tự, thích những hoàn cảnh quen thuộc, không thích những thay đổi, xáo trộn trong tư duy và cuộc sống; thiếu tính mạo hiểm. Trong quan hệ giao tiếp với người khác, người đi m tĩnh luôn bình thản, cởi mở có mức độ, tâm trạng khá ổn định.
Mọi quá trình tâm lý của họ đ u di n ra chậm chạp. Sự chậm chạp này có thể cản trở họ trong công việc học tập, đặc biệt ở nơi nào đòi hỏi phải nhớ nhanh, hiểu nhanh, làm nhanh.
- Hướng ngoại không ổn định: Người có đặc điểm nhân cách hướng ngoại không ổn định được coi là người nóng nảy, d bị nổi xung, cáu bẳn, d bị kích động, khi bị kích động không làm chủ được hành vi, là người khi hành động d bị chi phối bởi các cảm x c nhất thời, tính nóng khó tự kìm chế. Trong sự giao tiếp với người khác, người có kiểu khí chất này thường thể hiện tính gay gắt, d nổi nóng, d bị kích thích, không ki m chế được mình. Họ ít có khả năng đánh giá cử chỉ người khác một cách khách quan và do đó, thường tạo ra những tình huống xung đột trong tập thể. D bày tỏ thái độ chủ quan trước các vấn đ của người khác, nên d làm mất lòng người khác.
- Hướng ngoại ổn định: Người có đặc điểm nhân cách hướng ngoại ổn định được coi là người hăng hái, hoạt bát: Đây là kiểu người sống động, ham hiểu biết, linh hoạt, có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt, cân bằng trong cuộc sống, sôi nổi, luôn vui tươi, yêu đời. Họ là người luôn hướng tới tương lai, d thích nghi, học hỏi, làm quen với những thay đổi, những mới lạ, là người thích sáng tạo. Người hướng ngoại ổn định quan tâm nhi u đến các khía cạnh khác nhau của cuộc sống, là người chóng quên những đi u giận dỗi, d dàng thiết lập quan hệ, nhanh chóng làm quen với những người khác, cởi mở, thiện chí. Nhược điểm của kiểu người này là d tự tin, d chủ quan, cậy sức, d nản lòng khi công việc gặp khó khăn, thất bại, khi làm công việc đơn giản, đơn điệu.
46
RNCX có thể xuất hiện ở bất kỳ một loại hình nhân cách nào, tuy nhiên nhi u nghiên cứu cho thấy RNCX hay gặp ở những người có đặc điểm nhân cách như lo âu, tránh né, phụ thuộc, ám ảnh và kịch tính. Những cá nhân này không thể mang lại cho họ một sự củng cố hiệu quả và họ tìm kiếm củng cố từ xã hội, theo cách được tán thành và thưởng, đặc biệt từ những người thân thiết. Họ có thể trở nên RNCX d hơn khi phải đối mặt với cái chết, ly dị, từ bỏ, sự cách ly khỏi xã hội, những lời phê bình tiêu cực hay chỉ trích từ những thành viên trong gia đình, hoặc mất mát đi sự củng cố. Những sự kiện cuộc sống căng thẳng có thể góp phần khởi phát hay kéo dài RNCX (Stuart, S., et O'Hara, M. ,1995).
2.3.3.2. Yếu tố tâm lý xã hội
a/ Ảnh hưởng của điểm tựa xã hội
Sự liên kết xã hội và các mối quan hệ giữa mọi người với nhau đã tạo nên những chỗ vững chắc cho cuộc sống của mỗi người. V cơ bản, điểm tựa/ chỗ dựa xã hội có thể hiểu là những nơi mà con người có thể nhận được các nguồn cảm x c, thông tin, ủng hộ, trợ gi p... thông qua các mối quan hệ xã hội, là nơi con người có thể tin tưởng, là chỗ dựa cả vật chất lẫn tinh thần (Phan Thị Mai Hương, 2007).
Theo Phan Thị Mai Hương (2007), chỗ dựa xã hội bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức, tôn giáo, tín ngưỡng. Như vậy, chỗ dựa xã hội có thể trợ gi p con người trên ba mặt: sự hỗ trợ v mặt vật chất, thông tin (để giải quyết vấn đ ) và cảm x c. Ở lứa tuổi VTN, các chỗ dựa xã hội trẻ thường tìm đến khi gặp khó khăn là thầy cô, bố mẹ, bạn bè và các chuyên gia tham vấn, tư vấn. Trong đó, bố mẹ và bạn bè là hai chỗ dựa các em thường tìm đến hơn (Phan Thị Mai Hương, 2007;
Schonert-Reichl, 1994, theo Frydenberg, 2002).
Nhìn chung, những người có chỗ dựa xã hội tốt thường sẽ có khả năng ứng phó và đương đầu tốt hơn với các tác nhân gây rối nhi u. Do vậy, họ cũng ít có khả năng gặp phải các vấn đ RNCX hơn. Yếu tố này cũng sẽ được kiểm chứng trong nghiên cứu của ch ng tôi.
b/ Các vấn đề học đường
Bối cảnh xã hội hiện đại cũng đặt ra những thách thức vô cùng to lớn đối với trẻ em và thanh thiếu niên (Đinh Thị Hồng Vân, 2014; Đỗ Thị Lệ Hằng, 2013;
Nguy n Thị Minh Hằng, 2014). Có thể kể ra những đi u kiện bất lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em như sau:
47
- Về mặt xã hội: các thiết chế giáo dục xã hội ngày càng ít dần đi và không thực hiện hết các vai trò giáo dục cộng đồng như trước đây nữa. Thậm chí, không gian cho hoạt động vui chơi lành mạnh và giáo dục cộng đồng dần dần mất đi. Trẻ em không còn được tắm mình trong thiên nhiên và các sinh hoạt cộng đồng như trước đây. Đây là một thiệt thòi lớn cho các em, làm mất đi cơ hội được vui chơi, học hỏi và chia sẻ, gi p đỡ những người xung quanh để tạo ra tình thân ái chung, làm giàu tâm hồn và cuộc sống của các em. Thêm vào đó, quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của internet bên cạnh nhi u tiện ích song cũng ẩn chứa rất nhi u độc hại và nguy hiểm, nhất là đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Các em bị chi phối rất nhi u thời gian và năng lượng vào việc sử dụng các chương trình trên internet như game, facebook và đi u đó khiến cuộc sống, sinh hoạt bình thường của nhi u em bị xáo trộn. Thêm vào đó, chỉ cần hơi bất cẩn, thông tin không có lợi của VTN có thể nhanh chóng lan truy n làm khiến các em rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, thu mình lại hoặc tìm cách tự cô lập, thậm chí là tìm đến cái chết.
- Về phía nhà trường: Nhà trường hiện đại cũng đối mặt với rất nhi u thách thức và khó khăn. Chương trình học quá tải, học sinh luôn bị căng thẳng bởi các áp lực và thành tích học tập. Bên cạnh đó, chương trình học tập, thi cử lại thường xuyên thay đổi gây áp lực và khó khăn cho cả học sinh và giáo viên.
Cuộc sống của các giáo viên còn nhi u khó khăn khiến bên cạnh việc tập trung vào nhiệm vụ giảng dạy, họ còn phải lo lắng bởi vấn đ mưu sinh. Tất cả những đi u đó đã phần nào hạn chế chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay, trong đó, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức. Việc học văn hóa với cường độ và áp lực cao song các nhà trường lại rất thiếu việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, trang bị giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Vì vậy, học sinh thiếu đi các cơ hội để được giáo dục toàn diện cả v kiến thức, nhân cách và các kỹ năng sống thiết yếu.
Như vậy, việc trẻ VTN trải nghiệm các tình huống tiêu cực trong quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo, việc áp lực trong học tập, bạo lực học đường hay thiếu kỹ năng để giải quyết các vấn đ học tập, trường lớp có ảnh hưởng ra sao tới nguy cơ RNCX ở trẻ? Đây cũng là yếu tố được ch ng tôi đặt ra để tìm hiểu trong nghiên cứu này
48 c/ Các vấn đề từ phía gia đình
Nghiên cứu của các tác giả Fortin và Dupuis (2002, dẫn theo Nguy n Bá Đạt, 2014, Trương Thị Khánh Hà, 2011; Trương Quang Lâm, 2012, Nguy n Thị Minh Hằng, 2014, Nguy n Thị Anh Thư, 2017) đã chỉ ra hiện nay, cuộc sống mưu sinh bận rộn và vất vả đã tước đi của nhi u trẻ em cuộc sống gia đình bình thường. Cha mẹ và con cái rất ít có thời gian gặp nhau trong ngày, chưa nói đến việc chia sẻ, tâm giao. Nhi u cha mẹ không dành đủ thời gian để giáo dục con cái. Bên cạnh những cha mẹ có phong cách giáo dục dân chủ, còn rất nhi u cha mẹ áp dụng phong cách giáo dục độc đoán hoặc tự do đối với con cái. Một số cha mẹ có cuộc sống không thật chuẩn mực để có thể làm gương cho con cái noi theo. Đi u này làm cho trẻ em không tìm được chỗ dựa v tinh thần, tâm lý trong gia đình đồng thời vô tình đã góp phần đẩy các em ra ngoài xã hội đầy rẫy cạm bẫy. Với vốn sống còn ít ỏi, hạn chế, thiếu kỹ năng ứng phó với những tình huống mới và phức tạp trong cuộc sống trong khi n n tảng đạo đức và đạo lý còn lỏng lẻo tạo thành những yếu tố khiến trẻ d mắc các RNCX và hành vi, trong đó không ít trường hợp đã dẫn các em đến những hành vi phạm pháp. Đồng thời với đó, tình trạng bạo lực gia đình cũng là một trong những vấn đ xuất hiện trong xã hội ngày nay. Việc phải sống trong môi trường gia đình có bạo lực, cha mẹ không hòa thuận là yếu tố có liên quan mật thiết tới rối nhi u tâm lý, trong đó có rỗi nhi u cảm x c ở trẻ em (Nguy n Bá Đạt, 2014).
Như vậy, các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý cá nhân: tự đánh giá giá trị bản thân, đặc điểm nhân cách và các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý - xã hội: điểm tựa xã hội, các vấn đ học đường và các vấn đ gia đình đã được các nghiên cứu trước đây chỉ ra có liên quan tới rối nhi u cảm x c ở VTN. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu riêng tập trung trả lời câu hỏi: “Những yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đối với RNCX ở trẻ VTN?”. Do vậy, nghiên cứu này sẽ kiếm chứng mối liên hệ giữa hai yếu tố: các đặc điểm tâm lý cá nhân và các đặc điểm tâm lý xã hội nêu trên và làm rõ yếu tố được dự báo có ảnh hưởng lớn nhất đối với RNCX ở học sinh THCS.
49 Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, luận án đã đ cập đến những vấn đ cơ sở lý luận v RNCX ở học sinh THCS và các yếu tố ảnh hưởng đến RNCX ở các em.
Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận v rối nhi u cảm x c và lý luận v học sinh THCS, ch ng tôi đưa ra khái niệm: “Rối nhiễu cảm xúc ở học sinh THCS là các biểu hiện bất thường và bất ổn về mặt cảm xúc ở các học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Các biểu hiện này gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của các em, thường biểu hiện bằng các dấu hiệu về cơ thể, cảm xúc, nhận thức, hành vi nhưng không kèm theo các triệu chứng loạn thần”. RNCX trong nghiên cứu này được xem xét ở khía cạnh phát hiện nguy cơ để phòng ngừa và can thiệp, không nhằm mục tiêu kết luận, chẩn đoán lâm sàng ở mặt bệnh.
Các dấu hiệu của RNCX ở học sinh THCS được phân loại căn cứ chủ yếu trên các biểu hiện của stress, trầm cảm, lo âu được liệt kê theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM - 5, 2013 và tiểu thang “Căng thẳng cảm x c” của “Thang đo tổng quát hành vi Conner” (Conners CBRS, 2010). Ngoài ra, ch ng tôi còn bổ sung một số dấu hiệu RNCX cho phù hợp với đặc điểm của nhóm khách thể nghiên cứu là VTN học sinh THCS như: ý nghĩ thất bại v học tập và cuộc sống; không muốn đi học;
kết quả học tập giảm s t.
RNCX ở học sinh THCS chịu ảnh hưởng của nhi u yếu tố khác nhau, bao gồm nhóm các yếu tố thuộc v đặc điểm tâm lý cá nhân và các yếu tố thuộc v đặc điểm tâm lý xã hội. Trong nghiên cứu này, ch ng tôi đưa ra nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm tâm lý - cá nhân có thể ảnh hưởng tới RNCX gồm: tự đánh giá giá trị bản thân, đặc điểm nhân cách. Nhóm các yếu tố thuộc v đặc điểm tâm lý - xã hội có thể ảnh hưởng gồm: điểm tựa xã hội, các vấn đ học đường, các vấn đ gia đình. Đây là cơ sở để luận án có thể tiến hành triển khai trên thực ti n.