Nguyên tắc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 20 - 23)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

1.1. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa tại Ủy

1.1.4. Nguyên tắc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

Việc áp dụng thực hiện cơ chế “Một cửa” cần đảm bảo các nguyên tắc:

Thứ nhất, TTHC đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.

Thực tế cho thấy, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp qua nhiều cửa khác nhau vì vậy, nguyên tắc thủ tục hành chính được thực hiện đơn giản, tiết kiệm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, giảm phiền hà, tốn kém cho người dân và doanh nghiệp.

Thủ tục hành chính đơn giản, tiết kiệm sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Điều này đòi hỏi phải giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn. Do đó, nhà nước phải rà soát lại các văn bản pháp luật về thủ tục hành chính, bãi bỏ các loại giấy tờ không cần thiết; cần có sự phân công rành mạch rõ ràng trách nhiệm giữa các cơ quan, bộ phận trong cùng một cơ quan và từng cán bộ có thẩm quyền, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, sự đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau.

Thủ tục hành chính phải rõ ràng. Đây là một nguyên tắc quan trọng vì sự thiếu rõ ràng của hệ thống thủ tục hành chính trong việc giải quyết các nhu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức gây nhiều khó khăn cho công dân, tổ chức khi đến cơ quan quản lý nhà nước để xin giải quyết một vấn đề nào đó. Sự không rõ ràng của thủ tục hành chính cũng nảy sinh tiêu cực trong thực hiện thủ tục hành chính.

Giữa chủ thể tham gia và chủ thể thực hiện thủ tục hành chính bình đẳng với nhau trước pháp luật. Cụ thể, đối với chủ thể tham gia, là cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục do pháp luật quy định, phải đảm bảo có đủ giấy tờ cần thiết có giá trị pháp lý mà pháp luật quy định. Ngược lại, đối với chủ thể thực hiện thủ tục hành chính, phải giải quyết yêu cầu, đòi hỏi của công dân, tổ chức khi đề nghị của họ có đủ điều kiện luật định.

Cần tránh tình trạng yêu cầu của dân gởi đến cơ quan nhà nước không được giải quyết kịp thời, mặc dù thủ tục hoàn toàn đầy đủ, chính xác. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này, đòi hỏi những quy định về thủ tục hành chính phải rõ ràng, cụ thể, quy định rõ trách nhiệm, nội dung, thời hạn giải quyết công việc của cơ quan nhà nước, cán bộ có thẩm quyền.

Thứ hai, công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân

Thủ tục hành chính phải công khai. Công khai hoá quy trình, thủ tục hành chính, đặc biệt trong việc giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, các tổ chức là đều kiện góp phần tăng hiệu quả của quá trình giải quyết các yêu cầu. Công dân, các tổ chức biết rõ được họ cần phải làm gì, cần chuẩn bị những vấn đề gì, loại giấy tờ gì trước khi đến cơ quan yêu cầu giải quyết công việc. Mặt khác người thừa hành công vụ sẽ không có điều kiện để lợi dụng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân. Công khai còn là cơ sở để kiểm tra quá trình thực hiện thủ tục, do đó nó là căn cứ để đánh giá trách nhiệm của nhà nước trong việc thực hiện nghĩa vụ với dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức thực hiện thủ tục hành chính.

Thứ ba, nhận yêu cầu và trả lại kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ của các nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại là bộ phận được trang bị các thiết bị hiện đại và ứng dụng phần mềm điện tử trong các giao dịch hành chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong việc công khai, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ để chuyển đến các cơ quan chuyên môn giải quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế “Một cửa” trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ tư, bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian cho tổ chức, công dân.

Trong thực hiện công tác CCHC, việc đề xuất những giải pháp để đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện, đúng thời gian cho tổ chức, công dân là vô cùng cần thiết. Muốn thực hiện được điều đó thì bảng công khai thủ tục hành chính phải rõ ràng, đầy đủ, đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu. Phân rõ từng loại thủ tục hành chính, tránh nhập nhằng, khó hiểu. Đặc biệt là nội dung công khai phải ngắn gọn, không dài dòng, phức tạp, đảm bảo cho người dân dễ tiếp cận và thực hiện. Và một điều không thể thiếu là khi có thay đổi nội dung thủ tục hành chính theo quy định của cấp trên thì phải cập nhật ngay những nội dung thay đổi vào bảng công khai để người dân biết và thực hiện đúng. Không để các nội dung công khai đã cũ, hết hiệu lực trên bảng công khai để tránh nhầm lẫn.

Thứ năm, đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân

Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức và công dân là trách nhiệm của các bộ phận chuyên môn thuộc UBND các cấp và các ban, ngành có liên quan. Thường xuyên theo dõi, cập nhật những thay đổi quy định về thủ tục, trình tự, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân do cấp có thẩm quyền ban hành để đưa vào áp dụng.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)