Chương 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠI TỪ
3.1 Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ và Bộ phận Một cửa
3.1.1 Khái quát về Ủy ban nhân dân huyện Đại Từ
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Huyện Đại Từ nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thái Nguyên, tên gọi Đại Từ đã có từ lâu đời, thời Hùng Vương, Đại Từ thuộc bộ Vũ Định, thời nhà Lý, Đại Từ thuộc phủ Phú Lương. Thời nhà Lê, Đại Từ là một huyện thuộc phủ Phú Bình của thừa tuyên Ninh Sóc. Năm 1466, Đại Từ thuộc phủ Phú Bình, đạo Thái Nguyên. Năm 1835, dưới thời nhà Nguyễn, Đại Từ thuộc phủ Tòng Hoá của tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 01/8/1922, Đại Từ sáp nhập với Châu Văn Lãng (phía bắc của huyện hiện nay) và chính thức lấy tên là huyện Đại Từ.
Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, nhân dân các dân tộc trong huyện đã tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, lòng yêu nước, khí phách anh hùng cách mạng để bảo vệ, xây dựng và phát triển Đại Từ trở thành huyện có bề dày lịch sử đấu tranh cách mạng và truyền thống văn hoá, đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị. Từ một huyện miền núi sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đời sống khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đến nay Đại Từ đã đạt được những kết quả nổi bật, rất đáng tự hào.
Cùng với sự ra đời của huyện Đại Từ, bộ máy hành chính huyện Đại Từ ra đời và ngày càng hoàn thiện. Trong đó, UBND huyện là cơ quan có vai trò hết sức quan trọng, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn [41].
3.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng và nhiệm vụ của UBND huyện Đại Từ thực hiện theo quy định về chức năng và nhiệm vụ của Chính quyền địa phương cấp huyện trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của UBND huyện và Chủ tịch UBND được tóm tắt như sau:
Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện.
Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.
Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện [7].
* Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch UBND huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;
- Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn huyện;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính;
chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để đề nghị Hội đồng nhân dân huyện bãi bỏ;
- Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền [7].
3.1.1.3 Tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Đại Từ được thể hiện qua hình dưới đây.
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Đại Từ (Nguồn: Phòng Nội vụ, UBND huyện Đại Từ)
Chủ tịch UBND: Phụ trách chung, trực tiếp phụ trách khối Nội chính, Kinh tế, Tài chính; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện về sự chỉ đạo, điều hành và hoạt động của UBND huyện. Phụ trách chung về công tác tổ chức bộ máy; xây dựng chính quyền; cải cách hành chính; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; địa giới hành chính; quốc phòng, an ninh; theo dõi thi hành pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phòng, chống tham nhũng; thanh tra; trực tiếp chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành án dân sự; tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu
CHỦ TỊCH UBND HUYỆN
P.CHỦ TỊCH KHỐI KINH TẾ
P.CHỦ TỊCH KHỐI VĂN HÓA – XÃ HỘI
Phòng Tài chính Kế hoạch
Phòng NN&
PTNT
Phòng Kinh tế Hạ tầng
Phòng Tài nguyên
Môi trường
Phòng GD&ĐT
Phòng Văn hóa và Thông
tin
Phòng Y tế
Phòng Dân tộc
Phòng Tư pháp
Phòng LĐ- TB&XH Phòng
Nội vụ
Thanh tra Nhà
nước Văn
phòng HĐND&
UBND huyện
tư; thu hút các dự án đầu tư; chỉ đạo quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn. Trực tiếp điều hành công tác kế hoạch và ngân sách.
Các phó chủ tịch: Chịu trách nhiệm tham mưu tổng hợp về hoạt động của HĐND, UBND huyện; tham mưu với Chủ tịch về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch;
cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND huyện, các cơ quan nhà nước ở địa phương;
Thanh tra huyện: Chịu trách nhiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của UBND huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; lâm nghiệp;
diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.
Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chịu trách nhiệm về công tác tài nguyên và môi trường (đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu).
Phòng Tài chính - Kế hoạch: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, tài sản;
kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Chịu trách nhiệm về công tác công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu, cụm công nghiệp; nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; thu hút đầu tư; an toàn thực phẩm (thuộc trách nhiệm quản lý của ngành công thương); quản lý các vấn đề về kinh tế hợp tác xã phi nông nghiệp.
Phòng Nội vụ: Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức bộ máy biên chế; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa
giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua, khen thưởng; công tác thanh niên; công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Phòng Lao động - TB&XH: Chịu trách nhiệm về công tác việc làm; dạy nghề;
lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.
Phòng Văn hóa và Thông tin: Chịu trách nhiệm về công tác văn hóa; gia đình;
thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại và hạ tầng thông tin.
Phòng Y tế: Chịu trách nhiệm về công tác y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế;
dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - KHHGĐ.
Phòng Tư pháp: Chịu trách nhiệm về công tác xây dựng và thi hành pháp luật;
theo dõi thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; nuôi con nuôi; hộ tịch; chứng thực; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Phòng dân tộc: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
Ngoài các nhiệm vụ được phân công nêu trên, các Ủy viên UBND huyện có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch phân công; chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND huyện về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
3.1.1.4 Đặc điểm nhân sự
Hiện nay, UBND huyện Đại Từ có tất cả 2.543 biên chế công chức hành chính, biên chế sự nghiệp và hợp đồng. Số liệu cụ thể về đội ngũ nhân sự thuộc UBND huyện Đại Từ được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 3.1: Đặc điểm đội ngũ CBCCVC thuộc UBND huyện Đại Từ năm 2022
STT Chỉ tiêu Số lượng
(Người)
Tỷ trọng (%)
1 Theo độ tuổi 2.543 100,00%
Dưới 35 tuổi 710 27,92%
Từ 35 đến 50 tuổi 1.532 60,24%
Trên 50 tuổi 301 11,84%
2 Theo giới tính 2.543 100,00%
Nam 1016 39,95%
Nữ 1.527 60,05%
3 Theo đơn vị 2.543 100,00%
Biên chế 2527 99,37%
- Hành chính 97 3,84%
- Sự nghiệp GD&ĐT 2.331 92,24%
- Văn hóa, thể thao, thông tin 13 0,51%
- Hội có tính chất đặc thù 3 0,12%
- Sự nghiệp khác 83 3,28%
Hợp đồng theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP 16 0,63%
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đại Từ)
Về độ tuổi: đa số CBCCVC thuộc UBND huyện Đại Từ có độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi, chiếm 60,24%. Tiếp theo là những người trong độ tuổi dưới 35 tuổi, chiếm 27,92%, còn lại những người trên 50 tuổi khá ít, chỉ chiếm 11,84%.
Về giới tính: xét trên tổng thể đội ngũ CBCCVC thuộc UBND huyện Đại Từ có sự mất cân bằng giới tính khá lớn khi số người là nam giới khá ít, chỉ chiếm 39,95%, trong khi những người là nữ giới chiếm tới 60,05%.
Về đơn vị: hiện nay ngoài đội ngũ biên chế công chức hành chính, biên chế sự nghiệp, huyện Đại Từ đang ký hợp đồng với 16 người để đảm bảo số lượng đáp ứng yêu cầu công việc. Trong đội ngũ biên chế, biên chế sự nghiệp GD&ĐT chiếm tỷ trọng chủ yếu, có tới 2.331 người, chiếm 92,24%, biên chế hành chính chiếm 3,84%, ngoài ra, biên chế sự nghiệp văn hóa, thể thao, thông tin chỉ chiếm 0,51%, biên chế Hội có tính chất đặc thù chiếm 0,12%, biên chế sự nghiệp khác chiếm 3,28%.
Nhìn chung, đội ngũ nhân sự thuộc UBND huyện Đại Từ chủ yếu nằm trong độ tuổi trung niên, giới tính nữ chiếm đa số và chủ yếu thuộc sự nghiệp GD&ĐT. Đội ngũ biên chế thuộc UBND huyện chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng nên huyện phải ký thêm hợp đồng với những người khác để đảm bảo về mặt số lượng người.